Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) công ty TNHH dược Phẩm Hoa Linh.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH dược phẩm hoa linh giai đoạn 2010 2014 (Trang 42 - 45)

Phẩm Hoa Linh.

Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh năng lực sản xuất, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Tài sản cố định, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng và tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm vốn đầu tư.

Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ nhằm đánh giá quy mô và hiệu quả toàn bộ TSCĐ (ở tất cả các công tác và đánh giá một cách độc lập), đồng thời tìm ra nguyên nhân để có biện pháp sử dụng triệt để về số lượng, thời gian và công suất của máy móc thiết bị sản xuất và TSCĐ cố định khác góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ là sự kết hợp của việc hoàn chỉnh kết cấu TSCĐ, hoàn thiện khâu tổ chức lao động, sản xuất. Hiệu quả sử dụng TSCĐ được đánh giá bằng 3 chỉ tiêu tổng hợp sau:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ:

Hệ số này cho biết 1 đồng giá trị TSCĐ trong một đơn vị thời gian đã tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Hsd (đ/đ) (2-2)

Trong đó :

Vbq : Nguyên giá bình quân của TSCĐ trong thời kỳ phân tích (đồng). Vbq =

(2-3)  Hệ số huy động TSCĐ(:

Hệ số huy động TSCĐ cho biết để sản xuất ra 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ cần huy động một lượng giá trị TSCĐ là bao nhiêu. Do vậy hệ số huy động TSCĐ càng nhỏ càng tốt.

Hệ số huy động TSCĐ được tính bằng công thức sau:

Hhđ = (đ/đ) (2-4)

Hệ số sinh lời TSCĐ= (đ/đ) (2-5)

Hệ số sinh lời TSCĐ:

Hệ số sinh lời TSCĐ cho biết khi công ty bỏ ra 1 đồng TSCĐ (một đơn vị giá trị TSCĐ) tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ

Bảng 2-12

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2014/2013

+/- %

1 Doanh thu thuần Đồng 271.597.381.341 372.355.307.851 100.757.926.510 37,10

2 Lợi nhuận thuần Đồng 32.862.088.557 74.109.172.746 41.247.084.189 125,52

3 NG TSCĐ đầu kỳ Đồng 54.245.841.486 60.859.981.343 6.614.139.857 12,19 4 NG TSCĐ cuối kỳ Đồng 60.859.981.343 65.950.126.377 5.090.145.034 8,36 5 NG TSCĐ bình quân Đồng 57.552.911.415 63.405.053.860 5.852.142.446 10,17 6 Hiệu suất sử dụng TSCĐ đ/đ 4,719 5,873 1,154 24,44 7 Hệ số huy động TSCĐ đ/đ 0,212 0,170 -0,042 -19,64 8 Hệ số sinh lời TSCĐ đ/đ 0,571 1,169 0,598 104,70

Qua bảng 2-12, so sánh hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2014 và 2013 ta thấy:

Năm 2014, hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty là 5,873 đ/đ cho thấy 1 đồng TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra 5,873 đồng doanh thu thuần và tăng 1,154 đồng so với năm 2013 tương ứng tăng 24,44 %. Bên cạnh đó ta nhận thấy trong năm 2014 để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần huy động 0,17 đồng giá trị TSCĐ giảm 0,042 đồng so với năm 2013 tương ứng giảm 19,64%. Hệ số sinh lời của TSCĐ năm 2014 tăng mạnh so với năm 2013 tăng tới 104,7%, năm 2014 khi công ty bỏ ra 1 đồng giá trị TSCĐ tham gia và hoạt động kinh doanh thì tạo ra 1,169 đồng lợi nhuận trong khi đó năm 2013 tạo ra 0,571 đồng lợi nhuận. Ta thấy hiệu suất sử dụng TSCĐ và sức sinh lời TSCĐ được công ty sử dụng rất tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ nhận xét trên ta có thể đưa ra kết luận rằng Công ty TNHH dược phẩm Hoa Linh đang sử dụng TSCĐ một cách hợp lý, không có hiệu quả làm ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ thể là việc sử dụng TSCĐ mạng lại hiệu quả kinh tế cả tổng doanh thu thuần và lợi nhuận năm 2014 đều tăng một cách đáng kể. Công ty cần có biện pháp duy trì và phát huy và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ trong năm 2015.

2.3.2. Phân tích kết cấu tài sản cố định.

Phân tích kết cấu tài sản cố định: là phân tích sự biến động tỷ trọng về mặt giá trị của từng loại tài sản cố định từng bộ phận tài sản cố định trong toàn bộ tài sản cố định trên cơ sở đó xây dựng, đầu tư xây dựng cơ bản theo một cơ cấu hợp lý, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định.

Bảng phân tích kết cấu TSCĐ của công ty năm 2014 Bảng 2-13; ĐVT: đồng STT Loại TSCĐ Năm 2013 Năm 2014 So sánh Nguyên giá Kết cấu (%) Nguyên giá Kết cấu (%) ± % I TSCĐ vô hình 2.453.846.736 4,03 2.453.846.736 3,72 0 0 II TSCĐ hữu hình 58.406.134.60 7 95,97 63.496.279.641 96,28 5.090.145.034 0,31 1 Nhà cửa vật kiến trúc 21.773.249.379 35,78 21.773.249.379 33,01 0 - 2,76 2 Máy móc thiết bị 17.223.664.977 28,30 19.053.853.789 28,89 1.830.188.812 0,59 3 Phương tiện vận tải truyền dẫn 16.058.767.543 26,39 19.016.053.892 28,83 2.957.286.349 2,45 4 Thiết bị dụng cụ quản lý 3.334.816.834 5,48 3.637.486.707 5,52 302.669.873 0,04 5

Cây lâu năm súc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vật nuôi 15.635.874 0,03 15.635.874 0,02 0 0,00

Tổng 60.859.981.343 100 65.950.126.377 100 5.090.145.034 0

Qua số liệu phân tích trên ta thấy tổng nguyên giá TSCĐ cuối năm 2014 là 65.950.126.377 đồng tăng so với đầu năm là 5.090.145.034 đồng. Nguyên nhân là do có sự mua sắm mới về một số tài sản thuộc nhóm TSCĐ hữu hình cụ thể là phương tiện truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý và máy móc thiết bị. Bảng cũng cho thấy kết cấu TSCĐ của công ty khá phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty. Vì là công ty sản xuất nên máy móc thiết bị đóng vai trò hết sức quan trọng nó quyết định đến toàn bộ hoạt động của công ty. Trong đó máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng kết cấu cao ở cả đầu năm và cuối năm. Cụ thể phương tiện vận tải truyền dẫn chiếm tới 28,83% tổng giá trị TSCĐ; máy móc thiết bị, phương tiện truyền dẫn có tỉ trọng tăng lần lượt là 28,89% và 5,52% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị TSCĐ; nhà cửa vật kiến trúc trong năm qua không có sự thay đổi, tức là trong năm công ty không mua sắm thêm nhà cửa vật kiến trúc.

Xét về tổng thể có thể thấy TSCĐ hữu hình là nhóm tài sản chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản cố định của công ty. Điều này có thể lý giải hợp lý do đây là công ty sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm do vậy máy móc thiết bị, phương tiện truyền dẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH dược phẩm hoa linh giai đoạn 2010 2014 (Trang 42 - 45)