Nghệ thuật của truyền kì: một bước phát triển của nghệ thuật văn xuô

Một phần của tài liệu vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của văn học việt nam (Trang 106 - 134)

xuôi trung đại

3.2.2.1. Ngôn ngữ trong truyền kì: ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ truyện truyền kì thật sự là ngôn ngữ bác học với lời văn trau chuốt, sử dụng những câu văn có tính chất biền ngẫu với những vế đối nhau, lời văn có hình ảnh, dùng nhiều từ ngữ Hán Việt trang trọng. Bên cạnh đó, tính bác học trong sáng tác truyền kì còn thể hiện ở những điển cố, điển tích được sử dụng đậm đặc. Đọc các sáng tác truyền kì, đặc biệt là những tác phẩm truyền kì tiêu biểu nhất, ta có thể nhận thấy sự kết hợp hài hòa giữa thơ và văn xuôi với nhiều bài thơ, từ…được đưa vào truyện. Có thể nói, dù nhiều truyện truyền kì bắt nguồn từ truyện dân gian nhưng ngôn ngữ trong các sáng tác truyền kì đã vượt thoát khỏi ngôn ngữ dân gian, đưa văn học Việt Nam thời kì đó bước vào quỹ đạo văn học viết, văn chương bác học.

Trong số 5 tuyển tập truyền kì (gồm Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Truyền kì tân phả, Lan Trì kiến văn lục, Tân truyền kì lục) mà chúng tôi khảo sát, trừ Lan Trì kiến văn lục, còn lại ở các tập truyện truyền kì khác đều có hiện tượng sử dụng câu văn có tính chất biền ngẫu, nghĩa là có những câu văn được tạo thành từ những vế đối nhau. Hiện tượng này xuất hiện trong lời kể, lời miêu tả của người kể chuyện hoặc xuất hiện trong lời thoại của các nhân vật. Mức độ xuất hiện tuy có khác nhau ở mỗi truyện nhưng khi nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của truyền kì ta không thể không chú ý tới. Cụ thể, trong số 9 truyện của Thánh Tông di thảo có 4 truyện có hiện tượng này, ở Truyền kì mạn lục là 15/20 truyện, ở Truyền kì tân phả

là 4/4 truyện, trong Tân truyền kì lục là 2/2 truyện. Có khi các vế câu đối nhau xuất hiện khá nhiều trong những câu kể, tả của người kể chuyện hoặc câu thoại của các nhân vật, có khi chỉ xuất hiện trong đôi ba câu, nhưng hầu như truyện nào cũng có. Sử dụng những câu văn đối nhau trong các truyện ngắn của mình, các tác giả truyền kì cũng làm cho ngôn ngữ có nhịp điệu, thanh điệu hài hòa, êm tai. Nhờ vậy, câu văn thêm tính nghệ thuật và cũng thêm phần sinh động. Ta thử xem xét một vài ví dụ. Đây là một đoạn thoại được trích trong truyện ngắn Tinh chuột: “Vết đỏ ở cổ,

mụn hạt cơm ở tai, không phải chàng thì ai? Tiếng nói như khánh, môi đỏ như son, không phải chàng thì ai? Tầm co không sai một tấc, vóc lớn chẳng kém một phân, không phải chàng thì ai? Dưới vận quần trắng, ngoài mặc áo the, quần áo chàng đều do tay thiếp cắt may, lẽ nào lại lầm? Quạt lụa phe phẩy, khăn hồng vai vắt, những thứ của chàng đều là của thiếp đưa tặng, lẽ nào còn sai? Huống hồ lời nói bên gối cách đây mới có một đêm, thiếp còn nhớ cả, sao lại bảo là thiếp nhận càn?” [25,tr.160] Đọc đoạn thoại, ta có cảm giác như đọc một đoạn văn vần. Trong mỗi câu là những vế đối nhau: vết đỏ ở cổ/ mụn hạt cơm ở tai; tiếng nói như khánh/ môi đỏ như son; dưới vận quần trắng/ ngoài mặc áo the… và cả đoạn là những câu văn được sắp xếp cân xứng, nhịp nhàng với cách ngắt nhịp đều đặn và những từ ngữ được lặp lại, nhấn mạnh ở cuối câu. Người đọc rất dễ bị ấn tượng bởi những đoạn thoại như thế. Và không quá khó để tìm thấyđiều đó trong các truyện truyền kì. Đây là một ví dụ khác, cũng trích từ Thánh Tông di thảo, trong truyện Ngọc nữ về tay chân chủ. Lời đối thoại này là lời của người đến xin thi tài kén rể của Ngọc Hoàng, đối thủ của Sơn thần và Thủy thần: “… Quỷ thần ở núi sông chỉ là một vật ở nơi đó thôi. Múa trí khoe tài, sao đáng đếm xỉa trong vòng trời đất? Sao không xem: ngôi cao vòi vọi mà những người chiêm ngưỡng chỉ sợ đi sau, lượng bể bao la mà những kẻ lại chầu tranh nhau đến trước. Tài trí trong thiên hạ, đều là tài trí của một người. Núi đúc khí thiêng, mong được tận trung mọi việc; sông theo dòng lớn, đâu không hiếu thuận một niềm. Thảng hoặc có thỏ nấp trong núi, kình múa ngoài khơi thì sai người văn thần trọng vọng, cử người võ tướng lược thao. Bày trận theo thế rắn thường sơn, hành quân như nước dòng Giang hán. Núi có thể bạt đi, gò có thể san bằng, nước lớn có thể bắt lui, sông to có thể cắt đứt. Bấy giờ sông yên núi vững, chỉ thấy một vẻ thanh cao. Thái Sơn Hoàng Hà, ghi thề đới lệ; Ngũ nhạc Tứ độc, giữ lễ công hầu. Bước lên núi cao tỏ lòng trung với trời, oai trùm biển rộng, nào ai dám chống. Thiên tử trị bên ngoài, hoàng hậu trị bên trong, hải vật sơn hào, hưởng những vị ngon trong thiên hạ. So với bọn một gáo nước đã khoe nhiều, một nắm đá đã khoe lớn, khác nhau biết là chừng nào?” [25,tr.196] Bằng việc dùng những câu văn có các vế đối nhau trong lời nói của nhân vật, tác giả tạo nên giọng điệu hùng

hồn, khinh bạc cả thần linh ở nhân vật vốn là người trần này. Qua đó, khẳng định sức mạnh lớn lao hơn cả đấng siêu nhiên của con người. Kiểu câu văn miêu tả, kể chuyện và lời đối thoại có tính biền ngẫu này rất dễ tìm thấy trong Truyền kì mạn lục . Hầu như mỗi truyện trong Truyền kì mạn lục đều có kiểu câu này. Đặc biệt, kiểu câu văn biền ngẫu xuất hiện nhiều trong những lời luận bàn về việc trị nước, an dân, về tình hình chính sự, làm tăng tính chính luận của câu chuyện. Đồng thời, tư tưởng, quan niệm của nhân vật trong truyện cũng như của tác giả được khẳng định rõ ràng, dứt khoát hơn. Đây là lời của quan Thừa chỉ Hồ Tông Thốc: “Lẽ trời việc người, cũng là đầu cuối lẫn cho nhau. Bảo mệnh ở trời, Thương Trụ vì thế mà mất nước; bảo trời sinh đức, Tân Mãng vì thế phải bỏ mình. Nay nhà vua bỏ việc người mà bàn lẽ giời, vì thế đã đến tán bại vẫn không tỉnh ngộ…” [11,tr.13] Xen vào trong lời bàn của mình câu văn có hai vế đối nhau, cùng dẫn chứng cụ thể từ lịch sử Trung Quốc, quan Thừa chỉ đã khẳng định mạnh mẽ quan niệm của mình: con người, cụ thể là nhân dân, là yếu tố quyết định sự hưng vong của quốc gia, vì vậy, đó phải là mối quan tâm hàng đầu của người trị quốc. Cùng với lời khẳng định đó, thái độ phê phán sắc sảo đối với chính sách cai trị của Hạng Vương cũng được thể hiện. Những lời thoại dạng này ta cũng có thể tìm thấy trong các truyện Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na, Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang, Chuyện tướng Dạ Xoa… và trong các truyện Ve sầu và nhặng xanh, Con chó nhà nghèo có nghĩa của Tân truyền kì lục. Lời đối đáp giữa ve sầu và nhặng xanh đều được dựng bằng những câu văn biền ngẫu đầy chất chính luận thể hiện mạnh mẽ quan niệm sống của mỗi con vật, cũng là cách sống của hai kiểu người trong xã hội bấy giờ: bậc chính nhân quân tử và kẻ tiểu nhân cơ hội. Lời của chú chó Hàn Lư trong Con chó nhà nghèo có nghĩa đáp lại lời phú ông khi có xen những câu văn có đối cũng trở nên rõ ràng, dứt khoát hơn. Trở lại với Truyền kì mạn lục, lời của Dương Trạm (Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên tào) khi trò chuyện với Phạm Tử Hư học trò mình về lẽ luân hồi gần như được xây dựng toàn bằng câu văn biền ngẫu: “Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. Lười trời thênh thang, thưa nhưng chẳng lọt. Chỉ cho rằng thời gian chưa đến mà thôi. Nay ta bảo rõ có anh nghe: trong khoảng

trời đất báo ứng luân hồi, chỉ có hai loài thiện ác. Người chăm làm thiện, tuy hãy còn sống, tên đã ghi ở Đế Đình; người hay làm ác, không đợi đến chết, án đã thành ở Địa Phủ. Cho nên Nhan Hồi lúc sống ở trong ngõ hẻm mà chết làm chức Tu văn, Vương Bàng ngày thường có nết kiêu ngoan mà chết phải máu rây mặt đất...”

[11,tr.146] Xây dựng lời thoại của nhân vật bằng những câu văn cân xứng, đối nhau, Nguyễn Dữ đã phần nào cho ta thấy đặc điểm của nhân vật: một xử sĩ chân chính, nắm rõ đạo đời, đồng thời, ý khuyên răn trong câu nói của nhân vật dành cho học trò mình và cho cả người đọc cũng có sức nặng hơn. Lời khấn của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương trước khi nhảy sông Hoàng Giang tự tử cũng được xây dựng bằng những câu văn có những vế đối nhau: “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, chẳng những là chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”[11,tr.220] Cách sử dụng vế đối trong lời khấn của nhân vật gây ấn tượng cho người đọc về một người phụ nữ tuy xuất thân là “con nhà kẻ khó” nhưng là người có học thức, biết lễ nghĩa; hơn nữa, các vế câu đối nhau tạo nhịp điệu cân phân trong lời độc thoại của nhân vật càng nhấn mạnh thêm tâm sự cũng là làm nổi bật thêm tấm lòng trinh bạch của nàng. Truyền kì tân phả cũng sử dụng kiểu câu có những vế đối như thế. Nàng cung phi Nguyễn Cơ (truyện Hải khẩu linh từ), trong lời tự than, cũng dùng câu văn biền ngẫu: “Nghĩa là vua tôi, ơn là chồng vợ; đã không lấy lòng trung can gián nổi để giữ nền bình trị, lại không lấy lời khéo ngay để ngăn lòng hiếu chiến, thật là sống thừa trên cõi đất trời vậy.” [25,tr.332] Lời tâu của nàng với vua Trần cũng xen vào những câu có đối như vậy: “Có duyên may được hầu chăn gối, dám tiếc cái chết để nghĩa phụ phàng; không phải Cai trướng ngậm oan, cũng khác Ngôi đình nuốt giận…”. Những lời độc thoại, đối thoại như thế góp phần khắc họa rõ nét hơn tính cách nhân vật, một con người thông minh, giỏi văn chương và khí tiết cứng cỏi. Trên đây chúng tôi dẫn ra một số dẫn chứng là

lời thoại của các nhân vật. Nhưng như trên đã nói, kiểu câu văn biền ngẫu không phải chỉ có trong các lời đối thoại mà trong lời kể, lời tả của người kể chuyện. Sử dụng kiểu câu văn này trong lời kể, tả của mình, người kể chuyện sẽ gây được ấn tượng mạnh hơn nơi người đọc về đối tượng được miêu tả hay sự kiện được kể. Điều này ta ít khi bắt gặp trong truyện dân gian hoặc những tác phẩm lịch sử. Dùng cách viết sóng đôi trong đoạn văn kể và tả này, tác giả Thánh Tông di thảo đã nhấn mạnh vẻ đẹp của nàng tiên Mộng Trang, công chúa của Hoa quốc: “Chu sinh ngồi đối diện cùng Mộng Trang. Chàng nhìn kĩ Mộng Trang thì thấy, tuyết hờn thua trắng, ngọc thẹn kém trong, ngón tay búp măng thon thon, hàm răng hạt bầu nho nhỏ. Nếu không là gái dưới trăng Dao Đài, thì cũng là tiên trên núi Quần Ngọc, trần gian làm gì có người như vậy…” [25,tr.168]. Cũng trong truyện này, ở phần cuối, để thể hiện niềm hạnh phúc khi vợ chồng được đoàn tụ, người viết lại một lần nữa dùng câu văn biền ngẫu: “Bấy giờ Chu sinh và Mộng Trang ngồi đối ẩm với nhau. Một người nhạn sa cá lặn, nàng tiên rạng vẻ trong phòng; một người ưng vút hổ gầm, ông tướng thành công ngoài cõi. Bao năm xa cách, một buổi trùng phùng, phú quý nhà trời, thần tiên quyến luyến, tình nồng rượu nhạt, mắt liếc mày đưa…”[25,tr.176] Để khắc họa sinh động bản chất tham tàn bất nhân của Lí Hữu Chi (Chuyện Lí Tướng quânTruyền kì mạn lục), Nguyễn Dữ cũng chọn cách sắp xếp những vế đối nhau trong cùng một câu, một đoạn khi kể về nhân vật này: …dựa lũ trôm cướp như lòng ruột/ coi người nho sĩ như kẻ thù; thích sắc đẹp/ ham tiền tài…; khai đào đồng nội để làm ao/ dồn đuổi xóm giềng cho rộng đất… Và đây là một đoạn trong Vân Cát thần nữ của Truyền kì tân phả, câu văn biền ngẫu được dùng để miêu tả chốn tiên cảnh, cùng với lời văn nhiều hình ảnh khiến cho đoạn văn miêu tả vừa sinh động vừa mang sắc màu lãng mạn: “Trên bàn lưu li để quả đào Vương mẫu, trong bầu mã não đựng thuốc tiên “Lão quân”. Vua Diêm La cống cây báu; chúa Động Đình dâng ly châu, các thức vật kì lạ chốn nhân gian chưa từng có bao giờ.” [37,137] Kiểu miêu tả này ta cũng gặp trong Hải khẩu linh từ, An Ấp liệt nữ.

Chất nghệ thuật mang tính trang nhã theo đặc trưng thi pháp văn học trung đại, cho thấy một bước tiến trong nghệ thuật văn xuôi tự sự ở thể loại truyền kì, so với những tác phẩm truyện, kí trước khi thể loại này xuất hiện, còn thể hiện ở việc câu văn truyền kì dùng nhiều hình ảnh, nhiều điển cố. Bằng cách nói giàu hình ảnh, dùng nhiều điển cố, các tác giả truyền kì không chỉ khiến câu chuyện thêm phần sinh động, hấp dẫn mà còn có thể diễn đạt được những ý tứ sâu sắc, những điều khó nói bằng cách nói ngắn gọn. Ngay trong những lời đối thoại và lời văn miêu tả đã được dẫn chứng ở trên cũng cho thấy rõ đặc điểm này. Chẳng hạn, hình ảnh nhân hóa được dùng trong đoạn miêu tả nàng tiên bướm Mộng Trang (truyện Duyên lạ xứ HoaThánh Tông di thảo) mà chúng tôi đã dẫn ở trên giúp người đọc hình dung rõ hơn vẻ đẹp hơn người, hiếm có của nhân vật này. Lời của người đến thi tài chọn rể trong Ngọc nữ về tay chân chủ dùng nhiều hình ảnh và nhắc đến nhiều điển xưa: “…Bày trận theo thế rắn thường sơn, hành quân như dòng nước Giang Hán. Núi có thể bạt đi, gò có thể san bằng, nước lớn có thể bắt lui, sông to có thể cắt đứt. Bây giờ sông yên núi vững, chỉ thấy một vẻ thanh cao. Thái Sơn Hoàng Hà, ghi thề đới lệ; Ngũ nhạc Tứ độc, giữ lễ công hầu. Bước lên núi cao tỏ lòng trung với trời, oai trùm biển rộng, nào ai dám chống…” [25,tr.196]. Những hình ảnh thế rắn thường sơn, dòng nước Giang Hán, bạt núi, sangòvà điển tích Thái Sơn Hoàng Hà, lời thề đới lệ… khắc họa được sức mạnh lớn lao của con người. Đó là sức mạnh dời non lấp bể, sức mạnh giữ vững nền bình trị. Hiểu được ý nghĩa điển tích được sử dụng, ta sẽ thấy được nội dung này. Điển kể rằng: Hán Cao Tổ lên làm vua, thề với các công thần: Hoàng Hà như đới, Thái Sơn như lệ, quốc dĩ vĩnh tồn, viên cập miêu duệ; nghĩa là Hoàng Hà như cái dải lưng, Thái Sơn như hòn đá mài, nhà nước còn mãi đến con cháu đời sau. Như vậy, bằng việc dùng điển cố và cách nói hình ảnh, tác giả đã diễn đạt một cách hàm súc và sinh động về tài trí của con người. Một điểm đáng lưu ý là trong những lời bàn luận về chính sự, đạo lí của các nhân vật thường dẫn những điển cố, điển tích. Ví dụ như lời của Trương Công trong Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na: “... Cho nên tất cả bức tiếu tượng đi tìm rồi sau đồng Thương mới thấm nước, tất có cỗ hậu xa đi chở rồi sau nội Mục mới

thành công. Nay phu tử lấy tấm thân vàng ngọc ôm một bọc kinh luân, ngoài vòng vinh lợi, vùi lấp tiếng tăm trong đám ngư tiều, giấu tài trí trạch náu mình chốn rừng suối, vang tiếng đến cửu trùng, đốt nón lá, xé áo tơi, nay chính là đến lúc rồi đó. Dám xin bỏ bờ đập Phó Nham, ném cần câu Vị Thủy, đừng để uổng hoài khát vọng

Một phần của tài liệu vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của văn học việt nam (Trang 106 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)