Truyện truyền kì khai thác đề tài từ truyền thuyết

Một phần của tài liệu vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của văn học việt nam (Trang 59 - 65)

Không phong phú như truyện truyền kì khai thác đề tài từ truyện cổ tích, truyện truyền kì khai thác đề tài từ truyền thuyết chiếm số lượng ít ỏi hơn, nhưng không phải là hoàn toàn vắng bóng trong các tác phẩm truyền kì nổi tiếng, rõ nhất là trong Truyền kì tân phảcủa Đoàn Thị Điểm. Nếu xem truyền thuyết là những sáng tác kể về những nhân vật, những sự kiện lịch sử hoặc có liên quan đến lịch sử, có những yếu tố hoang đường, kì ảo nhằm thể hiện thái độ đánh giá của người xưa đối với những nhân vật hoặc sự kiện lịch sử đó, thì rõ ràng là trong nhiều sáng tác truyền kì của các tác giả thời trung đại, ta có thể bắt gặp những truyện ngắn hoặc khai thác từ những truyền thuyết đã được lưu truyền từ lâu trong dân gian hoặc mang dáng dấp của truyền thuyết về mặt nội dung, tư tưởng. Minh chứng rõ nhất cho điều này phải kể đến các truyện Hải khẩu linh từ, Vân Cát thần nữAn Ấp liệt nữ trong Truyền kì tân phả. Trong đó, Hải khẩu linh từ là câu chuyện về cung phi Nguyễn Cơ, tên tự Bích Châu đời Trần Duệ Tông một lòng can vua những điều hay phải, giúp vua trị nước an dân, tự nguyện hiến mình cho đô đốc Nam Hải dưới thủy phủ để cứu vua; truyện An Ấp liệt nữlà câu chuyện về người vợ thứ của Đinh Nho Hoàn, một vị quan nổi tiếng thời Lê Dụ Tôn, tự tử theo chồng khi chồng mất lúc đi

sứ, còn truyện Vân Cát thần nữ lại có những dấu ấn của truyền thuyết về Bà chúa Liễu Hạnhđược lưu truyền sâu rộng trong dân gian. Xây dựng những sự kiện xoay quanh cuộc đời của các nhân vật này cả trước và sau khi mất với nhiều chi tiết tưởng tượng, lãng mạn, bay bổng, tác giả Truyền kì tân phả đã khẳng định sự bất tử của các nhân vật lịch sử này trong tâm thức dân tộc Việt Nam, đồng thời thể hiện cái nhìn hết sức trân trọng, ngưỡng mộ đối với những người phụ nữ tài sắc; không chỉ là ngưỡng mộ vẻ đẹp tâm hồn, tài năng của họ mà còn là ca ngợi những khát vọng trần thế mãnh liệt của những người phụ nữ trong vòng cương tỏa của xã hội phong kiến đối với nữ giới.

Cung phi Nguyễn Cơ hay Nguyễn Thị Bích Châu hay còn một tên khác là Phù Dung, là nhân vật có thật trong lịch sử Việt Nam thời nhà Trần. Theo nhiều tài liệu, bà là con gái của Nguyễn Tướng Công, quê ở Hải Hậu, Nam Định, từ nhỏ đã nổi tiếng thông tuệ, giỏi văn chương thơ phú, có nhan sắc. Xung quanh người cung nữ tài sắc này có nhiều giai thoại được lưu truyền, bà cũng được dựng đền thờ tại huyện Kì Anh tỉnh Hà Tĩnh. Tương truyền, cung phi Bích Châu (1356 – 1376), năm 1373 được vua Trần Duệ Tông tuyển làm cung phi, khi ấy chế độ phong kiến triều Trần đang suy yếu, chính sự đổ nát, Bích Châu đã hết lời can gián vua, nàng còn soạn bài Kê minh thập sách dâng vua với những ý hay về trị nước an dân. Năm 1376, vua đi đánh giặc Chiêm Thành, Bích Châu dâng biểu can vua nhưng vua không nghe, nàng xin vua cho theo ngự giá, vua bằng lòng. Nhưng khi đoàn xa giá đến cửa bể Kì Hoa (Kì Anh, Hà Tĩnh) thì trời bỗng nổi cơn phong ba. Đoàn thuyền đành neo lại. Đêm ấy, vua nằm mộng thấy một người tự xưng là Nam Minh đô đốc, thủ hạ của Quảng Lợi đại vương, muốn xin vua một người thiếp, được thế thì mới làm cho sóng yên bể lặng để thuyền vua đi qua. Hôm sau, vua kể lại giấc mộng ấy, ai cũng nín lặng nhìn nhau sợ hãi, riêng cung phi Bích Châu đứng ra tự nguyện xin liều mình làm vật hiến tế mà cứu cả đoàn quân. Hai ngày sau xác cung phi nổi lên trên mặt biển, dung mạo vẫn xinh đẹp, được nhân dân vớt lên lễ táng ở làng Kì Hoa. Lại có thuyết nói năm 1377 vua Trần Duệ Tông đem quân đi đánh Chiêm Thành, trước khi đi Bích Châu làm tờ biểu can ngăn nhưng vua không nghe nên nàng xin

theo hộ giá. Khi quan quân nhà Trần đến cửa Thị Nại (Quy Nhơn), vua Chiêm là Chế Bồng Nga cho sứ giả đem vàng ngọc tới quan quân ta để trá hàng, nhưng sau đó lại bất ngờ tiến đánh vào lúc nửa đêm. Quân của Trần Duệ Tông bị tấn công bất ngờ, long thể nhà vua lại bất an, Nguyễn Thị Bích Châu cưỡi ngựa tả xung hữu đột cầm quân xung trận và không may bị trúng tên độc sau đó từ trần. Ba ngày sau vì bệnh quá nặng nhà vua cũng băng hà, quân nhà Trần rút về kinh đô khi tới địa điểm Châu Hoan vì sóng to gió lớn tàu thuyền phải ghé vào vũng Ô Tôn (Vũng Áng). Lúc này vua Trần Đế mới lên ngôi nghe tin liền xuống chiếu rước linh cữu nhà vua về bằng đường bộ còn linh cửu quý phi đi bằng đường biển. Sau mấy ngày thời tiết không thuận lợi triều đình xuống chiếu cho an táng Quý phi tại Cửa Khẩu, bến Kỳ La huyện Kỳ Hoa thuộc Châu Hoan. Năm 1470 trong lần đem quân đi đánh Chiêm Thành giành chiến thắng trở về vua Lê Thánh Tông cho quân dừng lại nơi đây và sai người chặt gỗ, gọt đá xây dựng ba toà điện thờ bà và sắc phong cho bà là: “Chế Thắng phu nhân”.

Còn đây là tóm tắt truyện Hải khẩu linh từ: Nguyễn Cơ là con gái nhà quan, dung nhan tươi tắn, tính tình đứng đắn, thông hiểu âm luật, vua Duệ Tông biết tiếng, liền kén vào cung. Nhân tiết trung thu, vua mở yến tiệc, lúc cao hứng đọc lên một vế đối, bảo Nguyễn Cơ đối lại. Nàng lập tức ứng khẩu, vua khen hay, vế đối nàng có hai chữ “phù dung”, vua lấy hai chữ đó mà đặt tên cho nàng, từ đó càng yêu quý nàng hơn tất cả các cung phi. Bấy giờ chính sự suy kém, Nguyễn Cơ bèn viết bài Kê minh thập sách dâng lên vua để can gián. Vua khen, nhưng không cho thi hành. Năm Long Khánh thứ tư, vua định thân chinh đánh Phù Nam, Ngự sử trung tán Lê Tích can nhưng vua không nghe. Bích Châu viết tờ biểu dâng vua xin “nghỉ binh cho dân chúng yên hàn” nhưng vua vẫn hạ lệnh duyệt binh, định tháng Chạp xuất quân. Can vua xuất chinh không được, nàng xin theo hộ giá, vua chuẩn y. Đến địa phận Kì Anh, vua hạ lệnh đóng quân bên bãi vắng. Đêm ấy, Nguyễn Cơ nhìn sao, bói quẻ, thấy điềm chẳng lành nên định hôm sau xin vua thay đổi chủ trương. Nàng chưa kịp tâu bày thì một trận gió cuồn cuộn thổi vào thuyền vua, nàng xin vua chuẩn bị sáu quân để đối phó, vua hạ lệnh thả neo để tránh trận gió mạnh. Đêm ấy, vua nằm mộng thấy đô đốc vùng Nam Hải đến

xin một người thiếp, nếu được thì mới để cho bể yên sóng lặng. Tỉnh giấc, vua kể lại cho các phi tần nghe giấc mộng, Bích Châu quỳ trước vua xin tự nguyện làm vật tế thần để bảo vệ toàn quân, rồi nhảy xuống biển sau khi dặn vua “sửa văn nghi võ, kén người hiền, làm điều nghĩa”. Sau đó vua tiến sâu vào động Ỷ Mang, trúng phải quỷ kế của Bà Ma, toàn quân và vua bị hãm trong động. Đến triều Lê Thánh Tông, vua xuất quân đi đánh Chiêm Thành. Đi qua cửa bể Kì Hoa bỗng nhiên mưa gió mù mịt, vua hạ lệnh neo thuyền lại, trông sang bờ kia thấy tòa miếu cổ. Vua hỏi dân sở tại, rồi trỏ vào miếu mắng là loài yêu quái. Đêm ấy, vua mộng thấy Bích Châu đến bày tỏ nỗi oan tình xin vua ra tay tế độ, vớt kẻ trầm luân. Tỉnh giấc, vua viết một phong thư gửi cho Quảng Lợi vương, Quảng Lợi vương theo lời trừng trị tên đô đốc Nam Minh và gửi thư cho Thánh Tông tỏ rõ hiến chương nghiêm ngặt. Sau đó, thi hài của Bích Châu nổi lên, vua sai lấy lễ hoàng hậu tống táng, làm văn tế dâng lên miếu điện, lại còn đề cả một bài thơ ca ngợi. Rồi vua tiếp tục lên đường đánh giặc, đánh đâu thắng đó. Khi kéo quân về, qua lại bến cũ, cung phi Bích Châu lại hiện về trong giấc mộng để tạ ơn và xin vua sửa lại hai câu cuối trong bài thơ vua đã đề lên miếu khi trước. Tỉnh giấc, vua y lời. Về triều, vua hạ chiếu lập đền thờ, sắc phong bà là thần, trong đó có hai chữ Chế Thắng.

Như vậy, dựa trên những ghi chép lịch sử cùng những truyền thuyết về nàng ái phi tài sắc của vua Trần Duệ Tông, tác giả Truyền kì tân phả đã viết nên một câu chuyện truyền kì độc đáo với nhiều tình tiết phong phú, nhiều sự dụng công khiến cho nhân vật vừa mang vẻ đẹp của con người thông minh, trí tuệ, vừa mang vẻ đẹp lung linh huyền ảo với việc am hiểu chiêm tinh, thuật số, lại mang cả vẻ đẹp của một tâm hồn yêu nước, yêu dân. Những chi tiết hoang đường kì ảo được bổ sung thêm vào một câu chuyện sẵn có càng làm rõ lòng ngưỡng mộ, tôn kính, không chỉ của riêng tác giả mà còn là của nhân dân dành cho nhân vật có thật này. Đây là một đặc điểm quan trọng của truyền thuyết không thể không kể đến.

Trong bài Mối liên hệ giữa Truyền kì tân phả và lễ hội dân gian, tác giả Trần Thị Băng Thanh và Bùi Thị Thiên Thai đã chứng minh truyện Vân Cát thần nữ trong

Truyền kì tân phảlà sự kế thừa và sáng tạo những truyền thuyết về bà chúa Liễu Hạnh trong các sáng tác dân gian đã có. Theo đó, tác giả bài viết đã khẳng định: Vân Cát

thần nữ là kết quả của quá trình gắn kết những truyền thuyết về nữ thần thuộc các địa phương khác nhau: truyền thuyết Hà Nam, truyền thuyết Lạng Sơn, truyền thuyết Thăng Long, truyền thuyết xứ Thanh, truyền thuyết xứ Nghệ... Cũng chính trong bài viết này, người viết đã khẳng định, với những sự gia công sáng tạo của tác giả, thì Truyền kỳ tân phả với tỷ lệ đậm đặc những hiện tượng tương đồng một đối một giữa tác phẩm với truyền thuyết và lễ hội dân gian cần phải được ghi công trong việc nối liền sự đứt gẫy giữa văn học, văn hoá dân gian và văn học, văn hoá bác học; sớm hơn khá nhiều so với trào lưu "thuần Việt hoá" của văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX. Trích dẫn ý này trong bài viết của hai tác giả trên, chúng tôi muốn thêm một lần nữa nhờ vào đó mà khẳng định: truyền kì chính là một thể loại giữ vai trò là cầu nối giữa văn học dân gian và văn học viết. Trong Sự tích về bà chúa Liễu Hạnh mà Nguyễn Đổng Chi sưu tầm từ lời kể của người Hà Tĩnh và từ bản kể của Landers, người kể chủ yếu tập trung vào lần giáng thế thứ ba, nhấn mạnh tính chất thần thánh, ban phúc giáng họa của nhân vật chính. Điều này là điều dễ thấy trong truyền thuyết dân gian. Vân Cát thần nữcủa Đoàn Thị Điểm lại tập trung kể về cuộc đời trần thế với những khát vọng sống mãnh liệt của Liễu Hạnh. Chính điều này làm nên sự khác biệt giữa sáng tác của Đoàn Thị Điểm với sáng tác dân gian, cho thấy tác phẩm văn học dân gian đi vào truyền kì nhưng mặt khác lại được truyền kì thổi cho một sức sống mới.

Truyện An Ấp liệt nữ cũng là một câu chuyện được viết về một nhân vật lịch sử có thật: bà Phan Thị Viên, vợ lẽ của Đinh Nho Hoàn, đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Thìn niên hiệu Chính Hòa thứ 21 (1700). Niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ 11 (1715), ông được cử đi sứ nhà Thanh. Trên đường về, ông lâm bệnh nặng rồi mất. Sau khi an táng ông, bà Phan Thị đã tự vẫn theo chồng. Triều đình phong là “Á thận nhân”, cho lập đền thờ và ban bảng vàng đề hai chữ “Tiết phụ”. Đền thờ ấy giờ gọi là đền Gôi Mỹ, thuộc xã Sơn Hòa (Hương Sơn, Hà Tĩnh). Sự việc này được ghi lại một cách ngắn gọn trong Đại Việt sử kí toàn thư: "Biểu dương người xã Do Lễ, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) là vợ bé Đinh nho Hoàn. Đinh Nho Hoàn đi sứ phương Bắc, chết dọc đường. Sau khi đưa về chôn cất, Phan thị

thương nhớ tự thắt cổ chết. Việc này đến tai triều đình. Triều đình sai quan cấp cho ruộng thờ, tặng phong là: "Á thận nhân", lập đền thờ và ban cho bảng vàng khắc 2 chữ "Tiết phụ" để biểu dương" (Theo Đền Gôi Mỹ thờ 4 vị phúc thần họ Đinh Nho

Tư liệu và chứng cứ, tác giả Đinh Nho Quỳ, trang điện tử của Họ Đinh Việt Nam). Còn câu chuyện An Ấp liệt nữ trong Truyền kì tân phả có thể tóm tắt như sau: Niên hiệu Vĩnh Thịnh có một tiến sĩ trẻ tuổi tên là Đinh Hoàn, lấy người con gái nhà quan họ Nguyễn làm vợ thứ. Bà là người “nghi dung nhàn nhã, ăn nói đoan trang, thêu thùa khâu vá rất lành nghề, lại có tài văn thơ nổi tiếng”. Năm Ất Vị, Đinh Hoàn được cử đi sứ sang Trung Quốc, vì lưu luyến người vợ này không nỡ đi. Bà lấy phận sự kẻ trượng phu khuyên chồng và bày tỏ nỗi lo lắng cho thể chất của ông. Ngày đăng trình, bà dâng rượu, làm thơ tiễn chồng. Xa chồng, nỗi niềm nhung nhớ của bà gửi vào thơ văn, có đến hơn ba mươi bài. Khi đến Yên Kinh, Trung Quốc, ông trở bệnh nặng rồi mất sau một giấc mơ thấy Thượng đế mời mình. Linh cữu ông được mang về nước. Bà tiếp được tin buồn, mê man bất tỉnh, rồi làm bài văn tế trong đó có ý quyên sinh. Một đêm, bà mộng thấy chồng về khuyên giải đừng nên bi phiền. Đến ngày giỗ đầu của ông, bà thắt cổ tự tử. Việc đến triều đình, triều đình cho lập đền thờ, ban cho bảng vàng: “Trinh liệt phu nhân từ”, bốn mùa tế lễ, người làng cầu đảo đều rất linh ứng. vài năm sau, có chàng thư sinh họ Hà, đi ngang đền, làm bài thơ có ý khinh mạn Đinh Hoàn được thờ cúng chẳng qua vì có phu nhân trung liệt. Bà hiện lên quở trách khiến Hà sinh tỉnh ngộ. Như vậy, từ câu chuyện về nhân vật có thật trong lịch sử, với những dụng công, sáng tạo của mình, đặc biệt là xây dựng nên những chi tiết hoang đường kì ảo ở phần sau của truyện (sau khi Phan Thị mất), cùng những đoạn đối thoại giữa nhân vật chính với các nhân vật khác, với lời văn trau chuốt, hoa mỹ, tác giả đã thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn vinh của mình đối với người phụ nữ tiết tháo này. Hư cấu trên cơ sở một câu chuyện về những người thật, việc thật, thêm nhiều chi tiết thần kì nhằm thể hiện thái độ đánh giá của người kể chuyện đối với nhân vật lịch sử ấy là đặc trưng nội dung, nghệ thuật của truyền thuyết lịch sử. An Ấp liệt nữ của Đoàn Thị Điểm ít nhiều mang những đặc điểm này. Xét trên bình diện đó, chúng tôi nghĩ, có thể nói An ấp

liệt nữTruyền kì tân phả nói riêng, tác phẩm truyền kì thời trung đại nói chung đã có ý thức khai thác đề tài từ truyền thuyết để tạo nên những tác phẩm có giá trị văn chương.

Hẳn nhiên, nếu chỉ dựa vào ba truyện của Truyền kì tân phả mà rút ra kết luận trên có thể sẽ phiến diện. Ở đây, chúng tôi chọn Truyền kì tân phả để minh chứng cho luận điểm của mình vì lẽ những sáng tác trong Truyền kì tân phả mang dấu ấn truyện người thật việc thật được ghi lại trong lịch sử và được thần thánh hóa rõ rệt nhất. Một số truyện khác trong Truyền kì mạn lục Lan Trì kiến văn lục kể về những con người có thật được thờ phụng trong dân gian, với nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo, thần bí xung quanh những con người ấy. Chúng ta có thể xem đây là dấu ấn của truyền thuyết được lưu lại trong những sáng tác này chăng? Như Chuyện tướng Dạ Xoa kể về Văn Dĩ Thành, một người hào hiệp, không sợ quỷ thần, được

Một phần của tài liệu vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của văn học việt nam (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)