Nội dung truyền kì giàu giá trị yêu nước, đậm chất hiện thực và thấm

Một phần của tài liệu vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của văn học việt nam (Trang 85 - 106)

đẫm nhân đạo

3.2.1.1. Nếu chủ nghĩa yêu nước là nội dung quan trọng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam thì tình cảm yêu nước thương dân là một trong những tình cảm lớn đầu tiên mà ta có thể nhận thấy trong những sáng tác thuộc thể loại truyền kì. Tình cảm yêu nước ấy được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau: có khi là những suy tư trăn trở trước tình hình xã hội, trước cảnh sống của nhân dân ở một vị vua hiền, có khi là sự tự nguyện hi sinh vì đất nước, có khi là nỗi băn khoăn trước vận mệnh đất nước và mong muốn thay đổi triều chính đang suy yếu, có khi là niềm tự hào về nhân tài đất nước… Tình cảm ấy có thể gặp ở những con người thuộc các thành phần, tầng lớp khác nhau trong xã hội. Đó có thể là một người đứng đầu trăm họ, đó cũng có thể là một nhà Nho không gặp thời muốn bảo toàn tiết tháo đành lánh đục về trong, đó có thể là một cung phi, thậm chí là một người phụ nữ bình thường mà trách nhiệm quan trọng theo quan niệm xã hội phong kiến chỉ là tề gia nội trợ … Những con người ấy tuy khác nhau về giai cấp, tầng lớp, nhưng đều là những con người nghĩ cho dân, cho nước, góp sức mình bảo vệ đất nước theo cách này hay cách khác.

Thương dân là yêu nước. Tình yêu nước không tách khỏi lòng thương dân. Ở cương vị là một đức vua đứng đầu đất nước, tình cảm ấy được thể hiện qua nỗi lo lắng trước tình hình xã hội bất an, nhân dân khổ sở và vì vậy mong dẹp yên những rối loạn, trả lại sự yên bình cho dân. Nỗi lòng ấy của vua Lê Thánh Tông được gửi qua những suy tư trước một sự việc cụ thể. Khi xử vụ án con chuột thành tinh giả làm người, gây rối hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ, vua nghĩ: “Mình là người đứng đầu thần dân, nếu không xét ra cái án ma này, thì bố mẹ người thêm một đứa con ma, vợ người thêm một thằng chồng ma. Đã gọi là ma sau này không khỏi sinh vạ

khác” [25,tr.162] Và không phải chỉ suy tư, mà phải hành động: thắp hương nhờ Đổng Thiên Vương giúp sức. Việc làm đó của vua đã giúp phân rõ trắng đen, trả lại sự yên vui cho gia đình người bị hại. Điều đó, nếu không xuất phát từ tình thương dân thì còn là gì? Tấm lòng vì dân, mong dân no ấm còn được thể hiện qua việc phát chẩn cứu dân khi dân gặp phải thảm nạn lũ lụt (truyện Hai Phật cãi nhau): “Năm Quý Tỵ lụt to. Những nơi nước đến, rắn rết bò lên ngọn cây, người ta phải nuôi gà, chó trên cành. Đền chùa phần nhiều bị nước cuốn đi hoặc là đổ nát. Ngày 27 tháng tám nước rút, ta đi thuyền xem xét nơi nào bị thiệt hại thì chẩn cấp cho dân” [25,tr.154]. Lo cho cuộc sống của dân chúng là đạo của người làm vua. Nhưng không phải ai cũng thực thi được cái đạo ấy nếu không thực sự có lòng vì dân, vì nước. Lòng yêu nước trong Thánh Tông di thảo còn thể hiện qua tình cảm căm ghét giặc xâm lược đã vơ vét sông hồ, đào khoét núi non, làm hại muôn vật trong truyện

Hai gái thần.

Nhắc đến Truyền kì mạn lục là nhắc đến một tác phẩm mở đầu cho trào lưu nhân đạo chủ nghĩa của văn học trung đại. Nhưng đọc Truyền kì mạn lục, ta không quá khó để tìm thấy những truyện ngắn thể hiện tình yêu nước, có khi rõ rệt, cụ thể; có khi kín đáo. Yêu nước nên mong muốn góp phần mình giết giặc cứu nước, nếu không thể tự mình thực hiện mong muốn đó thì di nguyện lại cho chồng, con. Ấy là nàng Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ Khoái Châu. Mất rồi, gặp lại chồng bằng linh hồn sau khi mất, Nhị Khanh khuyên chồng: “Thiếp thường theo chầu tả hữu Đức Bà ở đây, được trộm nghe chư tiên nói chuyện với nhau, bảo Hồ Triều sẽ hết vào năm Bính Tuất, binh cách nổi lớn, số người bị giết chóc đến chừng hơn hai mươi vạn, ấy là chưa kể đến số bị cướp đi. Nếu không phải là người trồng cây đức đã ăn sâu thì chỉ e ngọc đá đều cháy cả. Bấy giờ có vị chân nhân họ Lê, từ miền tây nam xuất hiện; chàng hãy khuyên hai con bền chí đi theo vị ấy, thiếp dù chết cũng không nát” [11,tr.33]. Về sau, hai người con của Nhị Khanh theo lời mẹ, phò tá Lê Lợi khi ông tuốt gươm dấy nghĩa ở Lam Sơn. Tình yêu nước trong Truyền kì mạn lục cũng thể hiện qua tình cảm gắn bó với quê hương bản quán và tiết tháo cao cả của nàng Lệ Nương trong Chuyện Lệ Nương: “Thà chết rấp ở ngòi lạch, gần gũi với

quê hương còn hơn là sang làm những cô hồn ở bên đất Bắc” [11,tr.249]. Đó là lời của Lệ Nương trước khi tự tận lúc bị tướng giặc bắt về Trung Quốc, là lời lẽ đầy khí tiết của một trang nhi nữ. Tình yêu nước còn được thể hiện qua tinh thần dân tộc trong một số truyện ngắn của Truyền kì mạn lục. Tinh thần dân tộc ấy bộc lộ khá rõ qua việc chọn đối tượng đả kích phê phán là một tên tướng giặc bại trận như trong

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Tinh thần dân tộc, tấm lòng vì dân cũng được gửi trong lời bàn về đạo làm vua của quan Thừa chỉ Hồ Tông Thốc với vua Hạng Võ trong Câu chuyện ở đền Hạng vương. Lời bàn của Hồ công vừa đề cao đức nhân của người cai trị, vừa phê phán cách làm vua của Hạng vương: “Phàm xoay cái thế thiên hạ, ở trí chứ không phải ở sức, thu tấm lòng thiên hạ, ở nhân chứ không phải ở bạo. Nhà vua thì chỉ lấy quát thét làm oai, lấy cương cường làm đức. Chém Tống Nghĩa là một tướng mạnh, vô quân đến đâu! Giết Tử Anh là người đã hàng, bất võ quá lắm! Hàn Sinh vô tội mà bị luộc, hình pháp trái thường; A Phòng vô cố mà bị thiêu, hung uy quá tệ. Cứ như những việc của nhà vua làm thì được lòng người chăng? Hay mất lòng người chăng?” [11,tr.14] Khẳng khái chê trách cả chính sách trị dân của vua một đất nước vẫn xem mình là nước thiên tử, lời Hồ Tông Thốc, hay chính lời Nguyễn Dữ gợi nhắc ta nhớ đến những lời hùng hồn của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo khi xưa. Lời khẳng khái ấy hẳn có cội nguồn từ lòng tự tôn dân tộc, tinh thần dân tộc mạnh mẽ.

Tình cảm yêu nước trong Truyền kì tân phả lại càng khiến người đọc trân trọng hơn khi nó được thể hiện ở người phụ nữ, ở đây là một cung phi, cung phi Bích Châu, thuộc những người vốn bị xã hội phong kiến đặt để cho nhiệm vụ tề gia, nội trợ, không được can dự vào việc quốc gia đại sự. Trước tình cảnh chính sự quốc gia ngày càng suy kém, nàng Bích Châu dâng bài Kê minh thập sách, hiến kế trị nước. Lời bàn của nàng không chỉ chứng tỏ một trí tuệ sáng suốt, tư chất hơn người mà còn biểu thị một tấm lòng trung quân, ái quốc, vì dân. Trong mười điều can vua, ngoài những điều bàn về cách kén quân, chọn tướng, dùng khí giới, bày trận pháp, là những điều bàn về cách làm yên lòng dân, lo cho dân có cuộc sống an vui, trừ bọn tham nhũng, lạm quyền. Những điều bàn đến, như chính Kê minh thập sáchđã

khẳng định, rất thiết thực, tỏ bày tấm lòng trung của nàng Nguyễn Cơ Bích Châu. Khi nhà vua muốn đánh Chiêm Thành, một lần nữa nàng lại làm bài biểu dâng lên để can ngăn và một lần nữa, tình cảm sâu nặng với dân nước của nàng lại được minh chứng. Trong bài biểu, nàng nói về đạo trị nước, qua đó, đề cao lòng nhân của vua đối với dân: “Vả lại, trị đạo gốc trước, ngọn sau, xin nghỉ binh cho dân chúng yên hàn, trị cái rắn dùng mềm, phục người xa lấy đức” [25,tr.332]. Ở đây, ta gặp lại tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với lí tưởng yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Lòng yêu nước của cung phi Bích Châu càng tỏa rạng với hành động tự nguyện hi sinh thân mình tế thần cho vua và quân lính được yên ổn và lời di nguyện thiết tha: “Sau khi thiếp chết, xin bệ hạ sửa văn, nghi võ, kén dùng người hiền, làm điều nhân nghĩa, dựng chước dài lâu cho nước nhà. Được như thế thì u hồn thiếp có thể ngậm cười nơi chín suối!” [25,tr.334] Tình cảm yêu nước ấy bất tử cùng thời gian, được muôn đời ngợi ca.

Một vài minh chứng trên phần nào đã cho ta thấy tình cảm yêu nước là một trong những nội dung lớn của sáng tác truyền kì. Nếu kể cả những tác phẩm mang dáng dấp của thể loại truyền kì buổi đầu như Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái…,nội dung này càng nổi bật. Tình cảm ấy gắn liền với niềm tự hào, tự tôn dân tộc: tự hào về nguồn gốc Tiên Rồng, tự hào vì đất nước địa linh nhân kiệt, có những con người anh hùng sẵn sàng vị quốc vong thân, ngay cả khi thác rồi vẫn hiển linh giúp nước giúp dân như Bố Cái đại vương (Việt điện u linh), như Trương Hống, Trương Hát (Lĩnh Nam chích quái)…

Nối tiếp truyền thống yêu nước đã có từ rất lâu trong văn học dân gian, các tác giả truyền kì, bằng tài năng sáng tạo, bằng tấm lòng của những kẻ sĩ chân chính đã chuyển tải chủ nghĩa yêu nước trong các sáng tác truyền kì của mình vừa chân thật, cảm động, sâu sắc vừa không kém phần hấp dẫn, sinh động, góp phần đưa nội dung yêu nước của thể loại hòa chảy cùng nguồn mạch chung của văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại nói riêng, của văn học Việt Nam nói chung. Tìm hiểu nội dung tư tưởng quan trọng này của văn học Việt Nam, thiết nghĩ không thể không xem xét

những tác phẩm truyền kì này.

3.2.1.2. Đọc những sáng tác truyền kì, người đọc có thể thấy được hiện thực nhiều mặt của xã hội phong kiến Việt Nam. Đó có thể là hiện thực lịch sử chống giặc giữ nước thời Trần, Lê…, có thể là hiện thực đời sống của nhân dân trong một xã hội rối ren, biến động, loạn lạc. Hiện thực đó được khắc họa cụ thể, chân thực, sinh động, giúp ta hiểu thêm về xã hội, con người Việt Nam trong thời trung đại. Cảm hứng thế sự ấy đồng thời gắn bó chặt chẽ với chủ nghĩa nhân đạo được thể hiện một cách sâu sắc và toàn diện với nhiều khía cạnh khác nhau trong các sáng tác truyền kì.

Hoàn cảnh lịch sử xã hội nước ta thời nhà Trần, nhà Hồ, nhà Lê phần nào đã được phản ánh trong những sáng tác truyền kì, từ Thánh Tông di thảo đến Tân truyền kì lục. Một vài truyện ngắn trong Truyền kì mạn lục Truyền kì tân phả có nhắc đến những sự kiện lịch sử cuối thời Trần, thời Hồ, ít nhiều cung cấp cho người đọc những hiểu biết về lịch sử nước mình thời ấy. Truyện Hải khẩu linh từ trong

Truyền kì tân phảcho ta biết tình hình lịch sử thời vua Trần Duệ Tông với sự kiện vua Trần thân đi đánh Chiêm Thành, trúng phải kế giặc, bị hãm hại ở động Ỷ Mang, sau đó băng hà khi chưa kịp về đến triều ca. Cũng trong truyện ngắn này, ta còn biết đến việc giặc Chiêm Thành xâm lấn bờ cõi vào khoảng niên hiệu Hồng Đức, vua Lê Thánh Tông thân hành thống suất thủy binh giết giặc và chiến thắng giòn giã.

Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang, Chuyện người nghĩa phụ Khoái Châu, Chuyện Lệ nương trong Truyền kì mạn lục đều giúp ta hình dung được tình cảnh lịch sử, chính trị cuối thời Trần, thời Hồ. Đó là một giai đoạn khó khăn cho lịch sử nước nhà khi bên trong thì có nội loạn, phía ngoài thì ngoại xâm nhòm ngó. Trong tình cảnh ấy, lịch sử ghi nhận sự xuất hiện của vị “chân nhân họ Lê” giúp nước trừ bạo an dân. Đây là hình ảnh chính trị nước Đại Việt đời vua Trần Phế Đế: “Hiện nay thánh hóa chưa khắp, bờ cõi chưa yên. Bồng Nga là con chó dại, cắn càn ở Nam Phương, Lí Anh là con hổ đói gầm thét ở Tây Bắc. Ngô Bệ ngông cuồng tuy đã tắt, Đường Lang lấm lét vẫn còn kia…”[11,tr.210]. Lời của xử sĩ họ Hồ đã tả rõ tình hình bấy giờ: phía Nam đất nước quân Chiêm Thành thường vào quấy nhiễu, Lí

Anh, tướng nhà Minh lại thường đòi hỏi yêu sách bắt ta cung đốn; trong nước Ngô Bệ họp đảng làm loạn ở núi Yên Phụ, Nguyễn Bồ (tự xưng là Đường Lang tử y), người ở Bắc Giang dùng phép thuật tiếm hiệu xưng vương làm loạn. Rồi nhà Trần mất về tay họ Hồ, nhưng triều Hồ sớm tàn, giặc Minh sang lấn cướp, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa được nhiều người đi theo phò tá. Nàng Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ Khoái Châu đã báo trước điều này trong lần giáng thế gặp lại chồng nàng là Trọng Quỳ: “…Hồ triều sẽ hết vào năm Bính Tuất, binh cách nổi lớn, số người bị giết chóc đến chừng hai mươi vạn, ấy là chưa kể số bị bắt cướp đi… Bấy giờ có vị chân nhân họ Lê, từ miền tây nam xuất hiện…” [11,tr.33]

Chuyện Lệ Nươngcũng ghi lại hoàn cảnh đất nước cuối thời nhà Hồ: “Cuối đời nhà Hồ, tướng Minh là Trương Phụ chia binh vào cướp, lấn chiếm kinh kì…Hán Thương phải chạy… […] Chợt gặp khi vua Giản Định nổi lên ở châu Trường An nhưng vì ít binh không địch nổi với số nhiều của quân giặc…” [11,tr.242] Truyện

Duyên lạ xứ Hoa cũng cho ta biết thêm một sự kiện lịch sử: “Năm Quý Mùi, ở đạo Tuyên Quang có giặc Vũ Văn Hối, dựa vào thế núi hiểm trở không nộp cống thuế, triều đình đã nhiều lần đánh, nhưng không dẹp được.”[25,tr.173] Vài dòng ngắn ngủi trong phần đầu truyện Con chó nhà nghèo có nghĩa (Tân truyền kì lục) đã khái quát giúp cho người đọc hoàn cảnh lịch sử nước ta những năm cuối thế kỉ XVIII với việc Lê Chiêu Thống đê hèn sang cầu cứu nhà Thanh, quân Thanh thừa cơ xâm lược nước ta và bị Nguyễn Huệ dẹp trừ: “Cuối đời Chiêu Thống, đất nước đại loạn. Quân Nam thừa thắng kéo ra, quân Thanh tan tác bỏ chạy, vua Lê theo lên phương Bắc. Chỉ một thời gian ngắn mà mười ba đạo binh đã thuộc về tù trưởng Tây Sơn”. [25,tr.482]

Hẳn nhiên những sự kiện lịch sử ghi dấu trong những truyện ngắn truyền kì này chỉ là những tiểu tiết, không ảnh hưởng lớn đến diễn biến cốt truyện. Nhưng việc ghi nhận lại những sự kiện ấy trong các sáng tác truyền kì của các tác giả trung đại đã cho thấy tiêu chí bám sát hiện thực lịch sử và đời sống của nhân dân. Tuy vậy, điều mà các tác giả truyền kì quan tâm hơn và được phản ánh xuyên suốt trong các sáng tác của mình không phải là hiện thực lịch sử mà chính là hiện thực đời sống

nhân dân trong xã hội phong kiến đương thời. Cảnh sống của nhân dân, số phận con người trong xã hội ấy là mối quan tâm hàng đầu, là nội dung quan trọng không thể thiếu khi nhắc đến giá trị phản ánh hiện thực của thể loại này. Hình ảnh xã hội phong kiến trong những truyện ngắn truyền kì trung đại phần lớn là xã hội rối ren, nhiều biến động khiến dân chúng làm than, khổ sở. Họ khổ sở vì thiên tai, địch ách, càng khổ sở hơn vì tình cảnh bị cướp bóc, giặc giã, bị áp bức bởi hôn quân, quan tham, lại nhũng.

Truyện Hai Phật cãi nhau trong Thánh Tông di thảo ghi lại tình cảnh nhân dân trước nạn lụt: “Năm Quý Tỵ lụt to. Những nơi nước đến, rắn rết bò lên ngọn cây, người ta phải nuôi gà, cho trên cành. Đền chùa phần nhiều bị nước cuốn hoặc là đổ nát.” Trong tình cảnh ấy, những sư sãi vô dụng chỉ biết “hưởng rượu thịt của dân chúng thay vì vận ngũ thông, dùng trí lực thét lui dòng nước về biển Đông

Một phần của tài liệu vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của văn học việt nam (Trang 85 - 106)