Truyền kì khai thác đề tài từ truyện ngụ ngôn

Một phần của tài liệu vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của văn học việt nam (Trang 65 - 75)

Cùng với cổ tích, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn cũng là một nguồn đề tài mà truyền kì chịu ảnh hưởng dù không sâu đậm như cổ tích. Trong các sáng tác truyền kì, từ Thánh Tông di thảođến Tân truyền kì lục, ta có thể thấy có những truyện khá ngắn, mượn các hình tượng ẩn dụ để kể về những sự việc liên quan đến con người từ đó nêu lên những bài học kinh nghiệm về cuộc sống. Đó chính là đặc điểm của truyện ngụ ngôn trong dân gian mà sáng tác truyền kì đã thừa hưởng.

Hãy bắt đầu với Thánh Tông di thảo. Trong Thánh Tông di thảo có hai truyện mà chất ngụ ngôn khá rõ rệt: Hai Phật cãi nhauDòng dõi con thiềm thừ. Truyện

phát chẩn cho dân năm Quý Tỵ. Lần đó, gió mưa mờ mịt trên bến đò Văn Giang. Vua cho buộc thuyền trước chùa rồi nằm ngủ. Nửa đêm, nghe tiếng lao xao, nhìn trộm vào chùa, vua thấy một tượng Phật bằng đất đang chỉ tay mắng một tượng Phật bằng gỗ. Tượng Phật đất khinh tượng Phật gỗ trôi dòng dạt bãi, không kiếm được một bữa cúng chay. Phật gỗ cũng khinh Phật đất không giữ được thân khi nước đến mà còn cười người. Vừa khi ấy, Phật Thích Ca tay cầm bầu rượu, dáng lảo đảo, bước ra mắng át cả hai người đã không biết vận dụng lục trí đẩy lui nước lụt, không giữ được tấm thân gỗ đất, ngồi hưởng rượu thị của dân chúng cúng cho mà không biết xấu hổ, còn cãi nhau. Truyện mượn hình ảnh của hai tượng Phật, Phật đất và Phật gỗ, để đả kích đám sư sải vô dụng, ăn bám và bẻm mép. Trong khi đó, truyện

Dòng dõi con thiềm thừ, mượn hình ảnh của cóc và ếch để đưa ra một cái nhìn về cuộc đời, con người, một luân lí: ở đời, kẻ nào tham lam, gian xảo, ngạo mạn thì rồi sẽ thất thân; còn người nào khiêm tốn, lương thiện, hay giúp người thì sẽ giữ được thân. Truyện kể rằng cóc và ếch đều là dòng dõi thềm thừ ở cung Hằng. Một lần trông xuống trần gian, mến yêu cảnh non xanh nước biếc bèn xin Hằng Nga cho xuống trần. Từ khi xuống trần, cóc vẫn giữ được bản tính trời sinh: khiêm tốn mặc áo vải thô, ở nơi kín đáo; gặp loài vật có hại thì trừ đi, hay làm việc thiện, những khi hạn hán đều xin trời mưa cho. Vì vậy những loài không tốt không dám đến gần cóc, người thì yêu mến. Còn ếch lại cao ngạo ngang ngược, hay nă thịt cá, tôm, sâu bọ; lại hoang dâm, vì thế người ta rất ghét ếch. Hai tượng Phật và cóc, ếch trong hai truyện này, rõ ràng đều là hình tượng mang tính ẩn dụ mà tác giả xây dựng nên để ngụ ý sâu xa, vừa phản ánh hiện thực xã hội có những loại người như vậy, vừa là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh đối với tất cả mọi người về thái độ sống đúng đắn.

Mang tính chất ngụ ngôn đậm đặc nhất có lẽ phải kể đến những truyện trong

Tân truyền kì lụccủa Phạm Quý Thích. Hai truyện Ve sầu và nhặng xanh, Con chó nhà nghèo có nghĩa đều là mượn chuyện vật để nói chuyện người, mượn lời của loài vật để thức tỉnh lương tâm, lí trí của con người. Truyện Ve sầu và nhặng xanh

kể lại cuộc tranh luận của hai con côn trùng này mà qua đó ngụ ý sâu xa về những hạng người trong xã hội. Trong truyện, khi thấy ve sầu đậu cùng một cành với mình, nhặng xanh dè bỉu, cho rằng ve sầu không đáng sánh cùng mình vì mìnhkiến thức sâu rộng, tài năng hơn người…lộc có cao lương mĩ vị nhờ ở ơn vua, của thì chung đỉnh giàu sang toàn nhờ trời thưởng, bụng chứa đầy miếng ngon, miệng luôn nhờn thức béo…”. Đáp lại, ve sầu cho nhặng xanh là đứa tham ăn không chán, xu phụ thành đàn…tất cả bổng lộc nhặng hưởng đều là máu mủ của dân vì vậy nhặng mới béo tròn, đầu óc to rỗng, không biết lấy làm xấu hổ mà còn cho là vinh hoa” [25,tr.179]. Còn ve sầu “của phi nghĩa tơ hào không dính líu”, “không cầu cạnh người để được no bụng”, “không hại vật khác để tự béo phì. Nhặng xanh nghe xong, xấu hổ bay mất. Hình ảnh nhặng xanh là hình ảnh của bọn người cơ hội vô liêm sĩ xin xỏ trong bóng tối, kiêu căng giữa ban ngày, trong khi đó, ve sầu là tượng trưng cho người quân tử thanh cao giữ lễ nghĩa, giữ thân mình. Mượn lời đối đáp của hai con vật, Phạm Quý Thích đã gửi đến người đọc quan niệm sống của kẻ sĩ chân chính, phê phán bọn tiểu nhân lợi dụng đục khoét nhân dân. Cùng một dạng thức mượn chuyện vật để nói người, truyện Con chó nhà nghèo có nghĩa là bài học về đạo thủy chung, dạy con người sống ngay thẳng, có trước có sau, đừng tham sang phụ khó, đừng thay lòng đổi dạ. Phản ứng và lời đối đáp của chú chó Hàn Lư khi nghe phú ông dụ dỗ về với ông trong câu chuyện là một lời răn nghiêm khắc và thấm thía đối với những kẻ xu nịnh cầu vinh, cơ hội kiếm lộc.

Cuối những truyện truyền kì mang tính chất ngụ ngôn này thường có lời bình của người kể hoặc lời bình của một nhà nho nào đó. Những lời bình ấy chỉ ra hàm ý trong câu chuyện. Tuy nhiên, thiết nghĩ, không có những lời bình đó, người đọc vẫn có thể hiểu được những hàm ý ấy khi phân tích hình tượng trong tác phẩm.

Truyện truyền kì mang tính chất ngụ ngôn cũng thường ngắn gọn như truyện ngụ ngôn trong dân gian. Tuy nhiên, lời kể và lời thoại trong các truyện này trau chuốt, hoa mĩ, giàu tính triết lí, nhất là triết lí Nho giáo, chèn những câu văn đối

ngẫu, những điển cố…- những đặc điểm của văn chương bác học trung đại.

2.2. Nghệ thuật của truyền kì: chịu ảnh hưởng của nghệ thuật văn học dân gian

2.2.1. Cốt truyện và kết cấu của truyền kì có nhiều nét tương đồng với cốt

truyện, kết cấu của truyện dân gian

Cốt truyện là “hệ thống sự kiện được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và kịch” (theo Từ điển văn học, trang 324). Hiểu theo ý nghĩa này, khi xem xét mô hình cốt truyện của truyền kì, so sánh với mô hình cốt truyện truyện cổ dân gian, chúng tôi thấy có những điểm tương đồng. Cốt truyện của truyện cổ dân gian thường theo công thức: giới thiệu nhân vật -> biến cố, những sự kiện diễn ra với các mâu thuẫn, xung đột -> mâu thuẫn được giải quyết, truyện kết thúc. Ví dụ truyện cổ tích Tấm Cám chẳng hạn. Câu chuyện cổ tích quen thuộc này mở đầu bằng việc giới thiệu về gia cảnh, tính nết hai nhân vật, tiếp sau đó là những sự kiện cho thấy sự mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa Tấm và mẹ con Cám: Tấm bắt được nhiều tép hơn nhưng không được hưởng yếm đỏ vì Cám đã lừa mất, mẹ con Cám giết cá bống, bạn thân của Tấm sau khi lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa, dì ghẻ trộn lẫn thóc và gạo để Tâm không được dự hội làng, nhờ sự giúp đỡ của Bụt, Tấm trở thành hoàng hậu, mẹ con Cám ghen tức, giết chết Tấm và đưa Cám thay Tấm, Tấm hóa thân nhiều lần, mỗi lần hóa thân lại bị mẹ con Cám tiêu diệt, cuối cùng hóa thân thành quả thị sống với bà lão hàng nước ở xa hoàng cung; cuối cùng Tấm gặp lại vua , trở về cung trừng trị mẹ con dì ghẻ. Truyện truyền kì cũng có chung mô hình cốt truyện như thế. Mở đầu mỗi truyện, các tác giả dùng vài dòng giới thiệu về tên tuổi, lai lịch, tính cách nhân vật, sau đó là nêu lên biến cố mà nhân vật gặp phải, diễn biến sự kiện xoay quanh nhân vật với biến cố đó, cuối cùng giải quyết mâu thuẫn, kết thúc truyện. Đó là kiểu mô hình chung mà ta có thể chứng minh bằng rất nhiều những truyện ngắn cụ thể trong các sáng tác truyền kì, từ những sáng tác đầu tiên đến những sáng tác xuất hiện sau cùng trong quá trình phát triển của thể loại. Truyện Tinh chuột trong Thánh Tông di thảo chẳng hạn. Đoạn đầu tiên là lời giới thiệu ngắn gọn của tác giả về nhân vật chính: Có anh

con trai một nhà giàu nọ được cha mẹ cưới vợ cho vào năm hai mươi tuổi. Vợ có nhan sắc, anh rất yêu. Ngay sau đó, truyện được mở đầu bằng một biến cố: người chồng từ biệt gia đình đi học. Cùng với biến cố đó là một loạt sự kiện sau đó: sự kiện đầu tiên: một đêm khuya sau khi đi học được nửa năm, người chồng trở về, bảo vì nhớ vợ và nói vợ không được cho ai biết, từ đó đêm nào cũng về. Sự kiện tiếp theo làm cho mâu thuẫn bộc lộ rõ hơn: người vợ ngày một ốm yếu, cha mẹ chồng tưởng con dâu thương nhớ chồng nên viết thư bảo người chồng trở về, người chồng trở về và nói lên nỗi niềm thương nhớ, nhưng người vợ vẫn hờ hững, lạnh nhạt khiến chồng giận dỗi, vợ cũng ấm ức bảo rằng chồng đêm nào cũng về, còn nhớ nhung gì; người chồng càng giận, cho rằng vợ đã gian díu với tên gian phu giả dạng mình, vợ uất ức muốn tự tử nhưng có cha mẹ chồng khuyên giải, bênh vực nên thôi. Sự kiện tiếp theo: mâu thuẫn được đẩy lên đỉnh điểm: sau khi người chồng từ biệt cha mẹ, trở về nơi trọ học, người vợ theo lời ba mẹ chồng, gọi người đến bắt trói tên gian phu khi đêm đó hắn lại đến tìm, cha mẹ cho người gọi người chồng đang học trở về. Lúc bấy giờ mới thấy hai người giống nhau như một, không tài nào phân biệt được. Sự kiện cuối nhằm giải quyết mâu thuẫn, đưa đến kết thúc truyện: việc đưa lên vua, vua nhờ Đổng Thiên vương trợ giúp mà diệt được con chuột thành tinh đã giả dạng người chồng. Ta thử xem xét một ví dụ khác, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Sau lời giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn, tác giả nêu lên biến cố bắt đầu câu chuyện: bất bình trước việc ngôi đến có tiếng là linh ứng, nay lại có yêu quái quấy nhiễu, Ngô Tử Văn đã đốt đền tà để trừ hại cho dân. Biến cố này kéo theo những sự kiện sau đó: Ngô Tử Văn bị hồn ma Bách hộ họ Thôi de dọa, Thổ thần nước Việt hiện ra bày cách cho Ngô Tử Văn đối phó với Bách hộ họ Thôi; Ngô Tử Văn bị bắt xuống âm cung vì Bách hộ họ Thôi đã kiện chàng, vu khống chàng với Diêm Vương; Tử Văn khẳng khái đối chất, sự thật được sáng tỏ, họ Thôi bị trừng trị, Tử Văn được hưởng phần xôi thịt cúng tế của dân làng; kết thúc truyện là việc Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên. Đọc và phân tích một số truyện ngắn truyền kì khác trong Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục , Truyền kì tân phả, Lan Trì kiến văn lục… ta đều có thể thấy được mô hình

này, chẳng hạn như các truyện Duyên lạ xứ Hoa, Chuyện lạ nhà thuyền chài (Thánh Tông di thảo), Chuyện người nghĩa phụ Khoái Châu, Chuyện Từ Thứ lấy vợ tiên,

Chuyện người con gái Nam Xương… (Truyền kì mạn lục), An Ấp liệt nữ, Hải khẩu linh từ (Truyền kì tân phả), Chuyện tình ở Thanh Trì, Tháp Báo Ân, Ông Tiên ăn mày… (Lan Trì kiến văn lục)…Đây là mô hình cốt truyện chung của truyện truyền kì. Tham khảo bài viết Tương đồng mô hình cốt truyện dân gian và những sáng tạo của Nguyễn Dữ trong Truyền kì mạn lục của tác giả Nguyễn Hữu Sơn (Viện Văn học và Ngôn ngữ), kết hợp với những tìm hiểu của mình, chúng tôi nhận thấy, đi vào cụ thể, có thể chia thành các kiểu mô hình cốt truyện trong truyền kì, rất gần gũi với truyện dân gian, như sau:

- Kiểu truyện người trần lạc vào thế giới khác (thế giới tiên cảnh, địa phủ, thủy cung…). Trong kiểu truyện này, cốt truyện thường xoay quanh việc con người lạc bước vào thế giới khác, gặp gỡ các nhân vật siêu nhiên, sống cùng nhân vật siêu nhiên trong không gian kì ảo đó. Các truyện Duyên lạ xứ Hoa (Thánh Tông di thảo), Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào, Chuyện Lý tướng quân (Truyền kì mạn lục), Nguyễn Quỳnh (Lan Trì kiến văn lục).

- Kiểu truyện con người chủ động tìm đến cõi khác để đấu tranh cho lẽ phải. Minh họa cho loại cốt truyện này có thể kể đến Chuyện đối tụng ở Long cung, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Truyền kì mạn lục).

- Kiểu truyện những nhân vật thuộc thế giới khác đến cõi người, có khi là để dụ dỗ, mê hoặc; có khi là để kết duyên, có khi chỉ là trò chuyện văn chương đạo lí hoặc giúp đỡ. Có thể kể đến các truyện như Tinh chuột, Hai gái thần, Chồng dê (Thánh Tông di thảo ), Chuyện cây gạo, Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang (Truyền kì mạn lục ), Vân Cát thần nữ, Bích Câu kì ngộ (Truyền kì tân phả), Yêu quái trên cây (Lan Trì kiến văn lục)…

- Kiểu truyện nhân vật lạc vào giấc mơ, giấc mơ tạo nên cốt truyện chính của truyện, những sự kiện, hành động, lời đối thoại của các nhân vật đều hoàn toàn là trong giấc mơ. Ví dụ như truyện Câu chuyện ở đền Hạng Vương, Chuyện yêu quái ở Xương Giang, Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa (Truyền kì mạn lục).

- Kiểu truyện nhân vật chính gặp những bất công, oan trái, bất hạnh trong cuộc đời thực dẫn đến phải tự vẫn, nhưng cuối cùng được sống ở cõi tiên, như Chuyện người nghĩa phụ Khoái Châu, Chuyện người con gái Nam Xương (Truyền kì mạn lục ), truyện Hải khẩu linh từ, An Ấp liệt nữ (Truyền kì tân phả).

Tuy nhiên, không phải mỗi truyện đều theo một kiểu cốt truyện độc lập. Trong nhiều trường hợp, ta có thể thấy sự đan xen những kiểu cốt truyện trong cùng một truyện. Truyện Duyên lạ xứ Hoa trong Thánh Tông di thảo chẳng hạn. Chàng Chu sinh được đón đến Hoa quốc, xứ sở của tiên bướm thông qua những giấc chiêm bao, chiêm bao nhưng lại rất thật, những sự kiện diễn ra trong những giấc mộng đều là thật cả: chàng làm phò mã Hoa quốc, sau Hoa quốc có biến, chàng phải tạ từ, trở lại với cuộc sống ở cõi trần, một thời gian sau lại được đoàn tụ với nàng bướm tiên Mộng Trang, vợ chàng; khi biết mình sẽ trở thành chúa Hoa quốc, chàng thu xếp việc nhà rồi mất để đến đó. Có thể thấy, truyện ngắn này đan cài giữ loại cốt truyện về giấc mơ với cốt truyện người lạc cõi khác. Ngoài ra, có thể kể đến Chuyện gã trà đồng giáng sinh trong Truyền kì mạn lục. Truyện ngắn này có những lớp truyện nối tiếp nhau, trong mỗi lớp truyện, ta lại thấy có một kiểu cốt truyện khác. Lớp truyện thứ nhất là kiểu cốt truyện về giấc mơ với sự việc Dương Đức Công trong lúc hôn mê, thấy mình được đến Phong đô, xét ông hay làm việc thiện, Diêm Vương cho về, sống thêm hơn hai mươi năm, có được một con trai. Lớp truyện thứ hai kể về việc Thiên Tích, con trai của Dương Đức Công, trong lúc nghèo khổ lại được làm rể nhà giàu, việc này do hồn Thạch đại phu, chịu ơn Dương Đức Công, sắp xếp; người vợ ấy là Hán Anh, con gái Thạch đại phu. Ở đây ta thấy dáng dấp của kiểu kết thúc có hậu thường gặp trong truyện dân gian (có điều, trong truyện này là kết thúc một lớp truyện). Lớp truyện thứ ba là câu chuyện Dương Thiên Tích gặp đạo sĩ, vốn là bạn kiếp trước, rồi nhận ra mình kiếp trước là gã trà đồng hầu thượng đế. Lớp truyện cuối là kiểu truyện người gặp yêu ma quấy phá với việc Thiên Tích đi qua cửa Khẩu Hải bỗng gặp hàng trăm giống ma quái kéo đến quấy phá, được cố nhân kiếp trước cứu mà an toàn. Sự đan xen nhiều lớp truyện với những kiểu cốt truyện khác nhau như vậy cũng không phải khó tìm trong truyện dân gian, đặc biệt là truyện cổ tích,

Một phần của tài liệu vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của văn học việt nam (Trang 65 - 75)