Cách xây dựng nhân vật trong truyện truyền kì có nhiều điểm giống cách

Một phần của tài liệu vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của văn học việt nam (Trang 77)

cách xây dựng nhân vật trong truyện dân gian:

Nhân vật trong các truyện truyền kì phần lớn có tính cách đơn giản, một chiều. Tính các đó được bộc lộ qua ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Đây là điểm khiến cho truyền kì gần với văn học dân gian hơn là văn học hiện đại. Đọc truyền kì, ta sẽ ít thấy những giằng xé nội tâm của nhân vật cũng như ít thấy những nhân vật vừa

thiện, vừa ác, vừa tốt đẹp vừa xấu xa trong một con người như nhân vật trong các tác phẩm tự sự của văn xuôi hiện đại. Như các sáng tác truyện cổ dân gian, tác giả thường giới thiệu trước tính cách nhân vật trong đoạn mở đầu giới thiệu về nhân vật, sau đó, bằng những lời thoại cùng những thái độ, hành động của nhân vật trước diễn biến sự việc được kể mà người đọc thấy rõ tính cách, phẩm chất nhân vật như tác giả đã giới thiệu. Cũng có những truyện, tác giả chỉ giới thiệu về lai lịch, thân thế, gia cảnh… nhân vật, không giới thiệu tính cách và người đọc sẽ tự nhận ra tính cách của nhân vật, cũng qua hành động, ngôn ngữ của nhân vật đó. Đọc truyện

Chồng dê trong Thánh Tông di thảo, ta cảm nhận được nhân vật nữ chính trong truyện là một người con gái hiếu thảo, người phụ nữ đoan chính. Sự hiếu thảo được khắc họa qua việc cô khước từ mọi lời ngỏ ý cầu hôn vì để tang mẹ, mỗi ngày hai buổi cúng cơm cho mẹ, khóc lóc thảm thiết và lo lắng không biết ai là người sẽ thay mình cúng bái mẹ nếu một mai mình đi lấy chồng. Những điều đó khiến người đọc cảm động về tình cảm hiếu thảo của cô dành cho mẹ. Nết đoan chính của nàng cũng được thể hiện qua lời nói cân nhắc, hợp tình, hợp lẽ khi dê hóa thành người và bày tỏ tình cảm với nàng: “Tiền thân chẳng ai biết đâu, nhưng hiện nay nếu người ngoài biết được thì chả hóa ra tấm thân băng ngọc chỉ một đêm đã nhơ nhuốc hay sao? Ví phỏng thật có duyên xưa, sao không hiện hẳn làm người? Năm lễ đã xong thì trăm năm sum họp. Cớ gì ngày làm súc vật, đêm làm vợ chồng? Giả sử có nghén sinh con, thì chồng dê lại đẻ con dê, chả bõ làm trò cười cho thiên hạ?” [25,tr.190]. Lời lẽ của nàng cho thấy nàng không phải là người dễ dãi, thích những chuyện trêu hoa ghẹo bướm, đó là lời nói của người con gái đứng dắn, biết nghĩ trước sau. Đầu truyện Chuyện người nghĩa phụ Khoái Châu, Nguyễn Dữ nói về Nhị Khanh, nhân vật chính của truyện như sau: “Nhị Khanh tuy hãy còn nhỏ, nhưng sau khi về nhà họ Phùng, khéo biết cư xử, với họ hàng rất hòa mục, thờ chồng rất cung thuận. Người ta đều khen là người nội trợ hiền” [11,tr.21]. Lời giới thiệu của tác giả đã được khẳng định trong suốt thiên truyện qua mỗi việc làm, lời nói của nhân vật Nhị Khanh. Khi cha chồng phải đi xa dẹp giặc, Nhị Khanh đã lấy lời lẽ của người con dâu hiểu đạo hiếu thuận, người vợ hiểu đạo phu thê để khuyên chồng theo săn sóc

cha già, lời nàng nói khiến người ta mến phục. Phẩm chất chung thủy của một người vợ hiền ở Nhị Khanh đã được minh chứng bằng việc sáu năm trời chờ đợi chồng, không chút thay lòng đổi dạ, dù bị dụ dỗ, o ép và dù chồng không chút tin tức. Đến khi bị người cô bức bách lấy chồng khác, nàng cho người đi tìm chồng về, và khi chồng vì ham mê cờ bạc mà dùng nàng làm vật đánh đổi, nàng thà chết chứ không chịu làm vợ kẻ khác. Nàng Nhị Khanh, cũng như nàng Vũ Nương trong

Chuyện người con gái Nam Xương, khi chọn cái chết đã không hề có chút phân vân, do dự, băn khoăn. Ta không tìm thấy trong truyện những đoạn kể về cuộc đấu tranh nội tâm, những mâu thuẫn dằn xé trong chính nhân vật. Các nhân vật trong các sáng tác truyền kì hầu như hành động, thái độ… đều theo những khuôn mẫu được lập trình sẵn theo những chuẩn mực lễ giáo của xã hội phong kiến xưa, và nhân vật nào đi ngược lại những chuẩn mực ấy thường phải nhận những hậu quả đau thương. Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xươngđược giới thiệu là người “tính thùy mị nết na” và trong suốt thiên truyện, nàng đã thể hiện mình là người phụ nữ có đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp theo chuẩn mực lí tưởng của xã hội phong kiến xưa. Đối với mẹ chồng, nàng hết sức hiếu thảo, giữ đạo dâu con. Khi mẹ chồng bệnh thì hết sức thuốc thang lễ bái thần Phật, khi mẹ chồng mất thì lo ma chay tế lễ chu đáo như đối với cha mẹ đẻ; đối với chồng, nàng một lòng chung thủy, giữ đúng cương thường. Ngày tiễn chồng ra trận, lời lẽ nàng cho thấy nàng yêu chồng bằng một tình yêu thương thât sự: “không mong chàng được đeo ấn phong hầu, chỉ xin ngày về hai chữ bình yên”, những ngày chồng xa nhà “nỗi buồn nơi góc bể chân trời không tài nào vơi được”…, khi bị chồng nghi ngờ, nàng quyết định nhảy xuống sông Hoàng Giang để chứng minh sự trong sạch, không lưỡng lự, đắn đo. Tất cả những hành động, việc làm đó đã minh chứng cho lời giới thiệu của tác giả về nhân vật; và Vũ Nương được xây dựng như một người phụ nữ lí tưởng theo quan niệm xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Nàng cung phi Bích Châu trong Hải khẩu linh từ của

Truyền kì tân phả cũng được xây dựng theo công thức ấy. Bích Châu là hình ảnh của người phụ nữ tài sắc, lại một lòng trung quân, ái quốc. Tài năng nàng được minh chứng bằng câu ứng đối tức thời với vua, bằng bài Kê minh thập sách dâng

vua khi thấy chính sự quốc gia ngày càng suy kém, tấm lòng trung quân, ái quốc lại được thể hiện bằng hành động cụ thể: xin đi theo hộ giá vua khi can vua đừng xuất chinh không được, tự nguyện làm vật hiến thần cho sóng yên bể lặng, cho thuyền vua an lành, bảo toàn tính mệnh của cả đội quân… Chân dung tính cách nhiều nhân vật khác trong các sáng tác truyền kì cũng đã được khắc họa theo kiểu cách này. Điểm này cho thấy sự gần gũi giữa thể loại truyền kì với các thể loại tự sự dân gian trong việc xây dựng nhân vật, và cũng cho thấy vai trò là chiếc cầu nối giữa văn học dân gian và văn học viết của truyền kì. Hẳn nhiên, khi nói đến vai trò là chiếc cầu nối của truyền kì giữa hai bộ phận văn học, chúng ta không chỉ nói đến sự ảnh hưởng của văn học dân gian lên tác phẩm truyền kì mà còn nói đến sự sáng tạo của các tác giả khi tiếp nhận những ảnh hưởng ấy, cụ thể ở đây là trong cách xây dựng nhân vật. Tuy xây dựng nhân vật theo công thức chung của văn học dân gian và văn học trung đại nói chung, nhưng trong những truyện ngắn truyền kì, tính cách, số phận nhân vật được thể hiện rõ rệt, sống động hơn; tác giả có nhiều sự dụng công hơn trong việc dựng những đoạn đối thoại và cả độc thoại của nhân vật, từ đó chân dung tính cách nhân vật trở nên thuyết phục hơn. Ở chương tiếp theo, chúng tôi sẽ đi vào bàn sâu hơn về vấn đề này.

Chương 3

TRUYỀN KÌ: THỂ LOẠI ĐÁNH DẤU

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN XUÔI TRUNG ĐẠI VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẢ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI 3.1. Văn xuôi Việt Nam trước khi thể loại truyền kì xuất hiện

Trước khi những sáng tác thuộc thể loại truyền kì chính thức ra đời với những tác phẩm như Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục…, văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại đã có mặt trên văn đàn, góp một phần quan trọng vào sự phát triển của nền văn học nước nhà. Các tác phẩm truyện, kí của văn học trung đại đã xuất hiện từ buổi đầu văn học viết với Ngoại sử kí (Đỗ Thiện), Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu), Thiền uyển tập anh, Tam Tổ thực lục… Các tác phẩm này đều ra đời từ thế kỉ XIV trở về trước, trước khi truyền kì có mặt. Nếu những sáng tác truyền kì tiêu biểu cho thấy được sự gia công sáng tạo đầy tính nghệ thuật của các tác giả, là những tác phẩm văn học nghệ thuật đích thực thì những tác phẩm này chủ yếu thực hiện chức năng ghi chép, ghi chép lịch sử dân tộc hoặc ghi chép sự tích, hành trạng của các vị cao tăng, hoặc có khi là ghi chép, sưu tầm những sáng tác lưu truyền trong dân gian. Nói như thế chúng tôi không có ý phủ nhận hoàn toàn tính nghệ thuật của các tác phẩm này mà muốn nhấn mạnh những tác phẩm này nặng tính chức năng hơn là tính nghệ thuật. Đồng thời chúng cũng phản ánh tình trạng “văn sử bất phân” khá nổi bật trong văn học nghệ thuật Việt Nam buổi đầu. Ở những tác phẩm này, nếu xét trên phương diện nghệ thuật, so với những sáng tác truyền kì, có thể nhận thấy sự cách biệt. Công bằng mà nói, đây là những tác phẩm giàu giá trị sử học hơn là giá trị văn học. Trong khi đó, ở các tác phẩm truyền kì thật sự, ta nhận thấy sự sáng tạo nghệ thuật của các tác giả là rất rõ rệt chứ không phải các tác giả chỉ đơn thuẩn làm công việc ghi chép lại những truyền thuyết, sự tích, những việc kì lạ.

Đại Việt sử kí là bộ sử quy mô đầu tiên ở nước ta, được hoàn thành năm 1272, gồm 30 quyển, chép từ thời Triệu Vũ Đế (207 – 136 trCN) đến Lí Chiêu Hoàng (1224 – 1226). Dù rằng Đại Việt sử kíđã thất truyền, nhưng ta vẫn có thể thấy phần nào diện mạo của tác phẩm này qua bộ Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên, vì bộ sách này đã được Ngô Sĩ Liên thừa kế để làm nên một phần Đại Việt sử kí toàn thư. Đại Việt sử kí toàn thư ghi chép các sự việc xảy ra trong lịch sử theo thứ tự năm tháng ngày, ghi chép liên tục cả việc lớn lẫn việc nhỏ, nên rất cụ thể, chi tiết. Nếu Đại Việt sử kí toàn thư dựa theo cách viết của Đại Việt sử kí thì ta có thể thấy

Đại Việt sử kíhẳn cũng ghi chép tỉ mỉ, cụ thể như thế, và như vậy, giá trị lịch sử của

Đại Việt sử kí là không thể phủ nhận. Những lời bình của Lê Văn Hưu trong Đại Việt sử kí mà Ngô Sĩ Liên còn giữ lại được khi viết Đại Việt sử kí toàn thư cũng phần nào cho chúng ta thấy cách nhìn nhận, đánh giá của sử gia xưa đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử. Theo Từ điển văn học (Bộ mới), những lời bình sử của Lê Văn Hưu cho thấy ông không chỉ là một sử gia mà còn là một nhà văn vì những đoạn bình sử đó phản ánh một khuynh hướng thẩm mĩ nhất quán trong khi bình giá nhân vật và sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, theo chúng tôi, một tác phẩm ghi chép lịch sử cụ thể, chi tiết đến từng những việc nhỏ và ghi chép liên tục, không có sự hư cấu, không chú ý về mặt nghệ thuật tự sự thì vẫn giàu giá trị sử học hơn là giá trị văn học. Còn Đại Việt sử lược là tác phẩm sử học khuyết danh ra đời ở thế kỉ XIV, khoảng sau năm 1377, có thể đoán đây là quyển sách chép tóm tắt Đại Việt sử kí. Bởi lẽ, có những đoạn viết rất sơ sài, nhưng cũng có những đoạn viết y hệt như Đại Việt sử kí toàn thư, quyển sách ra đời sau và được viết dựa trên Đại Việt sử kí. Đây cũng là một bộ sách giàu giá trị sử học vì đây là bộ sử được chép khá sớm, từ đời Trần đến nay còn thu giữ được. Qua Đại Việt sử lược, người đọc biết được những thay đổi buổi đầu của đất nước Đại Việt, biết được lịch sử Việt Nam từ thời Triệu Đà đến Ngô Quyền, qua nhà Đinh, nhà TIền Lê, đến nhà Lí, khi Lí Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần cảnh. Đại Việt sử lược cho thấy tác giả là người có tinh thần dân tộc, có ý thức góp phần lưu giữ tài liệu lịch sử cho đời sau. Như vậy, cùng với

hoàn thành bộ Đại Việt sử kí toàn thư. Chỉ riêng điều này cũng đủ để ta khẳng định cả hai tác phẩm Đại Việt sử kíĐại Việt sử lược là những ghi chép giàu giá trị lịch sử, có đóng góp lớn lao trong việc lưu giữ lịch sử dân tộc.

Cùng với những tác phẩm ghi chép lịch sử dân tộc, trước khi thể loại truyền kì chính thức xuất hiện còn có những tác phẩm ghi chép hành trạng, cuộc đời các vị cao tăng, mang chức năng tôn giáo rất rõ rệt. Đó là những tác phẩm như Thiền uyển tập anh, Tam Tổ thực lục. Phần nhiều các tác giả của những tác phẩm này muốn trung thành với hiện thực, muốn tỏ ra những tác phẩm của mình đúng sự thật nên thường ít có những sáng tạo, tưởng tưởng. Các sáng tác này rất có ích cho việc nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử tôn giáo ở nước ta. Đồng thời qua những sáng tác này, ta thấy được những triết lí Phật giáo. Trong Tam Tổ thực lục điều đó thể hiện ở bài luận thuyết mang tính duy lí của Pháp Loa, trong Thiền uyển tập anh thể hiện qua những đoạn đối thoại, truyền giảng về giáo lí, các công án thiền… Nhìn nhận một cách khách quan, như trong phần Các giai đoạn phát triển của truyền kì chúng tôi đã đề cập, Tam Tổ thực lục, Thiền uyển tập anh khi ghi chép hành trạng các vị cao tăng vẫn có những yếu tố hoang đường, kì ảo gắn với sự ra đời hay viên tịch của nhân vật chính, nhằm để thần thành hóa nhân vật như vẫn thấy trong truyền thuyết dân gian. Tuy nhiên, những tác phẩm này phần nhiều vẫn là những ghi chép tiểu sử khô khan, vắn tắt nên ngoài giá trị tôn giáo, lịch sử, các tác phẩm này không thực sự hấp dẫn.

Những tác phẩm trên được tác giả Nguyễn Đăng Na xếp vào loại theo xu hướng lịch sử. Những sáng tác này, về cơ bản bám sát lịch sử, lấy nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử làm đối tượng phản ánh. Những nhân vật lịch sử ở đây là những người tác động đến lịch sử dân tộc và lịch sử dân tộc ở đây cũng hiểu theo nghĩa rộng là những gì liên quan đến đời sống người Việt, trong đó có tôn giáo.

Cùng với những bộ sách ghi ghép lịch sử dân tộc, lịch sử tôn giáo, trước khi truyền kì xuất hiện, văn xuôi tự sự Việt Nam còn có sự góp mặt của các tác phẩm vốn là những công trình ghi chép, sưu tầm những truyện cổ được lưu truyền trong dân gian. Nếu những sáng tác kể trên chưa thoát khỏi văn học chức năng thì những

tác phẩm được nói ở đây chưa thoát khỏi văn học dân gian. Tiêu biểu cho tác phẩm loại này là Lĩnh Nam chích quái. Đây là công trình sưu tầm những truyện cổ, chủ yếu là truyền thuyết từ thời xa xưa của dân tộc ta. Đó có thể là truyện về nguồn gốc dân tộc Việt (Họ Hồng Bàng), về quá trình chinh phục tự nhiên, mở rộng địa bàn cư trú (Thần núi Tản Viên, Ngư tinh, Hồ tinh…) đến chuyện đánh giặc cứu nước (Đổng Thiên Vương). Những truyền thuyết này từ lâu đã được lưu truyền trong dân gian, nay được tác giả Lĩnh Nam chích quáitập hợp hệ thống lại. Là công trình sưu tầm tác phẩm dân gian, Lĩnh Nam chích quái chưa thể hiện cá tính sáng tạo của tác giả. Những yếu tố nghệ thuật trong Lĩnh Nam chích quái là nghệ thuật dân gian, chưa thể hiện rõ chất văn chương bác học như những tác phẩm truyền kì sau này.

Có thể xem Việt điện u linhlà một kiểu tác phẩm trung gian giữa Đại Việt sử kí toàn thư, Tam Tổ thực lục, Thiền uyển tập anhvới Lĩnh Nam chích quái. Là một tác

Một phần của tài liệu vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của văn học việt nam (Trang 77)