Đánh giá việc hình thành kĩ năng làm việc nhóm của học sinh

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo trạm một số kiến thức của chương “chất khí” – vật lý 10 ban cơ bản ở trường thpt (Trang 111 - 117)

9. Bố cục của luận văn

3.5.2. Đánh giá việc hình thành kĩ năng làm việc nhóm của học sinh

Ưu điểm của kiểu dạy học theo trạm là không chỉ mang lại hứng thú cho người học, tác động đến ý thức học tập mà còn giúp cho HS hình thành được các kĩ năng trong quá trình học tập. Ngoài kĩ năng làm thí nghiệm đã được đánh giá ở phần các tiêu chí học tập còn có kĩ năng giao tiếp và kĩ năng hợp tác nhóm. Sự thay đổi đó được thể hiện ở các bảng sau:

Nội dung thăm dò

Số lượng Thường xuyên Thỉnh thoảng Không 1. Em có mạnh dạn đưa ý kiến nhận xét liên quan đến nhiệm vụ học tập.

Trước TN 8 10 17

Sau TN 14 15 6

2. Em có tự tin khi góp ý và giảng bài cho bạn.

Trước TN 7 10 18

Sau TN 12 14 9

3. Khi bạn có ý kiến trái với ý kiến của em, đợi bạn nói xong rồi em mới đưa ý kiến.

Trước TN 9 13 13

Sau TN 20 8 7

4. Em tự tin khi trình bày một vấn đề trước tập thể.

Trước TN 6 14 15

Sau TN 13 17 5

5. Những ý kiến của em được các bạn đồng ý.

Trước TN 8 12 15

Sau TN 23 8 4

Bảng 3.7. Kĩ năng giao tiếp của HS

* Nhận xét: Dựa vào bảng 3.7 ta thấy kĩ năng giao tiếp của HS đã có sự thay đổi theo hướng tích cực sau khi tham gia các giờ học được tổ chức dạy học theo trạm. Cụ thể đối với việc lắng nghe ý kiến của bạn, HS đã biết cách thể hiện cho dù ý kiến của bạn là khác ý với bản thân. Các em đã tự tin nhiều hơn khi phát biểu ý kiến và

biết cách góp ý cho bạn.

Nội dung thăm dò

Số lượng Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng Không

1. Em có tham gia phân công nhiệm vụ của nhóm. Trước TN 7 9 19 Sau TN 14 14 7 2. Em có chấp nhận nhiệm vụ được nhóm phân công. Trước TN 10 13 12 Sau TN 13 19 3

3. Em có chú tâm thực hiện nhiệm vụ được nhóm phân công.

Trước TN 8 13 14

Sau TN 19 11 5

4. Khi gặp vấn đề chưa hiểu, em có trao đổi với bạn.

Trước TN 7 14 14

Sau TN 18 14 3

5. Khi bạn không hiểu bài, em có sẵn lòng giải thích.

Trước TN 10 12 13

Sau TN 23 7 5

Bảng 3.8. Khả năng hợp tác nhóm của HS

* Nhận xét: Từ kết quả bảng 3.8 cho thấy HS đã biết cách hợp tác với nhau trong quá trình hoạt động, cụ thể:

- Trước khi tiến hành TN, phần lớn các em đều chọn phương án “không”, phương án “thương xuyên” được các em lựa chọn rất ít. Sau khi tiến hành TN, số lượng các em lựa chọn phương án “thương xuyên” chiếm tỉ lệ lớn so với phương án “không”.

- Lúc đầu HS còn ngại hỏi lại bạn khi chưa hiểu bài (câu 4, lựa chọn “không” 14/35), không chú tâm vào thực hiện nhiệm vụ (câu 3, lựa chọn “không” 14/35) hoặc không chấp nhận thực hiện các công viện được giao (câu 2, lựa chọn “không” 12/35); sau TN, các em nhận thấy được lợi ích của việc học từ bạn nên đã có sự thay đổi tích cực (câu 2, lựa chọn “thường xuyên” là 13/35; “không” là 3/35. Câu 3,

lựa chọn “thường xuyên” là 19/35; “không” là 5/35. Câu 4, lựa chọn “thường xuyên” là 18/35; “không” là 3/35 ).

- Ý thức giúp đỡ bạn cùng nhóm cũng đã tăng đáng kể, sẵn lòng giải thích để bạn hiểu (câu 5, trước TN lựa chọn “thường xuyên” là 10/35; “không” là 13/35; sau TN lựa chọn “thường xuyên” là 23/35; “không” là 5/35).

Qua việc phân tích các phiếu thăm dò HS, chúng tôi có nhận xét:

Trên cơ sở phân tích kết quả thu được từ đợt TN và phiếu thăm dò, chúng tôi rút ra nhận xét:

- Việc vận dụng dạy học theo trạm vào dạy học đã tạo động lực cho HS trong học tập, giúp HS nâng cao khả năng tự học, biến quá trình dạy của thầy thành quá trình tự tìm tòi của trò.

- Kết quả điểm số từ các bài kiểm tra, cho thấy kết quả học tập được tăng lên đáng kể.

- Qua kết quả bài kiểm, chúng ta thấy rằng HS lớp TN làm chủ kiến thức tốt hơn, nắm kiến thức vững hơn lớp ĐC.

- Các giờ học có áp dụng dạy học theo trạm đã giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, tạo cho các em có nhiều cơ hội rèn luyện và phát triển các kĩ năng mềm hiệu quả.

Từ kết quả TN sư phạm, chúng tôi khẳng định việc sử dụng dạy học theo trạm vào dạy học Vật lý ở trường THPT là có thể thực hiện được. Hiệu quả GD mà kiểu dạy học theo trạm mang lại đã được thể hiện trong quá trình học tập và kết quả thu được từ bài kiểm tra, nhưng để đánh giá được hết những ưu điểm của kiểu dạy học theo trạm thì đòi hỏi cần phải có nhiều thời gian để áp dụng vào trong quá trình dạy học.

3.5.3. Ý kiến đánh giá của giáo viên về kiểu dạy học theo trạm cuối đợt thực nghiệm sư phạm

Sau khi kết thúc đợt TN sư phạm, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra để thăm dò ý kiến của các GV trong tổ Vật lý của trường THPT Nguyễn Huệ nhằm

đánh giá những mặt tích cực và những mặt còn hạn chế trong quá trình TN sư phạm với kiểu tổ chức dạy học theo trạm. Tổng số phiếu phát ra là 8, tổng số phiếu thu về là 8. Kết quả thăm dò ý kiến của GV như sau:

 Đánh giá chung

Có 7 GV đánh giá xếp loại tốt với số điểm đánh giá từ 18,5 – 20 điểm, 1 GV đánh giá xếp loại khá với số điểm đánh giá 17,5 điểm, không có GV nào đánh giá ở mức trung bình và yếu, cụ thể:

GV đánh giá Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm đánh giá Tổng điểm Trần Đăng Thức 1. Hiểu biết về HS 2 2 19 2. Mục tiêu 2 2 3. Chuẩn bị 7 6 4. Các hoạt động dạy – học 10 9 Võ Đông Chấn 1. Hiểu biết về HS 2 2 17,5 2. Mục tiêu 2 2 3. Chuẩn bị 7 5 4. Các hoạt động dạy – học 10 8,5 Đỗ Thị Minh Phương 1. Hiểu biết về HS 2 2 20 2. Mục tiêu 2 2 3. Chuẩn bị 7 7 4. Các hoạt động dạy – học 10 9 Trần Quốc Huy 1. Hiểu biết về HS 2 2 18,5 2. Mục tiêu 2 2 3. Chuẩn bị 7 6 4. Các hoạt động dạy – 10 8,5

học

Nguyễn Thị Thu Thủy

1. Hiểu biết về HS 2 2 19,5 2. Mục tiêu 2 2 3. Chuẩn bị 7 6,5 4. Các hoạt động dạy – học 10 9 Đàm Công Triều 1. Hiểu biết về HS 2 2 19 2. Mục tiêu 2 2 3. Chuẩn bị 7 6 4. Các hoạt động dạy – học 10 9 Nguyễn Huy Hùng 1. Hiểu biết về HS 2 2 20 2. Mục tiêu 2 2 3. Chuẩn bị 7 7 4. Các hoạt động dạy – học 10 9 Nguyễn Thị Thanh Hương 1. Hiểu biết về HS 2 2 19 2. Mục tiêu 2 2 3. Chuẩn bị 7 6 4. Các hoạt động dạy – học 10 9

Bảng 3.9. Điểm đánh giá của GV về kiểu dạy học theo trạm

 Ý kiến nhận xét • Ưu điểm

- GV TN đã sử dụng những kiến thức cũ để làm nảy sinh kiến thức mới cần nghiên cứu và xác định được kiến thức trọng tậm cần được hình thành.

- Có sự chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, nhiệm vụ ở từng trạm được thiết kế rõ ràng, chính xác, phù hợp với năng lực của HS. Một số trạm có sự liên hệ với thực tiễn nên kích thích và tạo được hứng thú cho HS trong quá trình học tập.

- Kiểu dạy học đã tạo điều kiện cho HS tự tìm tòi để đưa ra kiến thức mới; tạo môi trường hợp tác, trao đổi, thảo luận và cạnh tranh giữa HS với nhau, các nhóm với nhau trong suốt quá trình học tập.

- Kiểu dạy học theo trạm đã tạo ra được sự tự chủ cho HS, HS tự lực làm việc tại các trạm, không cần GV hướng dẫn quá tỉ mỉ. Quá trình dạy học trở thành quá trình tự học của HS, HS tự dạy nhau, học hỏi lẫn nhau.

- Qua việc thực hiện các vòng tròn học tập, HS nắm vững nội dung bài học một cách sâu sắc hơn, khắc phục được sự thiếu thốn về thiết bị thí nghiệm khi tổ chức thí nghiệm đồng loạt cho HS. Việc tổ chức dạy học theo trạm làm cho HS được trải nghiệm với các dụng cụ, thí nghiệm thật, ứng dụng trực tiếp vào trong SGK, học được nhiều kĩ năng sống và cách làm việc khoa học.

• Hạn chế

- Để tổ chức dạy học theo trạm, đòi hỏi GV phải có năng lực quản lí, điều hành HS; có kiến thức và kĩ năng thực hành vững chắc để giải thích, hướng dẫn cho HS.

- Dạy học theo trạm là một kiểu dạy học hay, nhưng để thực hiện thì đòi hỏi người GV phải tốn nhiều công sức để chuẩn bị đồ dùng học tập, phiếu học tập, ... Đồng thời nếu tổ chức không tốt thì sẽ mất rất nhiều thời gian mà hiệu quả học tập của HS lại không cao trong khi thời gian phân phối cho mỗi bài lại rất ít. Vì vậy hầu hết các GV còn e ngại vận dụng nó vào dạy học ở trường THPT.

• Hướng khắc phục

- Trước khi tiến hành tiết dạy có áp dụng kiểu dạy học mới, GV phải có sự chuẩn bị kĩ về kiến thức, làm trước các thí nghiệm có liên quan để dự đoán được những khó khăn mà HS có thể gặp khi hoàn thành các nhiệm vụ.

- Khi đánh giá kết quả học tập của HS cần kết hợp đánh giá giữa điểm số với việc hình thành các kĩ năng của HS.

- Các trường phổ thông phải có đồ dùng học tập đầy đủ, tạo điều kiện về thời gian để kích thích GV vận dụng các kiểu dạy học mới vào dạy học mà không phải có áp lực về quy định thời gian trong mỗi tiết học.

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo trạm một số kiến thức của chương “chất khí” – vật lý 10 ban cơ bản ở trường thpt (Trang 111 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)