Các bước tổ chức một giờ học theo kiểu dạy học theo trạm

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo trạm một số kiến thức của chương “chất khí” – vật lý 10 ban cơ bản ở trường thpt (Trang 42 - 45)

9. Bố cục của luận văn

1.2.6. Các bước tổ chức một giờ học theo kiểu dạy học theo trạm

Để cho HS nắm bắt được cách thức làm việc, hình thức đánh giá kết quả học tập nhằm tạo ra sự ganh đua giữa các nhóm và giữa các HS với nhau, đồng thời tránh được tình trạng mất trật tự trong quá trình làm việc cũng như năng lực học tập của HS giữa các nhóm chênh lệch nhau sẽ làm cho kết quả học tập giữa các nhóm quá chênh lệch nhau thì khi tổ chức một giờ dạy học theo trạm, GV cần phải tiến hành theo các bước sau:

- Bước 1: Thống nhất nội quy học tập theo trạm

GV giới thiệu nội dung học tập ở các trạm, số lượng các trạm. Giới thiệu phiếu học tập – phiếu hỗ trợ và cách làm việc làm việc trên các phiếu học tập. v.v.

- Bước 2: Chia nhóm

Đây là công việc đơn giản nhưng lại rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của quá trình học tập. Tùy thuộc vào mức độ khó – dễ, của kiến thức, thời gian, mà GV có thể cho HS tự chia nhóm theo sở thích hoặc GV tự chia nhóm để việc học được thuận lợi và tránh mất nhiều thời gian.

- Bước 3: HS có thể làm việc cá nhân, theo cặp hay theo nhóm tùy theo yêu cầu nhiệm vụ học tập ở mỗi trạm. Bước này GV quan sát và trợ giúp cho HS khi gặp phải khó khăn trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập.

Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ các trạm theo thời gian quy định, từng nhóm cử đại diện trình bày kết quả trạm cuối cùng mà nhóm vừa hoàn thành trước lớp. Thứ tự trình bày là bắt đầu từ trạm 1. Các trạm còn dư lại sẽ lấy tinh thần xung phong của các nhóm lên báo cáo kết quả. Sau khi một nhóm lên trình bày kết quả ở từng trạm hoàn thành, các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm vừa báo cáo.

Khi các nhóm đã báo cáo xong, GV trình chiếu đáp án cho từng trạm, các nhóm trao đổi phiếu học tập cho nhau để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các nhóm ở từng trạm, trên cơ sở đó các đánh giá – cho điểm các nhóm khác đối với hai tiêu chí: đánh giá tính tích cực của nhóm và đánh giá phiếu học tập.

Yêu cầu HS thu dọn các trạm học tập sau khi hoàn thành công việc. Không được làm hư hỏng thiết bị thí nghiệm và mất trật tự trong khi đang học tập.

1.2.7. Ưu điểm, hạn chế và tầm quan trọng của dạy học theo trạm 1.2.7.1. Ưu điểm của dạy học theo trạm

Thông qua quá trình hiểu, tôi nhận thấy kiểu dạy học theo trạm có những ưu điểm nổi trội sau:

- Trong quá trình học tập, từng cá nhân, từng cặp hoặc từng nhóm HS phải phải tự tìm hiểu để giải quyết các nhiệm vụ học tập ở từng trạm. Do đó, HS được tự chủ, tích cực hoạt động tham gia giải quyết các nhiệm vụ học tập.

- Nhiệm vụ học tập ở từng trạm sẽ được nhóm phân chia ra từng nhiệm vụ nhỏ, từng nhiệm vụ nhỏ này sẽ được giao cho từng cá nhân hoặc từng nhóm HS hoàn thành trong thời gian quy định, sau đó thư kí sẽ tổng hợp lại thành một nhiệm vụ hoàn chỉnh. Thông qua quá trình hoàn thành nhiệm vụ đó sẽ giúp cho HS tự kiểm tra, đánh giá kết quả của cá nhân và của nhóm mình, qua đó nâng cao năng lực đánh giá của bản thân.

- HS có cơ hội nâng cao kĩ năng làm việc theo nhóm, các kĩ năng tranh luận, các phương pháp giải quyết vấn đề.

- Thông qua quá trình hoàn thành nhiệm vụ học tập sẽ giúp cho GV cá biệt hóa được trình độ của từng HS, qua đó bồi dưỡng HS giỏi và rèn luyện HS yếu.

- Nâng cao hứng thú của HS nhờ các nhiệm vụ học tập tích cực đặc biệt là những nhiệm vụ thiết kế chế tạo và thực hiện các thí nghiệm đơn giản.

- Khắc phục được khó khăn thiếu thốn về trang thiết bị nếu cho HS tiến hành đồng loạt.

- Với kiểu tổ chức dạy học theo trạm, GV có thể mở rộng kiến thức cho HS một cách toàn diện hơn thông qua các nhiệm vụ học tập ở các trạm tự chọn. Phát triển khả năng nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của vấn đề cần giải quyết. 1.2.7.2. Hạn chế của dạy học theo trạm

Đi đôi với những ưu điểm nói trên, kiểu dạy học theo trạm có những điểm hạn chế sau:

- GV phải có thời gian chuẩn bị nội dung và nguyên vật liệu công phu.

- Thời gian cần để tiến hành dạy học một đơn vị kiến thức theo kiểu dạy học này thường dài hơn thời gian khi dạy dưới hình thức truyền thống.

- Dạy học theo trạm không thích hợp với các lớp học có sĩ số đông vì người dạy sẽ rất khó bao quát lớp

- Đòi hỏi người dạy phải có vốn kiến thức sâu rộng và năng lực giao tiếp tốt. Người dạy sẽ gặp nhiều khó khăn khi kiến thức chuyên môn hạn hẹp và ít kinh nghiệm tổ chức các hoạt động tập thể.

- Nếu không tổ chức tốt dễ có tình trạng những thành viên khá giỏi giữ vai trò lấn át, một số khác ỷ lại không chịu làm việc, dựa dẫm ăn theo.

- Hiệu quả học tập phụ thuộc hoạt động của các thành viên, nếu trong nhóm có thành viên bất hợp tác thì hiệu quả sẽ thấp.

1.2.7.3. Tầm quan trọng của dạy học theo trạm

Đối với nhà trường

- Nâng cao được chất lượng GD của trường, đào tạo những con người có các kĩ năng tư duy cao, kĩ năng cộng tác, giao tiếp; tạo cho HS lòng tin vào kiến thức hàn lâm.

- Tạo môi trường học tập thân thiện, HS tích cực và ganh đua trong quá trình học tập.

- Tối ưu hóa sự bình đẳng giữa các cơ hội GD. Môi trường làm việc hợp tác sẽ tạo cho mọi HS có ý thức làm việc; vai trò và trách nhiệm được phân chia theo khả năng phù hợp với năng lực cá nhân nên ai cũng có cơ hội thể hiện mình.

Đối với học sinh

- HS nắm được kiến thức bài học nhưng vẫn bảo đảm có tính thực tế, từ đó kết quả học tập của HS sẽ được nâng cao nhờ sự hiểu biết sâu sắc.

- Trong quá trình làm việc, mỗi HS sẽ học hỏi được các hành vi ứng xử với người khác, với tập thể; từ đó giúp cho mỗi HS dễ dàng hòa nhập với cuộc sống.

- Trong quá trình làm việc tại các trạm cũng như thông qua các buổi thảo luận, các HS sẽ được trao đổi, tranh luận với các bạn trong nhóm, với nhóm khác; từ đó HS sẽ tự nhận xét về ưu và nhược điểm của bản thân và có định hướng nghề nghiệp sau này cho bản thân.

Đối với giáo viên

- Đạt được mục tiêu: nâng cao chất lượng bài giảng và hình thành, phát triển các kĩ năng sống, nhân cách cho HS. Góp một phần nhỏ vào việc đổi mới PPDH.

- Trong quá trình học tập luôn có sự trao đổi ý kiến qua lại về các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ học tập ở các trạm, từ đó tạo mối quan hệ gần gũi giữa thầy và trò, giúp nhiều cho GV trong quá trình giáo dục HS, nhất là HS cá biệt.

- Với kiểu tổ chức dạy học theo trạm, GV có cơ hội thể hiện nhiều vai trò khác nhau, không chỉ là người truyền thụ kiến thức, mà còn là người tổ chức, quản lí, giám sát, động viên cũng như nhắc nhở khi HS làm việc tại các trạm.

- GV có cơ hội phát hiện năng lực của HS, từ đó lên kế hoạch bồi dưỡng những HS khá - giỏi, khắc phục những HS yếu kém.

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo trạm một số kiến thức của chương “chất khí” – vật lý 10 ban cơ bản ở trường thpt (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)