0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Kết luận của chương 3

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO TRẠM MỘT SỐ KIẾN THỨC CỦA CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” – VẬT LÝ 10 BAN CƠ BẢN Ở TRƯỜNG THPT (Trang 117 -151 )

9. Bố cục của luận văn

3.6. Kết luận của chương 3

Qua việc tổ chức, theo dõi và phân tích diễn biến của các giờ TN, kết hợp trao đổi với GV và HS, cũng như kết quả thu được qua bài kiểm tra cuối đợt TN sư phạm và qua các tiêu chí đánh giá, chúng tôi có nhận xét như sau:

Phương án dạy học đã được soạn thảo là có thể thực hiện được. HS được trải nghiệm nhiều phong cách làm việc khác nhau nên làm các em hứng thú, tích cực và tự giác hơn trong học tập.

Với kiểu dạy học theo trạm, HS được tự nghiên cứu, tìm tòi, được trao đổi, tranh luận với bạn bè, GV. Điều này giúp HS nhận ra được những sai lầm về nhận thức của bản thân, đồng thời giúp GV kiểm soát được những hoạt động nhận thức của HS để kịp thời sửa chữa những sai lầm mà HS mắc phải.

Do HS đã quen với cách học truyền thống là nghe giảng và ghi chép nên ban đầu các em còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn, cần GV hướng dẫn nhiều; nhưng sau đó các em đã nhanh chóng thích nghi và tự lực thực hiện các hoạt động học tập dễ dàng hơn.

Các kết quả thu được cả về mặt định tính, định lượng và phiếu điều tra cuối đợt TN sư phạm đã cho thấy không những kết quả học tập được tăng lên mà các kĩ năng làm việc nhóm của HS cũng đã được cải thiện, phần lớn HS rất thích được học với kiểu dạy học theo trạm; các GV đều đánh giá cao về kết quả mà kiểu dạy học theo trạm mang lại. Từ những kết quả đạt được của quá trình TN sư phạm giúp ta khẳng định rằng việc áp dụng kiểu dạy học theo trạm vào dạy học môn Vật lý ở trường THPT là có thể thực hiện được, góp phần vào đổi mới PPDH ở các môn học khác nói chung và môn Vật lý nói riêng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, đề tài đã đạt được kết quả sau đây:

-

Trình bày mục tiêu của GD, sự đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay và cơ sở lý luận của kiểu dạy học theo trạm. Tìm hiểu thực tiễn vận dụng dạy học theo trạm trong dạy học Vật lý ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu và cấu trúc của chương “Chất khí” – Vật lý 10 ban Cơ bản. Thiết kế tiến trình dạy học theo trạm một số kiến thức của chương “Chất khí” – Vật lý 10 ban Cơ bản gồm 9 trạm (7 trạm bắt buộc và 2 trạm tự chọn) và xây dựng công cụ để đánh giá quá trình học tập của HS.

-

Tiến hành TN sư phạm mà kết quả cho thấy các em HS đều cảm thấy hứng thú với giờ học được tổ chức dạy học theo trạm sau khi được học tập với kiểu dạy học này, hầu hết các em HS đều có sự chuyển biến tích cực về kết quả học tập và kĩ năng làm việc nhóm, đồng thời phát triển được năng lực tự tìm tòi xây dựng kiến thức cho HS. Các GV đều cho rằng việc vận dụng kiểu dạy học theo trạm vào dạy học ở trường THPT sẽ tốn nhiều thời gian và công sức của GV nhưng có hiệu quả GD cao. Vì vậy, ngành GD cần tạo mọi điều kiện cả về thời gian lẫn vật chất nhằm động viên và cổ vũ GV ở các trường THPT tích cực vận dụng các PPDH tích cực nói chung và kiểu dạy học theo trạm nói riêng vào dạy học để góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học. Từ đó chúng tôi có một số kiến nghị sau:

Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục và các trường THPT cần tạo

mọi điều kiện để GV có thể tăng cường áp dụng các PPDH tích cực nói chung và kiểu dạy học theo trạm nói riêng vào dạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình dạy và học. Tiếp tục cải cách chương trình, SGK sao cho khoa học, hiện đại, không nặng về kiến thức hàn lâm, lồng ghép nội dung GD kĩ năng mềm cho HS vào trong chương trình. Tổ chức các buổi tập huấn, phổ biến rộng rãi các PPDH tích cực cho GV, trong đó có kiểu dạy học theo trạm. Tổ chức thi đua, khen thưởng kịp thời các cá nhân, đơn vị sử dụng PPDH tích cực có hiệu quả.

Cần có những chính sách ưu đãi với GV: tăng lương; giảm giờ dạy... để

GV có thời gian đầu tư cho công việc giảng dạy tốt hơn.

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cơ bản cho việc đổi

mới PPDH hiện đại.

Tiếp tục đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá, để đánh giá được khả năng tư duy phê phán, phát hiện và giải quyết vấn đề ở HS. Chú trọng đến việc hình thành và rèn luyện kĩ năng sống cho HS thông qua các bài lên lớp, đưa yêu cầu này trở thành một yêu cầu nhất thiết phải đạt được ở mỗi giờ học. Bởi lẽ việc HS được trang bị các kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tìm kiếm thông tin, kĩ năng làm việc hợp tác ... là mục đích cuối cùng của quá trình GD.

Đổi mới PPDH vẫn đang là nhiệm vụ hàng đầu của GD Việt Nam hiện nay, PPDH hiện đại phải mang lại cho người học những điều cơ bản về kiến thức và kĩ năng sống, trong đó dạy học theo trạm là một kiểu dạy học đáp ứng được yêu cầu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo dự án Việt – Bỉ (2010), Dạy và học tích cực, NXB Đại học sư phạm.

[2]. Nguyễn Văn Biên (2008), Tổ chức giờ học vật lý bằng phương pháp tổ chức dạy học theo trạm, Hội thảo PPDHVL trường đại học sư phạm Hà Nội.

[3]. Jacques Delors (2003), Học tập một kho báu tiềm ẩn, NXB Giáo dục.

[4]. Nguyễn Mạnh Hùng (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường trung học phổ thông – Tổ chức hoạt động dạy học vật lý tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông, NXB Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. [5]. Trần Duy Hưng (2000), Quy trình kiến tạo tình huống dạy học theo nhóm nhỏ, Nghiên cứu giáo dục, (số 7), tr 17 – 18.

[6]. Nguyễn Thị Phương Hoa (2005), Về phương pháp dạy – học hợp tác, Tạp chí Khoa học, (số 3) trường ĐHSP Hà Nội.

[7]. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học sư phạm.

[8]. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực, NXB Giáo dục, Hà Nội. [9]. Lê Thùy Linh (2008), “Vận dụng phương pháp cùng tham gia trong dạy học giáo dục học ở các trường sư phạm nhằm phát huy vai trò của người học”, Tạp chí Giáo dục, (số 189), tr 29 – 30.

[10]. Lê Nguyễn Long (2000), Thử đi tìm những phương pháp dạy học hiệu quả,

NXB Giáo dục.

[11]. Hoàng Lê Minh (2007), Tổ chức dạy học hợp tác trong môn toán ở trường THPT, Luận án tiến sĩ giáo dục học. Trường ĐHSP Hà Nội.

[12]. Trần Văn Nghiên (2010), Tổ chức dạy học theo trạm một số kiến thức chương “Mắt – Các dụng cụ quang học” – Sách giáo khoa vật lý lớp 11 nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Hà Nội.

[13]. Nguyễn Thị Quỳnh Phương (2008), Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh trung học phổ thông thông qua hình thức tổ chức học tập theo nhóm tại lớp, Tạp chí Giáo dục, (số 186), tr 27 – 29.

[14]. Đỗ Hương Trà (2011), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông, NXB Đại học sư phạm.

[15]. Nguyễn Đức Thạc (2004), Rèn luyện kĩ năng sống – một hướng tiếp cận mới về chất lượng giáo dục – đào tạo, Tạp chí giáo dục,(số 81),tr 45.

[16]. Dương Thiệu Tống (2005), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Khoa học xã hội.

[17]. Nguyễn Hữu Tòng (2004), Dạy học vật lý ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động dạy học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, NXB Đại học sư phạm.

[18]. Nguyễn Thị Thùy Trang (2009), Phát huy tính tích tích cực, tự lực của học sinh trong dạy các chủ đề vật lý tự chọn thông qua hoạt động nhóm, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

[19]. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (2001), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

[20]. Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

[21]. Phạm Thị Hoài Thu (2010), Tổ chức dạy học theo trạm một số kiến thức chương “Điện học” – Lớp 9 – THCS, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Hà Nội.

[22]. Trần Thị Thanh Vân (2011), Tổ chức dạy học theo trạm một số nội dung kiến thức chương “Cơ học” - Vật lý 8 – Trung học cơ sở, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Hà Nội.

[23]. Lâm Thanh Vũ (2011), Tổ chức dạy học theo trạm một số nội dung kiến thức chương “Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng” - Vật lý 9, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Hà Nội.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

Phiếu đánh giá về dạy học theo trạm (Dùng cho HS)

Để đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của kiểu dạy học theo trạm sau khi tổ chức dạy học theo trạm một số kiến thức của chương “Chất khí” – Vật lý 10 ban Cơ bản, giáo viên Trần Văn Thái tiến hành thăm dò ý kiến của học sinh lớp thực nghiệm sư phạm (lớp 10A2). Các em đánh dấu vào đáp án mà mình lựa chọn. Xin cảm ơn các em.

I. Thái độ của học sinh đối với kiểu dạy học theo trạm 1. Em có nhận xét gì về kiểu dạy học theo trạm A. Bình thường như cách dạy học truyền thống.

B. Hay và tạo ra được sự hứng thú trong quá trình học. C. Nhàm chán trong quá trình học.

2. Em có thích được học tập thường xuyên với kiểu học tập theo trạm không?

A. Rất thích B. Thích C. Không thích D. Không quan tâm

3. Em thấy kiểu dạy học theo trạm có điểm nào hay hơn các phương pháp dạy học truyền thống?

Đúng Sai

: Phải tự tìm tòi để xây dựng kiến thức mới.

: Thường xuyên trao đổi với các bạn cùng nhóm trong quá trình học tập

: Hiểu bài mà không cần phải ghi chép nhiều

: Cảm thấy hứng thú vì hình thức các trạm đa dạng, phong phú và hấp

dẫn (thí nghiệm thực, thí nghiệm ảo, ....)

: Tự thiết kế và tiến hành thí nghiệm

II. Kĩ năng giao tiếp của học sinh

1. Em có mạnh dạn đưa ý kiến nhận xét liên quan đến nhiệm vụ học tập.

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C.

Không

2. Em có tự tin khi góp ý và giảng bài cho bạn.

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không

3. Khi bạn có ý kiến trái với ý kiến của em, đợi bạn nói xong rồi em mới đưa ý kiến. A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không

4. Em tự tin khi trình bày một vấn đề trước tập thể.

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không 5. Những ý kiến của em được các bạn đồng ý.

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không

III. Khả năng hợp tác nhóm

1. Em có tham gia phân công nhiệm vụ của nhóm.

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không

2. Em có chấp nhận nhiệm vụ được nhóm phân công.

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không

3. Em có chú tâm thực hiện nhiệm vụ được nhóm phân công.

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không

4. Khi gặp vấn đề chưa hiểu, em có trao đổi với bạn.

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không

5. Khi bạn không hiểu bài, em có sẵn lòng giải thích.

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không

PHỤ LỤC 2

Phiếu đánh giá về dạy học theo trạm (Dùng cho giáo viên)

Nhằm đánh giá những mặt tích cực và những mặt còn hạn chế trong quá trình thực nghiệm sư phạm với kiểu tổ chức dạy học theo trạm một số kiến thức của chương “Chất khí” – Vật lý 10 ban Cơ bản, tôi xin được thăm dò ý kiến của các quý thầy giáo (cô giáo) trong tổ vật lý của trường THPT Nguyễn Huệ - Đăk Lăk. Rất mong nhận được ý kiến góp ý của quý thầy giáo (cô giáo). Xin chân thành cảm ơn .

HỌ TÊN GIÁO VIÊN NHẬN XÉT: ...

Tiêu chí đánh giá Điểm

tối đa

Điểm

đánh giá Nhận xét

1. Hiểu biết về học sinh 2

1.1. Xác định được những kiến thức học sinh

đã biết có liên quan đến bài học 1 1.2. Xác định được những kiến thức mới cần

hình thành 1

2. Mục tiêu 2

2.1. Xác định được đúng mục tiêu của bài học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng và trình độ học sinh và có mục tiêu riêng theo từng trạm

1

2.2. Viết được mục tiêu cụ thể làm căn cứ để

đánh giá kết quả dạy học 1

3. Chuẩn bị 7

3.1. Có đầy đủ đồ dùng học tập phục vụ cho

từng trạm học tập 1

3.2. Các bài tập, nhiệm vụ đảm bảo 5  Phù hợp với hoạt động của từng trạm 1

 Rõ ràng, cụ thể và phù hợp với năng lực

của học sinh 1

 Nội dung hoạt động của mỗi trạm có sự liên kết với các trạm khác hướng tới mục tiêu của bài học, đảm bảo học sâu

1

 Trọng tâm, thiết thực, hiệu quả và khả

thi 1

 Nội dung có tính liên hệ với thực tiễn 1

4. Các hoạt động dạy - học 10

4.1. Thiết kế, tổ chức và hướng dẫn học sinh

đảm bảo: 5

 Thiết kế các trạm hợp lí, có đủ đồ dùng

và phương tiện cho học sinh hoạt động 1  Hướng dẫn, tổ chức cho học sinh lựa

chọn trạm xuất phát phù hợp với phong cách học, tạo hứng thú học tập, đảm bảo học thoải mái

1

 Hướng dẫn các nhóm học sinh làm việc tại các trạm, có sự hỗ trợ kịp thời đối với học sinh.

1

 Hướng dẫn các nhóm luân chuyển qua các trạm một cách linh hoạt, đảm bảo học sâu và hiệu quả

1

 Học sinh tích cực, chủ động hoạt động, phát hiện kiến thức và rèn luyện có hiệu quả.

1

4.2. Thiết kế các trạm phù hợp với khả năng

học tập của học sinh 5

nhiệm vụ của các trạm

 Học sinh được trình bày kết quả, chia sẻ và nghe thông tin phản hồi 1  Học sinh tự đánh giá và đánh giá đồng

đẳng 1

 Giáo viên đánh giá để hoàn thiện và

củng cố kiến thức, kĩ năng 1  Học sinh hiểu và vận dụng được kiến

thức, kĩ năng 1 Tổng cộng 21  Đánh giá chung:  Tốt (18 – 21 điểm): ...  Khá (15 – 17,5 điểm): ...  Trung bình (10- 14,5 điểm): ...  Yếu ( dưới 10 điểm): ...  Ý kiến nhận xét:  Ưu điểm: ... ...  Hạn chế: ... ...  Hướng khắc phục: ... ...

PHỤ LỤC 3 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT

MÔN: VẬT LÝ (CHƯƠNG: CHẤT KHÍ) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM)

Câu 1: Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt?

Câu 2: Một khối khí thay đổi trạng thái như đồ thị biểu diễn. Sự biến đổi khí trên trải qua hai quá trình nào?

A. Nung nóng đẳng tích rồi nén đẳng nhiệt B. Nung nóng đẳng tích rồi dãn đẳng nhiệt C. Nung nóng đẳng áp rồi dãn đẳng nhiệt D. Nung nóng đẳng áp rồi nén đẳng nhiệt

Câu 3: Phát biểu nào sau đây phù hợp với định luật Gay-luy-xác?

A. Trong quá trình đẳng áp, thể tích của một lượng khí nhất định tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

B. Trong quá trình đẳng áp, thể tích của một lượng khí nhất định tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối.

C. Trong quá trình đẳng áp, thể tích của một chất khí nhất định tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối.

D. Trong quá trình đẳng áp, thể tích của một lượng khí nhất định tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối.

Câu 4: Định luật Sác-lơ được áp dụng cho quá trình

A. Đẳng tích B. Đẳng nhiệt C. Đẳng áp D. Đoạn nhiệt

Câu 5:Quá trình nào sau đây có liên quan tới định luật Sác-lơ? A. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng, phồng lên như cũ.

0 V T A 0 V T B 0 V T C 0 V T D p p2 p1 1 T2 T1 2 3 T O

p p2 p1 1 T2 T1 2 3 T O

B. Thổi không khí vào một quả bóng bay. C. Đun nóng khí trong một xilanh kín.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO TRẠM MỘT SỐ KIẾN THỨC CỦA CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” – VẬT LÝ 10 BAN CƠ BẢN Ở TRƯỜNG THPT (Trang 117 -151 )

×