Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng giảng dạy môn tiếng việt lớp 5 ở một số trường tiểu học tại quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 81)

Bảng 2.19. Kết quả phân loại điểm số theo mức độ đạt được

Điểm số Tần số trên toàn % tính mẫu

% tính trên số

bài là đầy đủ tích lũy Tần số Kết quả

8.00 2 0,3 0,4 0,4 95 (19,6 %) Kém 9.00 7 1,0 1,4 1,9 10.00 15 2,0 3,1 5,0 11.00 29 4,0 6,0 11,0 12.00 42 5,7 8,7 19,6 13.00 82 11,2 16,9 36,6 82 (16,9 %) Trung bình 14.00 102 13,9 21,1 57,6 102(21,1%) Khá 15.00 107 14,6 22,1 79,8 198 (41,3 %) Giỏi 16.00 77 10,5 15,9 95,7 17.00 19 2,6 3,9 99,6 18.00 2 0,3 0,4 100,0 Số bài làm đầy đủ các câu 484 66,1 100,0 Số bài làm không đầy đủ các câu 248 33,9 Tổng số 732 100,0

Kết quả của bảng 2.19 cho thấy trên toàn mẫu có 732 HS thì chỉ có 484 (66,1 %)

HS làm bài đầy đủ và 248 (33,9 %) HS không làm trọn vẹn bài. Do chỉ có những

bài làm trọn vẹn mới được phân tích, nên kết quả theo các mức độ như sau:

- HS làm bài đạt điểm kém có: 19,6%

- HS làm bài đạt điểm trung bình có: 16,9 %

- HS làm bài đạt điểm giỏi có: 41,3 %

Có thể nói, trong mẫu chọn nghiên cứu có 62,4 % HS đạt điểm khá giỏi với bài kiểm tra về tiếng Việt lớp 5.

Cụ thể, kết quả về điểm trung bình như sau:

- Số HS làm bài trọn vẹn: 484

- Điểm đạt thấp nhất là: 8,0

- Điểm đạt cao nhất: 18,0

- Điểm đạt trung bình: 13,92

- Độ lệch tiêu chuẩn: 1,82

Bảng 2.20. Kết quả của từng câu trắc nghiệm

Câu hỏi TB ĐLTC Thứ bậc

Câu chuyện trên kể về những nhân vật nào? 0,77 0,41 6 Tại sao cây sồi xem thường cây sậy ? 0,85 0,35 4 Cây sồi ngạc nhiên vì điều gì? 0,71 0,45 8 Tại sao cây sồi ngậm ngùi xấu hổ, không dám coi thường cây

sậy nữa ? 0,98 0,13 1

Dòng nào dưới đây chứa toàn từ láy ? 0,81 0,38 5 Câu nào dưới đây có sử dụng hình ảnh nhân hoá ? 0,93 0,25 2 Câu “Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi.” có mấy

động từ? Đó là những từ nào ? 0,45 0,49 12 Tìm đại từ có trong câu “Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế

kia mà không bị bão thổi đổ?” 0,56 0,49 10 Câu “Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống dòng sông.” Có

mấy danh từ? Đó là những từ nào? 0,11 0,32 14 Câu “Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông” có kiểu cấu

trúc gì? 0,77 0,41 6

Từ ngữ nào làm vị ngữ của câu “Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ

xuống sông”? 0,89 0,31 3

Các vế của câu “Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão,

chúng tôi” được nối với nhau bằng cách nào ?

Hai câu “ Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa” liên kết với nhau bằng cách nào?

0,14 0,35 13

Hai câu “Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ ? Còn tôi to lớn thế này lại bị bão bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước?” liên kết với nhau bằng cách nào?

0,55 0,49 11

Những tiếng nào trong câu “Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt

thế kia mà không bị bão thổi đổ” chỉ có vần và thanh? 0,14 0,34 15

Em điền chữ thích hợp (có chữ cái r/d/gi) vào chỗ trống và giải câu đố:

Cây …..gai mọc đầy mình 0,99 0,09 1 Tên gọi như thể bồng bềnh bay lên 0,93 0,25 3 Vừa thanh, vừa …….. lại bền 0,98 0,13 2 Làm……… bàn ghế, đẹp …………bao người 0,54 0,49 5

Là cây ………. 0,93 0,23 3

Kết quả cả bảng 2.20 cho thấy độ khó của những câu trắc nghiệm theo thứ bậc từ dễ đến khó như sau: (trị số trung bình càng lớn, câu càng dễ), cụ thể: Tại sao cây sồi ngậm ngùi xấu hổ, không dám coi thường cây sậy nữa? (thứ bậc 1); câu nào dưới đây có sử dụng hình ảnh nhân hoá? (thứ bậc 2); từ ngữ nào làm vị ngữ của câu “Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông”? (thứ bậc 3); tại sao cây sồi xem thường cây sậy? (thứ bậc 4); dòng nào dưới đây chứa toàn từ láy? (thứ bậc 5); câu chuyện trên kể về những nhân vật nào? (thứ bậc 6); câu “Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông” có kiểu cấu trúc gì? (thứ bậc 6); cây sồi ngạc nhiên vì điều gì? (thứ bậc 8); các vế của câu “Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi” được nối với nhau bằng cách nào? (thứ bậc 9); tìm đại từ có trong câu “Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ?” (thứ bậc 10); hai câu “Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ? Còn tôi to lớn thế này lại bị bão bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước?” liên kết với nhau bằng cách nào? (thứ bậc

11): câu “Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi.” có mấy động từ? Đó là những từ nào? (thứ bậc 12): hai câu “ Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa” liên kết với nhau bằng cách nào? (thứ bậc 13): câu “Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống dòng sông.” Có mấy danh từ? Đó là những từ nào? (thứ bậc 14) và những tiếng nào trong câu “Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ” chỉ có vần và thanh? (thứ bậc

15). Phần điền từ vào chỗ trống cho phù hợp có lẽ là dễ với HS vì chỉ thuộc lòng

các câu là các em có thể làm đúng. Chỉ có một câu 24 là khó so với các câu khác.

Bảng 2.21. Kết quả phân tích theo chuẩn giảng dạy tiếng Việt lớp 5

Yếu tố TB ĐLTC Thứ bậc Đọc hiểu 0,83 0,17 4 Từ láy 0,81 0,38 5 Nhân hóa 0,93 0,25 1 Loại từ 0,37 0,25 7 Cấu trúc câu 0,83 0,29 3 Quan hệ từ 0,67 0,46 6 Sử dụng từ 0,35 0,31 8 Vần thanh 0,14 0,34 9 Điền khuyết 0,89 0,13 2

Kết quả cả bảng 2.21 cho thấy độ khó của những câu trắc nghiệm phân tích theo chuẩn giảng dạy tiếng Việt có thứ bậc từ dễ đến khó như sau: (trị số trung bình càng lớn, câu càng dễ): nhân hóa (thứ bậc 1); điền khuyết (thứ bậc 2); cấu trúc câu (thứ bậc 3); đọc hiểu (thứ bậc 4); từ láy (thứ bậc 5); quan hệ từ (thứ bậc 6); loại từ (thứ bậc 7); sử dụng từ (thứ bậc 8) và vần thanh (thứ bậc 9). Có thể nói, những nội

dung HS học thuộc lòng thì có điểm trung bình cao; những nội dung cần phân tích

sâu khi tiếp thu như từ láy, quan hệ từ, loại từ, sử dụng từ và vần thanh thì HS có điểm thấp. Kết quả này cho thấy Tiếng Việt nói riêng, hay ngôn ngữ nói chung cần trình độ tư duy và những thao tác tư duy phù hợp thi người học mới tiếp thu ngôn ngữ đó dễ dàng. Do đó, việc trang bị các kỹ năng tư duy cho HS thông qua bài học và trong cuộc sống là việc làm cần thiết để các em có thể học tập hiệu quả hơn.

Bảng 2.22. So sánh kết quả phân tích dựa vào một số chuẩn giảng dạy tiếng Việt lớp 5 theo giới tính

Yếu tố Nam Giới tính Nữ F df=1 P

TB ĐLTC TB ĐLTC Đọc hiểu 0,82 0,19 0,84 0,16 1,73 0,188 Từ láy 0,78 0,41 0,83 0,36 3,67 0,056 Nhân hóa 0,90 0,28 0,95 0,20 6,77 0,009 Loại từ 0,35 0,25 0,38 0,25 2,62 0,105 Cấu trúc câu 0,80 0,32 0,85 0,25 4,42 0,036 Quan hệ từ 0,65 0,47 0,67 0,46 0,35 0,552 Sử dụng từ 0,35 0,31 0,34 0,30 0,26 0,606 Vần thanh 0,14 0,35 0,13 0,34 0,37 0,542 Điền khuyết 0,89 0,13 0,89 0,13 0,00 0,973

Kết quả bảng 2.22 cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê kết quả phân tích dựa vào một số chuẩn giảng dạy tiếng Việt lớp 5 theo giới tính. Nói cách khác, trình độ học tiếng Việt giữa HS nam và HS nữ là tương đương nhau.

Bảng 2.23. So sánh kết quả bài trắc nghiệm phân tích dựa vào một số chuẩn

giảng dạy tiếng Việt lớp 5 theo tham số trường

Các kiến thức Trường tiểu học F df= 5 P

Lam Sơn Him Lam Võ Văn Tần Phú Lâm Nguyễn Huệ Phạm V. Chí

TB ĐLTC TB ĐLTC TB ĐLTC TB ĐLTC TB ĐLTC TB ĐLTC A 0,84 0,19 0,82 0,16 0,83 0,17 0,85 0,17 0,86 0,17 0,76 0,16 4,41 0,001 B 0,81 0,39 0,62 0,48 0,83 0,36 0,86 0,34 0,93 0,24 0,80 0,39 9,03 0,000 C 0,93 0,24 0,93 0,25 0,92 0,26 0,92 0,26 0,98 0,13 0,89 0,30 1,40 0,219 D 0,44 0,26 0,41 0,22 0,44 0,23 0,20 0,25 0,33 0,23 0,41 0,21 16,07 0,000 E 0,87 0,24 0,84 0,28 0,83 0,25 0,86 0,26 0,85 0,29 0,70 0,36 5,48 0,000 F 0,45 0,49 0,71 0,45 0,62 0,48 0,76 0,42 0,84 0,36 0,67 0,47 11,13 0,000 G 0,35 0,24 0,33 0,30 0,49 0,36 0,27 0,33 0,36 0,31 0,30 0,26 7,07 0,000 H 0,09 0,28 0,09 0,29 0,10 0,30 0,05 0,23 0,05 0,22 0,46 0,50 27,07 0,000 I 0,98 0,05 0,95 0,11 0,88 0,13 0,76 0,08 0,82 0,11 0,95 0,11 68,81 0,000 Ghi chú: A. Đọc hiểu; B. Từ láy; C. Nhân hóa; D. Từ loại; E. Cấu trúc câu; F. Quan hệ từ; G. Sử dụng từ; H. Vần thanh; I. Điền khuyết.

Kết quả bảng 2.23 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về kết quả bài trắc nghiệm phân tích dựa vào một số chuẩn giảng dạy tiếng Việt lớp 5 theo tham số

trường. Kết quả bài trắc nghiệm theo các chuẩn xếp thứ tự từ cao xuống thấp như

sau: Đọc hiểu: Nguyễn HuệPhú LâmLam SơnVõ Văn TầnHim Lam

Phạm Văn Chí. Từ láy: Nguyễn HuệPhú LâmVõ Văn TầnLam SơnPhạm

Văn ChíHim Lam. Từ loại: Lam SơnVõ Văn TầnHim LamPhạm Văn

ChíNguyễn HuệPhú Lâm. Cấu trúc câu: Lam SơnPhú LâmNguyễn

HuệHim LamVõ Văn TầnPhạm Văn Chí. Quan hệ từ: Nguyễn Huệ Phú

LâmHim LamPhạm Văn ChíVõ Văn Tần Lam Sơn. Sử dụng từ: Võ Văn

TầnNguyễn HuệLam SơnHim Lam Phạm Văn ChíPhú Lâm. Nhận biết

vần thanh: Phạm Văn ChíVõ Văn TầnHim LamLam SơnPhú Lâm

Nguyễn Huệ. Điền khuyết: Lam SơnPhạm Văn ChíHim LamVõ Văn Tần

Nguyễn HuệPhú Lâm. Ngoài ra, một chuẩn không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về kết quả bài trắc nghiệm phân tích dựa vào một số chuẩn giảng dạy tiếng Việt lớp 5 theo tham số trường là: nhân hóa.

Tiểu kết chương 2

Trong quản lý dạy học việc tạo ra hoạt động để GV tham gia là việc cần thiết. Từ đó, nhà quản lý có thể đánh giá được việc quản lý của bản thân có hiệu quả hay

không. Kết quả khảo sát hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 của GV cho thấy

có nhiều kết quả tích cực về các khâu: Chuẩn bị bài giảng, kích thích tính tích cực của HS, kích thích HS làm việc nhóm, đảm bảo tính hệ thống của bài giảng, ứng dụng kỹ thuật vào giờ học và đánh giá kết quả học tập của HS. Nói cách khác, việc quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt lớp 5 tiểu học ở các trường được nghiên cứu là hiệu quả. Việc quản lý nói chung đều cần các yếu tố quản lý theo chức năng. Kết quả khảo sát cho thấy CBQL và GV đánh giá cao việc quản lý hoạt động giảng dạy

Tiếng Việt lớp 5 tiểu học. Trong khảo sát tương quan giữa các yếu tố quản lý theo

chức năng với các yếu tố của việc giảng dạy Tiếng Việt lớp 5 tiểu học là có ý nghĩa thống kê. Nói cách khác, quản lý theo hướng chức năng có ảnh hưởng tích cực đến kết quả giảng dạy. Từ kết quả trắc nghiệm môn Tiếng Việt lớp 5 cho thấy HS đạt điểm khá giỏi với tỉ lệ khá cao. Có thể nói đây là kết quả phù hợp với các kết quả khảo sát về giảng dạy và quản lý theo hướng chức năng.

Chương 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI QUẬN 6

TP. HỒ CHÍ MINH 3.1. Các cơ sở của việc đề xuất giải pháp

Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống có ý thức hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau lên tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành bình thường và liên tục phát triển, mở rộng cả về số lượng cũng như chất lượng. Nói cách khác: quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có chủ đích có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể GV, nhân viên HS cha mẹ HS và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thự hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục. Quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Bởi vậy bất cứ một giải pháp quản lý nào cũng phải dựa trên những cơ sở lí luận khoa học, những căn cứ pháp lý rõ ràng và những cơ sở thực tiễn cụ thể, sinh động. Các giải pháp quản lý chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học không là ngoại lệ. Các giải pháp chỉ có hiệu quả khi được xuất phát từ một cơ sở lí luận đúng đắn, vững chắc; một “hành lang” pháp lý an toàn và một thực tiễn sinh động, xác thực.

3.1.1. Cơ sở lý luận

Lý luận là hệ thống tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh những mối quan hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của sự vật, hiện tượng khách quan, được biểu đạt bằng hệ thống khái niệm, phạm trù, nguyên lý quy luật. Sự song hành giữa lý luận và thực tiễn là một đặc điểm của tư duy hiện đại. Như mọi hoạt động quản lý khác, hoạt động quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt ở trường tiểu học, có những cơ sở lý luận của nó.

Việc đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giảng dạy môn Tiếng Việt ở lớp 5, được xuất phát từ những căn cứ lý luận sau:

lượng giảng dạy.

Quản lý là tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý (người quản lý) lên khách thể quản lý và đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường, làm cho tổ chức vận hành (hoạt động) có hiệu quả, và đáp ứng sự mong đợi.

(2) Lý luận về chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường Tiểu học Hiệu trưởng, người cán bộ quản lý chỉ có thể thực hiện tốt chức trách quản lý

khi nắm được lý luận về chất lượng giảng dạy. Do đó, lý luận về chất lượng giảng

dạy bộ môn cũng là một căn cứ để xây dựng giải pháp quản lý chất lượng giảng

dạy. Trong hệ thống giáo dục đại trà với quy mô đào tạo ngày càng mở rộng và phát

triển trên các vùng miền, các tỉnh thành trong cả nước, nhiều người cho rằng nên

dùng khái niệm chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học với nghĩa tương đối, tức là chất lượng liên quan đến việc đáp ứng mục tiêu giảng dạy và gắn với điều kiện thực tiễn của địa phương, của xã hội ở từng giai đoạn nhất định;

Chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 chính là trách nhiệm của trường tiểu

học. Mặc dù ở nhiều địa phương, quận - huyện cũng có một trách nhiệm đặc biệt

liên quan đến đảm bảo chất lượng, nhưng chính nhà trường (đặc biệt là đội ngũ cán

bộ, GV và HS) chịu trách nhiệm cho việc đề ra chất lượng và đảm bảo chất lượng.

(3) Lý luận quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường Tiểu học sẽ giúp cho việc tìm kiếm các giải pháp quản lý có được những căn cứ lý luận vững chắc làm tiền đề cho công việc của bản thân. Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường Tiểu học là hoạt động của nhà quản lý trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng giảng dạy nhằm thực hiện tốt việc đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng của sản phẩm đào tạo trong nhà trường; Cụ thể đó là quản lý việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra đánh giá hoạt động giảng

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng giảng dạy môn tiếng việt lớp 5 ở một số trường tiểu học tại quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)