phố Hồ Chí Minh
Tác giả đã tiến hành chọn mẫu đại diện là 6 trường tiểu học và đã khảo sát tổng cộng 253 phiếu điều tra cụ thể phân bổ như sau:
Công việc N %
GV 181 71,54
Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng 17 6,72
Tổ trưởng chuyên môn/ Tổ phó chuyên môn 55 21,74
Trình độ chuyên môn N %
Thạc sĩ 1 0,4
Cử nhân 152 60,08
Cao đẳng 45 17,78
Giới tính N %
Không ghi 43 17,0
Nam 46 18,2
Nữ 164 64,8
Thâm niên công tác N %
Không ghi 32 12,6 Dưới 5 năm 24 9,5 Từ 6 đến 10 năm 20 7,9 Từ 11 đến 15 năm 32 12,6 Từ 16 đến 20 năm 54 21,3 Trên 21 năm 91 36,0 Trường N % CBQL GV Tiểu học Phạm Văn Chí 13 31 17,39
Tiểu học Nguyễn Huệ 13 34 18,58
Tiểu học Him Lam 7 26 13,04
Tiểu học Phú Lâm 13 32 17,79
Tiểu học Lam Sơn 13 27 15,81
Tiểu học Võ Văn Tần 13 31 17,39
Quy định các mức thang theo 5 mức:
* Trung bình cộng từ 4,5 đến 5,0 : Mức cao/ tốt * Trung bình cộng từ 3,50 đến 4,49 : Mức khá cao/tốt * Trung bình cộng từ 2,50 đến 3,49 : Mức trung bình
2.2.1. Thực trạng về hoạt động thiết kế bài giảng môn Tiếng Việt của GV
Bảng 2.1. Đánh giá của GV và CBQL về mức độ GV thực hiện
hoạt động thiết kế bài giảng
Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc
GV cập nhật tài liệu giảng dạy 4,12 0,56 5
GV sử dụng tài liệu tham khảo (ngoài giáo trình
chính) để soạn bài giảng. 4,03 0,65 9
Mục tiêu của môn học được thể hiện rõ trong
từng bài giảng của GV. 4,32 0,51 2
GV nắm rõ được trình độ chung của HS trong lớp
khi soạn bài. 4,20 0,50 3
Bài giảng của GV được soạn theo hướng đòi hỏi
sự nỗ lực học tập của HS. 4,08 0,57 8
GV sử dụng thông tin phản hồi từ HS để điều
chỉnh nội dung & phương pháp. 4,09 0,44 7
GV quan tâm chuẩn bị các thiết bị và vật tư thực
tập trước khi giờ giảng bắt đầu. 4,10 0,62 6
Bài giảng của GV được soạn theo đúng lịch trình
giảng dạy. 4,33 0,59 1
Bài giảng được soạn theo hướng tạo động lực cho
HS học tập. 4,15 0,57 4
Kết quả bảng 2.1 cho thấy đánh giá của GV và CBQL về mức độ GV thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng theo thứ bậc từ cao xuống thấp như sau: Bài giảng của GV được soạn theo đúng lịch trình giảng dạy (thứ bậc 1); Mục tiêu của môn học được thể hiện rõ trong từng bài giảng của GV (thứ bậc 2); GV nắm rõ được trình độ chung của HS trong lớp khi soạn bài (thứ bậc 3); Bài giảng được soạn theo hướng tạo động lực cho HS học tập (thứ bậc 4); GV cập nhật tài liệu giảng dạy (thứ bậc 5); GV quan tâm chuẩn bị các thiết bị và vật tư thực tập trước khi giờ giảng bắt đầu (thứ bậc 6); GV sử dụng thông tin phản hồi từ HS để điều chỉnh nội dung & phương
pháp (thứ bậc 7); Bài giảng của GV được soạn theo hướng đòi hỏi sự nỗ lực học tập của HS (thứ bậc 8) và GV sử dụng tài liệu tham khảo (ngoài giáo trình chính) để soạn bài giảng (thứ bậc 9). Kết quả thống kê cũng cho thấy mục tiêu của môn học được xác định rõ trong từng bài giảng sẽ giúp GV thuận lợi trong việc dạy đúng trọng tâm, yêu cầu đề ra của bài học, sẽ giúp HS thuận lợi trong việc tiếp nhận kiến thức để hiểu được bài, yếu tố chất lượng sẽ bảo đảm.
Bảng 2.1 còn cho thấy GV và CBQL đánh giá ở mức tốt việc GV thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng thể hiện rõ mục tiêu của môn học, nắm rõ được trình độ chung của HS trong lớp, bài giảng được soạn theo hướng tạo động lực cho HS học tập, cập nhật tài liệu giảng dạy. Đây là điều dễ hiểu là những tiêu chí bắt buộc đối với một người thầy giáo. Bài giảng của GV là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giảng dạy. Việc soạn bài đúng theo lịch trình sẽ giúp cho GV chủ động hơn trong công tác giảng dạy, chất lượng của nội dung dạy học sẽ được nâng cao, GV dễ dàng kiểm soát nội dung theo đúng mục tiêu môn học. Hơn nữa, GV đã đi đúng hướng theo mục tiêu giảng dạy để đảm bảo chất lượng.
Đánh giá của GV và CBQL về mức độ GV thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng qua tiêu chí “GV quan tâm chuẩn bị các thiết bị và vật tư thực tập trước khi giờ giảng bắt đầu”, “GV sử dụng thông tin phản hồi từ HS để điều chỉnh nội dung & phương pháp” ở mức độ khá cao, theo ý kiến của tác giả cho rằng một trong những lý do đó là GV tiểu học hiện nay với nhiều áp lực đè nặng như trang thiết bị phục vụ dạy học thiếu thốn, cùng một lúc họ phải đảm nhiệm quá nhiều môn học, sổ sách, giáo án, và nhiều yếu tố không thuận lợi khác...Ngoài ra, còn có yếu tố GV bảo thủ, tự cho mình luôn luôn đúng, ngại thay đổi và cũng như việc chấp nhận và khả năng xứ lý thông tin phản hồi từ HS, ở nhà trường tiểu học hiện nay mới thực hiện qua việc dự giờ và góp ý điều chỉnh nội dung và phương pháp.
GV và CBQL đánh giá về mức độ GV thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng, soạn theo hướng “đòi hỏi sự nỗ lực học tập của HS” và “GV sử dụng tài liệu tham khảo (ngoài giáo trình chính) để soạn bài giảng” ở mức độ chưa cao có lẽ vì lí do như sau: GV tiểu học hiện nay có ít thời gian để nghiên cứu thêm tài liệu, chưa quen
với việc nghiên cứu, tâm lý ỷ lại, lệ thuộc SGK, SGV, ngại đổi mới, cũng như chịu trách nhiệm khi sử dụng tài liệu tham khảo (ngoài giáo trình chính) để soạn bài giảng. Nhà QL chưa tạo được động lực thúc đẩy và khuyến khích động viên GV nghiên cứu, bằng lòng với hiện tại, chưa có biện pháp khuyến khích đối với trường hợp có tham khảo.
Bảng 2.2. Đánh giá của GV, CBQL về việc bảo đảm tính hệ thống của bài giảng
Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc
GV triển khai giảng dạy theo đúng lịch trình. 4,32 0,51 1
Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của GV trình bày trên lớp (nói, diễn đạt, …) rõ ràng (có âm điệu, đủ lớn để HS nghe, tốc độ vừa phải )
4,24 0,54 2
Trình tự sắp xếp nội dung bài giảng của GV theo
đúng giáo trình. 4,19 0,47 4
Bài giảng của GV trang bị cho HS tri thức 4,15 0,51 5
Bài giảng của GV trang bị cho HS kỹ năng 4,15 0,53 6
Bài giảng của GV trang bị cho HS thái độ. 4,12 0,56 7
GV có khả năng bao quát và kiểm soát lớp tốt. 4,22 0,56 3
Kết quả bảng 2.2 cho thấy đánh giá của GV và CBQL về việc bảo đảm tính hệ
thống của bài giảng của GV theo thứ bậc từ cao xuống thấp như sau: GV triển khai giảng dạy theo đúng lịch trình (thứ bậc 1); kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của GV trình bày trên lớp (nói, diễn đạt, …) rõ ràng (có âm điệu, đủ lớn để HS nghe, tốc độ vừa phải ) (thứ bậc 2); GV có khả năng bao quát và kiểm soát lớp tốt (thứ bậc 3); trình tự sắp xếp nội dung bài giảng của GV theo đúng giáo trình (thứ bậc 4); bài giảng của GV trang bị cho HS tri thức (thứ bậc 5); bài giảng của GV trang bị cho HS kỹ năng (thứ bậc 6) và bài giảng của GV trang bị cho HS thái độ (thứ bậc 7).
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, việc đảm tính hệ thống của
bài giảng của GV thông qua các yếu tố: “giảng dạy theo đúng lịch trình”, “kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của GV”, “khả năng bao quát và kiểm soát lớp” được GV và CBQL đánh giá ở mức tốt. Theo tác giả đó là một trong những yếu tố, tiêu chí bắt
buộc đối với GV và không thể không đáp ứng, trình tự sắp xếp môn học, bài học, thời lượng cho từng môn học được quy định chặt chẽ vì tính chất đặc thù của bậc tiểu học. Ngôn ngữ - nói và viết là phương tiện xã hội để nhận thức, truyền đạt và giao tiếp. Đặc biệt đối với GV tiểu học phải sử dụng ngôn ngữ phổ thông khi tiếp xúc với trẻ, kỹ năng tri giác ngôn ngữ, hiểu ngôn ngữ và biểu đạt ngôn ngữ là phần quan trọng trong dạy học trên lớp, giáo dục, có yếu tố quyết định đến thành tích học tập của HS và đảm bảo chất lượng dạy học. Trong dạy học, khả năng bao quát và kiểm soát lớp học nói lên được khả năng thích nghi, vận dụng các kỹ năng quản lý lớp phù hợp điều kiện môn học của GV, GV thể hiện nhiều vai trò khác nhau, có thể làm cho nhiều nhóm HS có mặt bằng kiến thức, khả năng hứng thú khác nhau cùng tham gia vào từng môn học và duy trì kỷ luật lớp học tốt. Mặt khác những tiêu chí trên sẽ giúp nhà QL kiểm tra, kiểm soát đánh giá.
Việc đảm tính hệ thống của bài giảng của GV thông qua các yếu tố: “trình tự sắp xếp nội dung bài giảng”, “trang bị cho HS tri thức” được GV và nhà QL đánh giá ở mức khá cao, cho thấy GV thực hiện đúng quy trình giảng dạy, HS ở bậc tiểu học lĩnh hội tri thức một cách cụ thể, chính xác và sinh động, một khi bài giảng được trang bị tri thức tốt, trình tự sắp xếp nội dung, bố cục theo đúng giáo trình sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho GV thực hiện tốt nhiệm giảng dạy, giúp HS tiếp cận kiến thức một cách có hệ thống, lô gic, góp phần mở rộng, củng cố tri thức, phát triển hứng thú nhận thức, năng lực tư duy. Thông qua những tiêu chí trên nhà QL thuận lợi trong việc đánh giá, kiểm tra, kiểm soát khả năng soạn bài giảng của GV, để kịp thời khuyến khích, điều chỉnh bổ sung
Bảng 2.2 cho thấy đánh giá của GV và CBQL về việc bảo đảm tính hệ thống
của bài giảng của GV thông qua các yếu tố: “ bài giảng của GV trang bị cho HS kỹ năng, thái độ” ở mức chưa cao là sát với thực trạng hiện nay, đây là một việc làm không thực sự dễ dàng đối với GV, và khái niệm “kỹ năng, thái độ” cũng là phạm trù rộng và khó diễn đạt cụ thể trong một phạm vi nhất định của môn học, bài học trên lớp, thông thường GV hướng dẫn cho HS những kỹ năng làm bài, học bài, cách thức xác định trọng tâm của bài giảng, quan tâm đến thái độ học tập của HS như
làm bài tập, tiếp thu bài giảng, ghi chép bài, và ứng xử trong lớp học.
2.2.2. Thực trạng về những biện pháp kích thích hoạt động học tập của HS môn Tiếng Việt
Bảng 2.3 Đánh giá của GV và CBQL về việc kích thích tính tích cực của HS
Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc
GV giảng bài phù hợp với trình độ chung của HS 4,14 0,51 3
GV áp dụng nhiều biện pháp để các nhóm HS có trình độ
khác nhau trong lớp đều hiểu bài 4,10 0,52 9
GV đưa kiến thức thực tế vào bài giảng 4,15 0,55 2
Nội dung bài giảng của GV giúp HS giải quyết tốt những
vấn đề trong thực hành và bài tập 4,11 0,49 7
GV có nhiều biện pháp nhằm duy trì sự chú ý của HS trong
suốt giờ lên lớp 4,14 0,53 4
GV tìm hiểu những khó khăn trong học tập của HS. 4,04 0,53 11
GV lôi cuốn HS tham gia vào quá trình học tập trên lớp 4,11 0,48 6
GV khuyến khích HS đặt câu hỏi trên lớp. 3,94 0,67 14
GV khuyến khích HS trình bày ý kiến trong giờ học 4,14 0,49 5
GV khuyến khích HS nhận xét ý kiến của bạn trong giờ học 4,11 0,62 8
GV tạo niềm tin cho HS về khả năng học tập của các em 4,16 0,57 1
GV tạo cơ hội để HS phát huy tính sáng tạo 4,05 0,56 10
GV tạo cơ hội để HS chủ động tham gia giải quyết những
tình huống có vấn đề trong bài học 4,01 0,60 12
GV hướng dẫn kỹ năng trình bày trước lớp cho HS 3,97 0,54 13
Kết quả bảng 2.3 cho thấy đánh giá của GV và CBQL về việckích thích tính
tích cực của HS theo thứ bậc từ cao xuống thấp như sau: GV tạo niềm tin cho HS về khả năng học tập của các em (thứ bậc 1); GV đưa kiến thức thực tế vào bài giảng (thứ bậc 2); GV giảng bài phù hợp với trình độ chung của HS trong lớp (thứ bậc 3); GV có nhiều biện pháp nhằm duy trì sự chú ý của HS trong suốt giờ lên lớp (thứ bậc 4); GV khuyến khích HS trình bày ý kiến trong giờ học (thứ bậc 5); GV lôi cuốn HS tham gia vào quá trình học tập trên lớp (thứ bậc 6); Nội dung bài giảng của
GV giúp HS giải quyết tốt những vấn đề trong thực hành và bài tập (thứ bậc 7); GV khuyến khích HS nhận xét ý kiến của bạn trong giờ học (thứ bậc 8); GV áp dụng nhiều biện pháp để các nhóm HS có trình độ khác nhau trong lớp đều hiểu bài (thứ bậc 9); GV tạo cơ hội để HS phát huy tính sáng tạo (thứ bậc 10); GV tìm hiểu những khó khăn trong học tập của HS (thứ bậc 11); GV tạo cơ hội để HS chủ động tham gia giải quyết những tình huống có vấn đề trong bài học (thứ bậc 12); GV hướng dẫn kỹ năng trình bày trước lớp cho HS (thứ bậc 13) và GV khuyến khích HS đặt câu hỏi trên lớp (thứ bậc 14)
HS tiểu học là đối tượng dễ tiếp thu, dễ thích nghi với điều kiện sống, môi trường xung quanh, môi trường giáo dục, khả năng nhận thức chủ yếu dựa trên bình diện trực quan, cụ thể. Một khi trẻ được tạo niềm tin từ người thầy sẽ tạo động lực trong học tập. GV tạo niềm tin cho HS, đưa kiến thức thực tế vào bài giảng của mình nhằm giúp HS dễ hình dung, dễ nắm được vấn đề và qua đó là hiểu rõ được nội dung bài học cũng như khuyến khích và kích thích quá trình học tập của trẻ.
Mặt khác, đặc điểm của HS tiểu học với sức tập trung chú ý, độ bền chú ý chưa cao, phần lớn là hiếu động, ham chơi. Do đó, GV cần có nhiều biện pháp nhằm duy trì sự chú ý của HS trong suốt giờ lên lớp là một thách thức, khó khăn
thực sự của người thầy. GV đa dạng hóa hoạt động học tập, thay đổi phương pháp
dạy học, xây dựng môi trường học tập thân thiện, khuyến khích HS trình bày ý kiến trong giờ học và điều quan trọng là truyền đạt cho trẻ hiểu được cảm giác “học mà vui” và “vui để học”, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường, đây là một trong những yếu tố được GV và nhà QL đánh giá ở mức tốt.
Nội dung bài giảng, phương pháp giảng dạy và sự tham gia của HS vào quá trình học tập trên lớp được đánh giá ở mức khá cao cho thấy GV và nhà QL định hướng đúng mục tiêu đảm bảo chất lượng giảng dạy ở trong nhà trường. Mặt bằng kiến thức không đồng đều đòi hỏi GV áp dụng nhiều biện pháp để các nhóm HS có trình độ khác nhau trong lớp đều hiểu bài. Một khi GV có nội dung bài giảng thu hút, lôi cuốn HS tham gia vào quá trình học tập, tạo ra một giờ học sôi động, HS thường có lời nhận xét chân thật và hồn nhiên về những phát biểu của bạn mình. Sự
khuyến khích HS nhận xét ý kiến của bạn trong giờ học sẽ thổi một luồng sinh khí mới trong dạy học, tạo điều kiện cho HS tự làm việc và khẳng định bản thân, góp phần hình thành kỹ năng tự học, tự đánh giá của trẻ, phát huy tính tích cực. Thông qua lời nhận xét của HS, GV có thể hiểu được nhiều hơn về trẻ, qua đó có biện pháp giảng dạy phù hợp với mục tiêu đề ra.
HS tiểu học học nhiều môn nhưng chỉ do một GV đảm nhiệm. Họ có quá nhiều sổ sách và giáo án phải hoàn thành, điều kiện dạy học chưa thuận lợi, nhưng GV phải dành nhiều thời gian để ưu tiên vào việc thực hiện đủ, đúng giáo án, sau đó mới ưu tiên đến những công việc khác đó là tìm hiểu những khó khăn trong học tập của HS, hướng dẫn kỹ năng trình bày trước lớp cho HS. Việc HS đặt câu hỏi trên trên lớp là việc làm không thực sự dễ dàng đối với các em. Vì vậy, GV phải hướng