Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy môn

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng giảng dạy môn tiếng việt lớp 5 ở một số trường tiểu học tại quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 71)

chiếm tỉ lệ về thời lượng cao nhất so với bộ môn khác, và mang tính quyết định đối với bậc tiểu học.

Bảng 2.10 cho thấy GV và CBQL đánh giá ở mức thấp hơn về việc chỉ đạo

thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt của Hiệu trưởng thông qua các yếu tố so sánh các phương án giảng dạy Tiếng Việt dựa trên tiêu chuẩn hiệu quả đã xác định theo tác giả là do trong nhà trường việc so sánh các phương án giảng dạy

Tiếng Việt dựa trên tiêu chuẩn hiệu quả đã xác định là một việc làm chưa được nhà

QL quan tâm đúng mức, chưa có nhiều biện pháp chế tài, giải pháp hỗ trợ và khuyến khích trong đó phải thành lập một tổ bộ môn Tiếng Việt, ngoài công việc giảng dạy họ chuyên tâm về nghiên cứu giải pháp, phương pháp, so sánh đối chiếu dựa trên tiêu chuẩn hiệu quả đã xác định, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Tiếng Việt.

2.3.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt Tiếng Việt

Bảng 2.11. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt

Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc

Chọn tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả việc giảng dạy

Tiếng Việt 3,91 0,85 5

Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy

Tiếng Việt 4,07 0,81 3

Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giảng dạy Tiếng Việt 4,05 0,86 1

Đo lường việc thực hiện giảng dạy Tiếng Việt 4,02 0,87 2

Điều chỉnh các sai lệch của giảng dạy Tiếng Việt 3,98 0,86 4

Kết quả bảng 2.11 cho thấy đánh giá của GV và CBQL vềkiểm tra, đánh giá

việc thực hiện kế hoạch giảng dạy môn tiếng Việt theo thứ bậc từ cao xuống thấp như

sau: xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá giảng dạy Tiếng Việt (thứ bậc 1); đo lường

việc thực hiện giảng dạy Tiếng Việt (thứ bậc 2); kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy Tiếng Việt (thứ bậc 3); điều chỉnh các sai lệch của giảng dạy Tiếng

Việt (thứ bậc 4) và chọn tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả việc giảng dạy Tiếng Việt (thứ bậc 5).

Bảng 2.11 cho thấy GV và CBQL đánh giá ở mức tốt về kiểm tra, đánh giá

việc thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt qua các yếu tố: “xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá”, “đo lường việc thực hiện giảng dạy”, “kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy Tiếng Việt” là đúng và không thể không thực hiện,

một khi xây dựng được các tiêu chuẩn đánh giá giảng dạy Tiếng Việt, dựa vào

chuẩn đánh giá GV có cơ sở để thực hiện, cũng như đó là tính pháp lý, nhà QL đựa

theo đó để kiểm tra, kiểm soát và đánh giá. Nhìn chung đánh giá chất lượng phải thể hiện cụ thể qua từng con số, tỉ lệ HS được xếp loại cuối học kỳ, cuối năm, thành tích học tập thể hiện qua các kỳ thi HS giỏi…, nhà QL xem kết quả học tập của HS

là tiêu chuẩn quan trọng đánh giá kết quả đo lường việc thực hiện giảng dạy Tiếng

Việt, một khi việc đo lường, kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch giảng dạy Tiếng

Việt được thực hiện thường xuyên, theo đúng kế hoạch, hiệu quả sẽ bảo đảm chất

lượng giảng dạy.

Bảng 2.11 cho thấy đánh giá của GV và CBQL về kiểm tra, đánh giá việc

thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt của Hiệu trưởng qua các yếu tố điều chỉnh các sai lệch của giảng dạy Tiếng Việt ở mức khá cao, điều đó thể hiện được năng lực và khả năng của hiệu trưởng. Một khi hiệu trưởng tiến hành điều chỉnh các sai lệch của giảng dạy Tiếng Việt kịp thời sẽ khắc phục được những hạn chế trước đó, kết quả điều chỉnh sẽ giúp đảm bảo chất lượng giảng dạy.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng giảng dạy môn tiếng việt lớp 5 ở một số trường tiểu học tại quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)