Giải pháp 1 Cải tiến việc quản lý mục tiêu giảng dạy môn Tiếng

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng giảng dạy môn tiếng việt lớp 5 ở một số trường tiểu học tại quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 93 - 122)

5 ở trường tiểu học tại quận 6 TP.Hồ Chí Minh

3.2.1.1. Mục đích – yêu cầu

Quản lý chất lượng giảng dạy là quản lý hoạt động giảng dạy theo mục tiêu. Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 theo tiêu chuẩn giảng dạy tiếng Việt lớp 5 do Bộ GD& ĐT ban hành (sự cụ thể hóa những mục tiêu mang tính pháp lệnh) là công việc cần thiết của CBQL để đảm bảo việc giảng dạy hiệu quả môn Tiếng Việt lớp 5 tại các trường tiểu học.

Một khi nhà quản lý nhận thức đúng vị trí quan trọng và tính đặc thù của hoạt động giảng dạy, mục tiêu cần đạt được của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học thì việc quản lý chất lượng đào tạo của nhà trường, về giảng dạy Tiếng Việt lớp 5 sẽ hiệu quả. Mục tiêu giảng dạy là nền tảng, là cơ sở để nhà quản lý xác định công việc quản lý chất lượng trong quản lý chất lượng của nhà trường tiểu học.

3.2.1.2. Nội dung

Giải pháp Quản lý mục tiêu giảng dạy Tiếng Việt 5 có các nội dung sau:

 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn để GV thấu hiểu mục tiêu giảng dạy Tiếng Việt

để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của trường.

 Chỉ đạo bộ phận quản lý chuyên môn giúp hiệu trưởng xây dựng các mục

tiêu giảng dạy Tiếng Việt ngắn hạn và dài hạn của nhà trường. Một khi mục tiêu

được GV và nhân viên quán triệt sẽ giúp nhà quản lý thiết lập được các tiêu chuẩn thực hiện kế hoạch, đo lường, kiểm tra đanh giá.

Căn cứ vào mục tiêu giảng dạy Tiếng Việt, nhà trường tổ chức thực hiện các

hoạt động kiểm tra, đánh giá và đối chiếu kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra

nhằm kịp thời điều chỉnh sai lệch và phát huy những thành quả đạt được ở giai đoạn

tiếp theo.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện

Để giải pháp Quản lý mục tiêu giảng dạy Tiếng Việt 5 có hiệu lực tác động

Xây dựng một đội ngũ GV và CBQL giỏi về chuyên môn, tạo điều kiện cho họ được học tập nghiên cứu thêm về xác định mục tiêu giảng dạy môn Tiếng Việt

phù hợp với yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng và phù hợp với trình độ, khả năng

của các nhóm HS và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nhà trường.

 Chọn lựa các hoạt động dạy và học nhằm thực hiện được mục tiêu và đưa

các hoạt động vào kế hoạch dạy học với các nguồn lực phù hợp.

 Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên nhằm giúp giáo viên hoàn thành tốt

mục tiêu dạy học.

 Trong quá trình thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 phải

dựa vào mục tiêu, và phải xác định được mục tiêu trọng tâm, thể hiện tính chiến

lược ngắn hạn và dài hạn

3.2.2. Giải pháp 2. Xây dựng kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học tại quận 6 TP.Hồ Chí Minh

3.2.2.1. Mục đích – yêu cầu

Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu tức là tìm các nguồn lực (nhân lực-vật lực-tài lực) và thời gian, không gian...cần cho việc hoàn thành các mục

tiêu.Việc xây dựng kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt đóng vai trò quyết định sự

thành công trong đảm bảo chất lượng giảng dạy của nhà trường. Khi có được kế

hoạch hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho GV và CBQL cụ thể hóa mục tiêu,

dễ dàng thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và điều chỉnh; Ở bậc tiểu học hiện nay xây

dựng kế hoạch giảng dạy nói chung và bộ môn Tiếng Việt nói riêng chủ yếu dựa

theo văn bản bộ (công văn 9832/BGĐT-GDTH), và chuẩn kiến thức kỹ năng.

3.2.2.2. Nội dung

Giải pháp Xây dựng kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt cho HS lớp 5 có các

nội dung:

 Lập kế hoạch tổng thể giảng dạy bộ môn Tiếng Việt cho toàn trường theo

mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, trên cơ sở đó chi tiết hóa hoạch giảng dạy Tiếng Việt

cho từng khối lớp, theo từng năm học, học kỳ, tháng, tuần để thuận lợi trong thực

 Lập kế hoạch mang tính chiến lược cho hoạt động giảng dạy Tiếng Việt

nhằm tạo thế mạnh cho nhà trường phát triển bền vững, đây là một việc làm đòi hỏi

phải xác định rõ mục tiêu trọng tâm, mục tiêu chiến lược mang tính đột phá.

 Lập kế hoạch giảng dạy Tiếng Việt có quan tâm đến quan hệ hợp tác với

các đơn vị khác, chia sẻ mục tiêu, nội dung chương trình, hợp tác để các bên cùng có lợi, cùng phát triển là mục tiêu mà các nhà quản lý cần phải quan tâm đúng mức.

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện

 Thông qua bảng phân công chuyên môn được phê duyệt đầu năm nhà

trường xếp thời khóa biểu, nội dung chương trình giảng dạy môn Tiếng Việt cho

GV lớp 5, qua đó hiệu trưởng có thể quản lý toàn bộ giờ giấc giảng dạy của GV

như, nội dung chương trình nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy

 Thời khóa biểu, nội dung chương trình phải đảm bảo tính ổn định, tạo điều

kiện cho GV chủ động trong công việc giảng dạy nhằm đảm bảo chất lượng

 Khi xếp thời khóa biểu cần quan tâm đến quỹ thời gian của GV tạo điều

kiện cho họ làm việc hợp lý và có năng xuất cao mà không bị mệt mỏi quá sức

 Kiểm tra, đánh giá và quản lý quá trình học tập, kết quả học tập của HS kịp thời, nhằm đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp mục tiêu

3.2.3. Giải pháp 3. Quản lý kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học tại quận 6 TP.Hồ Chí Minh

3.2.3.1. Mục đích - yêu cầu

Một khi kế hoạch hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học được đề ra để hoàn thành mục tiêu thì việc chuyển tải thông tin, nội dung kế hoạch đến CBQL và đội ngũ GV là rất cần thiết và quan trọng. Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch giảng dạy, người quản lý sẽ cần đến các công cụ pháp lý, phải đưa ra

và thực thi các quyết định trong phạm vi quyền hạn của mình. Người quản lý giúp

GV đạt được các mục tiêu của giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 cùng với hoặc thông qua các mục tiêu kế hoạch. Do vậy để tạo ra chất lượng công việc cao, người quản lý cần tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cho GV và các thành viên khác của nhà trường. Tóm lại, để quản lý hiệu quả người quản lý cần xác định được kế hoạch,

quản lý kế hoạch, triển khai và tổ chức thực hiện kế hoạch cụ thể đến GV, cán bộ công nhân viên, tiến hành kiểm tra đánh giá, đối chiếu kết quả đạt được với mục

tiêu ban đầu, nhằm tổng kết rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp mới để thực hiện có

hiệu quả mục tiêu đảm bảo chất lượng giảng dạy của nhà trường

3.2.3.2. Nội dung

Giải pháp Quản lý kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học

có các nội dung:

 Xây dựng kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học, từ kế

hoạch tổng thể đến chi tiết hóa từng nội dung, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học

Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 đồng bộ cho tất

cả các khối lớp, theo thời gian và kế hoạch chung của năm học

 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 hiệu quả, đúng

mục tiêu và nội dung chương trình trên cơ sở là chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ

Giáo dục ban hành.

 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy làm sáng tỏ mức độ

đạt được và chưa đạt được về mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt lớp 5, trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ học tập môn Tiếng Việt lớp 5 của HS, nhằm phát hiện sai lệch, điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học từ đó xác định mức độ chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy học.

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện

Để giải pháp Quản lý kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu

học thực sự có tác dụng, nhà quản lý cần tiển khai tổ chức thực hiện giải pháp một

cách hợp lý. Cụ thể là:

 Nhà quản lý xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch, xác định được kế hoạch mang

tính chiến lược, làm cho tất cả mọi thành viên trong nhà trường hiểu rõ và hứng thú với việc thực hiện nhằm hoàn thành tốt mục tiêu của nhà trường.

Phân công nhiệm vụ cụ thể và phù hợp với các thành viên trong nhà trường

viên và khích lệ họ trong công việc.

 Kiểm tra, đánh giá, đối chiếu mục tiêu ban đầu, có sự điều chỉnh và khen

thưởng kịp thời đúng người, đúng việc.

3.2.4. Giải pháp 4. Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học tại quận 6 TP.Hồ Chí Minh

3.2.4.1. Mục đích – yêu cầu

Thông qua việc tập trung chỉ đạo một số công việc cụ thể về nội dung, phương pháp giảng dạy và cách thức thực hiện nhằm làm rõ hiệu quả của việc triển khai thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt đi đúng theo mục tiêu đã xác định.

Một khi việc tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, kiểm tra, kiểm soát, đánh giá và

điều chỉnh mục tiêu kịp thời, hoàn thành mục tiêu giáo dục đề ra, có nghĩa là chất lượng giảng dạy tiếng việt được đảm bảo.

3.2.4.2. Nội dung

 Phân công nhiệm vụ giảng dạy Tiếng Việt rõ ràng, cụ thể; Lập danh sách

các công việc cần phải hoàn thành của giảng dạy Tiếng Việt để đạt mục tiêu của trường; Phân chia công việc giảng dạy Tiếng Việt thành các nhiệm vụ để người được phân công thực hiện một cách thuận lợi và hợp logic; Kết hợp các nhiệm vụ

giảng dạy Tiếng Việt một cách logic và hiệu quả

 Người quản lý kết nối các hoạt động đảm bảo chất lượng giảng dạy Tiếng

Việt lớp 5 với mục đích, mục tiêu giảng dạy đã được đề ra cho nhà trường và chiến lược, các kế hoạch hành động để thực hiện các mục đích, mục tiêu đó.

 Thiết lập một cơ chế điều phối, liên kết hoạt động giảng dạy Tiếng Việt

giữa các thành viên hay bộ phận tạo điều kiện đạt mục tiêu; Đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu tổ chức giảng dạy Tiếng Việt

3.2.4.3. Tổ chức thực hiện

 Triển khai, làm rõ và hướng dẫn cụ thể quan niệm thế nào là chất lượng

giảng dạy Tiếng Việt lớp 5, phải được quy định trên giấy tờ và được sự đồng lòng của tất cả các thành viên trong nhà trường.

đồng bộ, khoa học và có tính hệ thống, đảm bảo tính cân bằng trong mục tiêu chung của nhà trường.

Có biện pháp ưu tiên thực hiện có hiệu quả những nội dung mang tính chiến

lược, cụ thể hóa những mục tiêu nhằm tạo điều kiện cho GV dễ thực hiện tốt công việc giảng dạy đảm bảo chất lượng

 Tổ chức kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của việc thực kế hoạch giảng dạy

môn Tiếng Việt lớp 5, tổng kết rút kinh nghiệm và phát huy thành tích đạt được

3.2.5. Giải pháp 5. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học tại quận 6 TP.Hồ Chí Minh

3.2.5.1. Mục đích – yêu cầu

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giảng dạy môn tiếng Việt là thể hiện tính tích cực của người chỉ huy trong hoạt động quản lý của mình. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch là nhằm mục đích theo dõi và giám sát công việc để chỉ huy, ra lệnh cho GV trong hoạt động giảng dạy tiếng Việt diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp được các lực lượng giáo dục trong nhà trường và phối hợp tối ưu với nhau. Muốn chỉ đạo tốt CBQL cần thu thập thông tin chính xác, biết phân tích, xử lý các nguồn thông tin và đưa ra các quyết định đúng đắn. Điều đó nếu thực hiện tốt sẽ nâng cao uy tín của người lãnh đạo, còn ngược lại thì sẽ làm giảm uy tín.

3.5.2.2. Nội dung

 Tổ chức chỉ đạo các bộ phận quản lý trong nhà trường giúp GV: xác định

vấn đề và lựa chọn phương án hành động cho giảng dạy Tiếng Việt; tổ chức cho GV

tự học, tự bồi dưỡng để có tri thức vững chắc và kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch

cho giảng dạy Tiếng Việt; Phát hiện vấn đề và ra nhiệm vụ cho giảng dạy Tiếng

Việt; Thu thập và xử lý thông tin về giảng dạy Tiếng Việt; Đề ra nhiệm vụ giảng

dạy Tiếng Việt một cách khả thi; So sánh các phương án giảng dạy Tiếng Việt dựa

trên tiêu chuẩn hiệu quả đã xác định;

 Ra quyết định chính thức về giảng dạy Tiếng Việt; Truyền đạt quyết định

giảng dạy Tiếng Việt đến các thành viên trong trường; Lập kế hoạch thực hiện quyết định giảng dạy Tiếng Việt; Thực hiện quyết định giảng dạy Tiếng Việt;

 Điều chỉnh quyết định giảng dạy Tiếng Việt (nếu cần); Tổng kết việc thực hiện quyết định giảng dạy Tiếng Việt

3.5.2.3. Tổ chức thực hiện

 Thông báo đến tất cả các thành viên trong nhà trường kế hoạch giảng dạy

tiếng Việt lớp 5 từ đầu năm học

 Chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn phân công, giám sát việc thực hiện kế

hoạch giảng dạy

Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên

3.2.6. Giải pháp 6. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học tại quận 6 TP.Hồ Chí Minh

3.2.6.1. Mục đích – yêu cầu

Kiểm tra là một chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý. Lãnh đạo mà

không kiểm tra thi coi như không lãnh đạo. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng

dạy môn Tiếng Việt nhằm thực hiện ba chức năng cơ bản như: phát hiện, điều chỉnh

và khuyến khích. Nhờ có kiểm tra mà người cán bộ quản lý có được thông tin để đánh giá được thành tựu về kết quả thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt

và uốn nắn, điều chỉnh hoạt động giảng dạy một cách đúng hướng nhằm đạt mục

tiêu; Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả hoạt động giảng dạy trên cơ sở những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra; Kiểm tra, đánh giá không đơn thuần là sự ghi nhận kết quả giảng dạy, mà còn đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả việc thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt.

3.2.6.2. Nội dung

 Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá kết quả giảng dạy Tiếng Việt lớp 5; Chọn

tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả việc giảng dạy Tiếng Việt lớp 5; Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy Tiếng Việt lớp 5.

 Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về mục tiêu giảng dạy môn

định mức độ chất lượng, hiệu quả hoạt động giảng dạy Tiếng Việt.

 Xây dựng một hệ thống nhằm kiểm tra rằng tất cả công việc liên quan đến

chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 đều được làm theo kế hoạch. Nếu trong quá trình thực hiện có gì sai sót và chắc chắn sẽ có sai sót thì phải có những giải pháp đã được đồng ý trước để điều chỉnh những sai sót đó.

 Đo lường việc thực hiện giảng dạy Tiếng Việt; Điều chỉnh các sai lệch nội

dung chương trình, phương pháp giảng dạy và mục tiêu đảm bảo chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5

3.2.6.3. Tổ chức thực hiện

Hội đồng thi đua khen thưởng bao gồm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và các

thành viên ban ngành đoàn thể của nhà trường, làm nhiệm vụ thường xuyên kiểm

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng giảng dạy môn tiếng việt lớp 5 ở một số trường tiểu học tại quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 93 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)