So sánh tương quan giữa các yếu tố quản lý của Hiệu trưởng với kết quả

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng giảng dạy môn tiếng việt lớp 5 ở một số trường tiểu học tại quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 76)

hoạt động giảng dạy của GV

Để xem xét các yếu tố của chức năng quản lý có ảnh hưởng đến kết quả việc quản lý giảng dạy GV dạy Tiếng Việt lớp năm hay không, hệ số tương quan được tính toán như sau: Đối với hệ số tương quan, khi trị số P < 0,05 thì hệ số tương quan có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố nghiên cứu – các yếu tố có ảnh hưởng qua lại với nhau; khi trị số P > 0,05 thì hệ số tương quan không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố nghiên cứu – các yếu tố không có ảnh hưởng

qua lại với nhau.

Bảng 2.12. Các yếu tố của kết quả hoạt động giảng dạy của GV

Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc

Thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng 3,40 0,32 5

Kích thích tính tích cực của HS 4,08 0,39 2

Kích thích HS làm việc nhóm 4,05 0,48 4

Bảo đảm tính hệ thống của bài giảng 4,21 0,41 1

Ứng dụng kỹ thuật vào giờ học 3,11 0,60 6

Thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả

học tập của HS 4,07 0,43 3

Kết quả bảng 2.12 cho thấy cho thấy đánh giá của GV và CBQL về các yếu tố

của kết quả hoạt động giảng dạy của GV theo thứ bậc từ cao xuống thấp như sau: bảo đảm tính hệ thống của bài giảng (thứ bậc 1); kích thích tính tích cực của HS (thứ bậc 2); thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS (thứ bậc 3); kích thích HS làm việc nhóm (thứ bậc 4); thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng (thứ bậc 5) và ứng dụng kỹ thuật vào giờ học (thứ bậc 6).

Nhìn chung, GV và CBQL đánh giá ở mức khá cao kết quả hoạt động giảng dạy của GV qua các yếu tố: “bảo đảm tính hệ thống”, “kích thích tính tích cực”,

“thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS” cho thấy GV ý thức

được nhiệm vụ của mình, đồng thời khẳng định năng lực của cá nhân, mặt khác những yếu tố trên được xem như công việc bắt buộc của GV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. Một khi bài giảng đảm bảo tính hệ thống, kích thích tích cực HS và hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS được thực hiện có hiệu quả thì chất lượng giảng dạy và học tập sẽ được bảo đảm.

Bảng 2.12 cho thấy cho thấy đánh giá của GV và CBQL về các yếu tố của kết

quả hoạt động giảng dạy của GV ở mức chưa cao qua các yếu tố: “kích thích HS làm việc nhóm”, “thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng và ứng dụng kỹ thuật vào giờ học” ở mức trung bình cho thấy đánh giá đúng thực trạng, đổi mới toàn diện giáo dục mà chúng ta đang hướng tới cần có thời gian, nhân lực, vật lực và tài lực

cùng với nhiều yếu tố khác.

Bảng 2.13. Các yếu tố quản lý của Hiệu trưởng

Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc

Quản lý mục tiêu môn học 4,18 0,62 1 Xây dựng kế hoạch giảng dạy 4,03 0,61 4 Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt 4,09 0,72 2 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt 4,05 0,71 3 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy 4,02 0,82 5

Kết quả bảng 2.13 cho thấy cho thấy đánh giá của GV và CBQL về các yếu tố

quản lý của Hiệu trưởng theo thứ bậc từ cao xuống thấp như sau: công tác tư tưởng (thứ bậc 1); tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt (thứ bậc 2); chỉ đạo thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt (thứ bậc 3); xây dựng kế hoạch

giảng dạy môn Tiếng Việt (thứ bậc 4) và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch

giảng dạy (thứ bậc 5).

Kết quả khảo sát qua các tiêu chí trên đã khẳng định công tác quản lý của hiệu trưởng đi đúng hướng, xác định rõ trọng tâm, nhiệm vụ của mình, mặt khác những tiêu chí trên mang tính cốt lõi và không thể không thực hiện. Một khi thực hiện có hiệu quả sẽ minh chứng yếu tố quản lý của hiệu trưởng đóng vai trò quan trọng, và quyết định đối với sự thành công trong bảo đảm chất lượng giảng dạy tiếng việt của nhà trường.

Bảng 2.14. Tương quan giữa các yếu tố của chức năng quản lý với kết quả

việc quản lý giảng dạy Tiếng Việt lớp 5

Quản lý mục tiêu môn học tương quan với yếu tố

Với hệ số tương quan Pearson

Mức ý

nghĩa P Số cặp

Thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng 0,482 0,000 253

Kích thích tính tích cực của HS 0,431 0,000 253

Kích thích HS làm việc nhóm 0,296 0,000 253

Bảo đảm tính hệ thống của bài giảng 0,412 0,000 253

Ứng dụng kỹ thuật vào giờ học 0,147 0,019 253

Thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá

Như vậy, yếu tố quản lý mục tiêu môn học tương quan với các yếu tố: Thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng; Kích thích tính tích cực của HS; Kích thích HS làm việc nhóm; Bảo đảm tính hệ thống của bài giảng; Ứng dụng kỹ thuật vào giờ học và

Thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Nói cách khác, yếu

tố quản lý mục tiêu môn học có ảnh hưởng đến các yếu tố: Thực hiện hoạt động thiết

kế bài giảng; Kích thích tính tích cực của HS; Kích thích HS làm việc nhóm; Bảo

đảm tính hệ thống của bài giảng; Ứng dụng kỹ thuật vào giờ học và Thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.

Xây dựng kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt tương quan với yếu tố

Với hệ số tương quan Pearson

Mức ý

nghĩa P Số cặp

Thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng 0,431 0,000 253

Kích thích tính tích cực của HS 0,459 0,000 253

Kích thích HS làm việc nhóm 0,369 0,000 253

Bảo đảm tính hệ thống của bài giảng 0,412 0,000 253

Ứng dụng kỹ thuật vào giờ học 0,197 0,002 253

Thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá

kết quả học tập của HS 0,539 0,000 253

Như vậy, yếu tố xây dựng kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt có tương quan với các yếu tố: Thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng; Kích thích tính tích cực của

HS; Kích thích HS làm việc nhóm; Bảo đảm tính hệ thống của bài giảng; Ứng dụng

kỹ thuật vào giờ học và Thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của

HS. Nói cách khác, yếu tố Xây dựng kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt có ảnh

hưởng đến các yếu tố: Thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng; Kích thích tính tích cực của HS; Kích thích HS làm việc nhóm; Bảo đảm tính hệ thống của bài giảng; Ứng dụng kỹ thuật vào giờ học và Thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.

Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt tương quan với yếu tố

Với hệ số tương quan Pearson

Mức ý

nghĩa P Số cặp

Thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng 0,357 0,000 253

Kích thích tính tích cực của HS 0,437 0,000 253

Kích thích HS làm việc nhóm 0,370 0,000 253

Bảo đảm tính hệ thống của bài giảng 0,362 0,000 253

Ứng dụng kỹ thuật vào giờ học 0,179 0,002 253

Thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá

kết quả học tập của HS 0,249 0,000 253

Như vậy, yếu tố tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt có tương quan với các yếu tố: Thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng; Kích thích tính tích cực của HS; Kích thích HS làm việc nhóm; Bảo đảm tính hệ thống của bài giảng; Ứng dụng kỹ thuật vào giờ học và Thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Nói cách khác, yếu tố Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy

môn Tiếng Việt có ảnh hưởng đến các yếu tố: Thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng;

Kích thích tính tích cực của HS; Kích thích HS làm việc nhóm; Bảo đảm tính hệ thống của bài giảng; Ứng dụng kỹ thuật vào giờ học và Thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt tương quan với yếu tố

Với hệ số tương quan Pearson

Mức ý

nghĩa P Số cặp

Thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng 0,372 0,000 253

Kích thích tính tích cực của HS 0,416 0,000 253

Kích thích HS làm việc nhóm 0,359 0,000 253

Bảo đảm tính hệ thống của bài giảng 0,338 0,000 253

Ứng dụng kỹ thuật vào giờ học 0,200 0,001 253

Thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá

kết quả học tập của HS 0,309 0,000 253

Như vậy, yếu tố chỉ đạo thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt có tương quan với các yếu tố: Thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng; Kích thích tính tích cực của HS; Kích thích HS làm việc nhóm; Bảo đảm tính hệ thống của bài

giảng; Ứng dụng kỹ thuật vào giờ học và Thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Nói cách khác, yếu tố Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giảng dạy

môn Tiếng Việt có ảnh hưởng đến các yếu tố: Thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng;

Kích thích tính tích cực của HS; Kích thích HS làm việc nhóm; Bảo đảm tính hệ thống của bài giảng; Ứng dụng kỹ thuật vào giờ học và Thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.

Thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập tiếng Việt

của HS tương quan với yếu tố

Với hệ số tương quan Pearson

Mức ý

nghĩa P Số cặp

Thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng 0,318 0,000 253

Kích thích tính tích cực của HS 0,318 0,000 253

Kích thích HS làm việc nhóm 0,292 0,000 253

Bảo đảm tính hệ thống của bài giảng 0,319 0,000 253

Ứng dụng kỹ thuật vào giờ học 0,154 0,014 253

Thực hiện hoạt động kiểm tra đánh

giá kết quả học tập của HS 0,388 0,000 253

Như vậy, yếu tố thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập tiếng

Việt của HS có tương quan với các yếu tố: Thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng;

Kích thích tính tích cực của HS; Kích thích HS làm việc nhóm; Bảo đảm tính hệ thống của bài giảng; Ứng dụng kỹ thuật vào giờ học và Thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Nói cách khác, yếu tố Thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập tiếng Việt của HS có ảnh hưởng đến các yếu tố:

Thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng; Kích thích tính tích cực của HS; Kích thích

HS làm việc nhóm; Bảo đảm tính hệ thống của bài giảng; Ứng dụng kỹ thuật vào

giờ học và Thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng giảng dạy môn tiếng việt lớp 5 ở một số trường tiểu học tại quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)