Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong giờ học Tiếng Việt

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng giảng dạy môn tiếng việt lớp 5 ở một số trường tiểu học tại quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 60)

Bảng 2.5. Đánh giá của GV và CBQL về việc dụng phương tiện kỹ thuật

vào giờ dạy học của GV

Nội dung

TB ĐLTC Thứ bậc

GV sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. 3,73 0,71 1

GV sử dụng giáo trình điện tử trong giảng dạy. 3,56 0,72 2

GV yêu cầu HS sử dụng Internet trong học tập. 3,02 1,01 3

GV đọc bài giảng cho HS chép 2,24 1,16 4

Kết quả bảng 2.5 cho thấy đánh giá của GV và CBQL về việc ứng dụng kỹ

thuật vào giờ học của GV theo thứ bậc từ cao xuống thấp như sau: GV sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy (thứ bậc 1); GV sử dụng giáo trình điện tử trong giảng dạy (thứ bậc 2); GV yêu cầu HS sử dụng Internet trong học tập (thứ bậc 3) và GV đọc bài giảng cho HS chép (thứ bậc 4).

Thực hiện tốt chỉ thị số 29/2001/CT-BGDĐT ngày 30/7/2001, GV ngày nay ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nhiệm vụ bắt buộc và là ưu tiên hàng đầu, công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Các hình thức dạy học như dạy theo lớp, dạy theo nhóm, dạy cá thể cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin. Kết luận,

đánh giá của GV và CBQL về việc ứng dụng kỹ thuật vào giờ học của GV thông qua

yếu tố sử dụng công nghệ thông tin và giáo trình điện tử trong giảng dạy ở mức khá cao là phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay.

Bảng 2.5 cho thấy đánh giá của GV và CBQL về việc ứng dụng kỹ thuật vào

giờ học của GV qua tiêu chí HS sử dụng Internet trong học tập, GV đọc bài giảng cho HS chép ở mức trung bình là đúng viới thực tế, nhà trường tiểu học hiện nay mới cho HS tiếp cận máy tính trong giờ học tin học và một số HS giải bài tập và dự thi trên mạng. Việc đọc – chép chỉ là một trong nhiều phương pháp để GV lựa chọn khi tiến hành các hoạt động lên lớp, ngày nay cùng với việc đổi mới giáo dục tiểu học đó là đổi mới phương pháp dạy học được nhà QL và GV hướng ứng tích cực và

hướng tới phương pháp dạy học từ quan điểm “dạy học số đông” sang “dạy học cá thể” trong nhà trường tiểu học.

2.2.5. Thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của HS

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng giảng dạy môn tiếng việt lớp 5 ở một số trường tiểu học tại quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)