Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp5 ở trường Tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng giảng dạy môn tiếng việt lớp 5 ở một số trường tiểu học tại quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 38)

Chức năng quản lý đó là một loại hoạt động quản lý đặc biệt, sản phẩm của quá trình phân công lao động và chuyên môn hóa trong quản lý, tiêu biểu bởi tính chất tương đối độc lập của những bộ phận của quản lý [27].

Thực chất, chức năng quản lý là hình thức tồn tại của các tác động quản lý. Chức năng quản lý là hình thái biểu hiện sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý. Trong quản lý, chức năng quản lý là một phạm trù quan trọng, mang tính khách quan, có tính chất độc lập tương đối. Chức năng quản lý nảy sinh và là kết quả của quá trình phân công lao động, là bộ phận tạo thành hoạt động quản lý tổng thể, được tách riêng, có tính chất chuyên môn hóa [17, tr.78].

Chức năng kế hoạch hóa

Một tập thể lao động, trong đó mọi người liên kết với nhau hoạt động thực hiện nhiệm vụ của tập thể mình và của bản thân mình. Nhiệm vụ cốt yếu của người quản lý là làm thế nào để mọi người biết nhiệm vụ của mình, biết phương pháp hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của tổ chức. Đấy là lức năng kế hoạch hóa của nhà quản lý. Kế hoạch hóa bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định từng bước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của cả hệ thống quản lý và bị quản lý [17, tr.81].

Chức năng tổ chức

Để giúp cho mọi người cùng làm việc với nhau nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu cần phải xây dựng và duy trì một cơ cấu nhất định về những vai trò, nhiệm vụ và vị trí công tác. Cho nên, có thể nói việc xây dựng các vai trò, nhiệm vụ là chức năng tổ chức trong quản lý. Vai trò của một bộ phận hay một cá nhân bao hàm bộ phận hay cá nhân đó hiểu rõ công việc mình làm nằm trong một phạm vi nào đó, nhằm mục đích hoặc mục tiêu nào, công việc của họ ăn khớp như thế nào với các cá

nhân hoặc bộ phận khác và những thông tin cần thiết khác để hoàn thành công việc. Từ đó, có thể định nghĩa: “Tổ chức, nói rộng, là cơ cấu tồn tại của sự vật. Sự vật không thể tồn tại mà không có một hình thức liên kết nhất định các yếu tố thuộc nội dung. Tổ chức vì vậy là thuộc tính của bản thân các sự vật.

Từ những quan niệm trên, chức năng tổ chức trong quản lý là việc thiết kế cơ cấu các bộ phận sao cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Song, không phải chỉ có vậy, mà việc thực hiện chức năng tổ chức trong quản lý còn phải chú ý đến phương thức hoạt động, đến quyền hạn của từng bộ phận, tạo điều kiện cho sự liên kết ngang, dọc và đặc biệt chú ý đến việc bố trí cán bộ- người vận hành các bộ phận của tổ chức [17, tr.96].

Chức năng chỉ đạo

Đây là một chức năng thể hiện năng lực của người quản lý. Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, người cán bộ quản lý phải điều khiển cho hệ thống hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. Đây là quá trình sử dụng quyền lực quản lý để tác động đến các đối tượng bị quản lý (con người, các bộ phận) một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hướng vào việc đạt mục tiêu của hệ thống. Người điều khiển hệ thống phải là người có tri thức và kỹ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định [17, tr.110-111].

Chức năng kiểm tra đánh giá

Đây là chức năng quan trọng của nhà quản lý, vì tầm quan trọng và vai trò của nó. Có thể nói, chức năng này xuyên suốt quá trình quản lý và là chức năng của mọi cấp quản lý, kể cả đối với nhà quản lý ở cơ sở giáo dục như trong trường học. Khái niệm liên quan với kiểm tra (control) là thanh tra (inspection).

Kiểm tra chỉ một hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định. Ngoài ra, có thể hiểu kiểm tra là hoạt động quan sát và kiểm nghiệm mức độ phù hợp của quá trình hoạt động của đối tượng bị quản lý với các quyết định quản lý đã lựa chọn [17, tr.128].

1.4.2. Nội dung quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt 1.4.2.1 Quản lý mục tiêu môn học 1.4.2.1 Quản lý mục tiêu môn học

Những yêu cầu cần đạt của HS lớp 5 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng gồm:

Kỹ năng đọc: Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ;

Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm, khiến; biết đọc ngắt giọng đọc phù hợp

tính cách nhân vật và tình huống trong đoạn kịch; Đọc diễn cảm được toàn bài, ngắt

nhịp hợp lý; Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật; Hiểu nội dung và ý nghĩa, Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận; Đọc diễn cảm được bài văn, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm; Đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi linh hoạt thể hiện được nội dung

Kỹ năng về chính tả: Nghe - viết đúng bài chính tả (CT); trình bày đúng hình thức bài văn xuôi; Viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức văn bản luật;

Nghe - viết đúng bài CT, viết hoa đúng các tên riêng trong bài; Nghe - viết đúng

bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn

Kỹ năng sử dụng từ và câu: Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có

nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn (nội dung); Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau; Nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa; Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ,

tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu để khỏi lặp; Hiểu

thế nào liên kết bằng phép nối. Hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu

Kỹ năng kể chuyện: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể được toàn bộ câu chuyện và hiểu được ý nghĩa câu chuyện; Dựa theo lời kể của GV và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện; Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh họa trong SGK; Kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện; Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

Kỹ năng viết: Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh: mở bài, thân bài, kết bài; Lập được dàn ý cho bài văn tả ngôi trường đủ ba phần: mở bài, thân

bài, kết bài; Biết lựa chọn được những nét nổi bật để tả ngôi trường; Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lý; Nêu được lý lẽ, dẫn chứng và bước đầu biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản; Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối; nhận biết và sửa được lỗi trong bài [7].

1.4.2.2 Quản lý nội dung chương trình

Chương trình giảng dạy là hệ thống văn bản pháp quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, quy định cụ thể múc đích, mục tiêu của chương trình nội dung môn học cụ thể, phạm vi và hệ thống nội dung môn học, số tiết dành cho mỗi môn học nói chung và dành cho từng phần, từng chương trong môn học học cụ thể. Chương trình giảng dạy là cơ sở pháp lý để Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục thực hiện chỉ đạo, giám sát và thanh tra hoạt động giảng dạy của nhà trường, và đó cũng là căn cứ cho nhà trường, giảng viên triển khai hoạt động giảng dạy và người học thực hiện nhiệm vụ học tập. Vì vậy việc nắm vững chương trình giảng dạy là nhiệm vụ của tất cả đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường, GV và HS.

Hiệu trưởng phải làm cho GV nắm vững nội dung chương trình, quy chế đào tạo, không được tùy tiện thay đổi, thêm, bớt hoặc làm sai lệch nội dung chương trình giảng dạy. Hiệu trưởng quản lý hoạt động giảng dạy phải dựa vào nội dung chương trình, vì thế, việc nắm vững chương trình giảng dạy là một trong những tiền đề đảm bảo tính hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy. Hiệu trưởng cần nắm rõ những vấn đề cơ bản sau: Nguyên tắc cấu tạo chương trình giảng dạy của bậc học, trường học; Nguyên tắc cấu tạo chương trình môn học, phạm vi kiến thức từng

môn; Phương pháp giảng dạy đặc trưng của từng môn học; Kế hoạch giảng dạy

từng môn học; Quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục của toàn trường và từng khối lớp; Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động dạy học, giáo dục phù hợp đối tượng HS, đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của GV và HS; Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng HS năng khiếu, giúp đỡ HS yếu kém; tổ chức giáo dục hoà nhập cho HS khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong trường tiểu học theo quy định; Quản lý việc đánh giá kết

quả học tập và rèn luyện của HS theo quy định; tổ chức kiểm tra và xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho HS và trẻ em trên địa bàn.

Ở bậc tiểu học, chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên quy định về chuẩn kiến thức, kĩ năng là cơ sở để biên soạn sách giáo khoa, quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học và hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi của chương trình Tiểu học; đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục ở tiểu học [30].

Việc quyết định nội dung gì thích hợp cho HS tiểu học không phải lúc nào

cũng dễ. Chương trình kiểm tra hiện nay thường điều khiển việc lựa chọn nội dung. “Dạy học để kiểm tra” đã trở thành hiện tượng chung của nhiều lớp học. Một vấn đề khác mà các nhà giáo dục tiểu học phải đối mặt là sự thay đổi bản chất của xã hội chúng ta. Li dị, sự lưu động của gia đình, và áp lực do kinh tế mang lại đã ảnh hưởng đến thành tích học tập của HS tiểu học [15, tr.291].

Có thể nói, nội dung chương trình mang tính tương đối ổn định và tính pháp lý đối với hoạt động quản lý của nhà trường, hoạt động giảng dạy của người thầy và hoạt động học của trò.

1.4.2.3. Quản lý hoạt động giảng dạy của GVThực hiện chương trình dạy học

Thực hiện chương trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu đào tạo của trường phổ thông. Về nguyên tắc, chương trình là pháp lệnh nhà nước do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành. Hiệu trưởng phải làm cho GV nắm vững chương trình, không được tùy tiện thay đổi, thêm bớt hoặc làm sai lệch nội dung chương trình dạy học. Hiệu trưởng điều khiển hoạt động dạy và học phải dựa vào nội dung chương trình theo yêu cầu và hướng dẫn của chương trình. Do đó việc nắm vững chương trình dạy học là một tiền đề đảm bảo hiệu quả quản lí dạy và học. Về lí thuyết, hiệu trưởng làm chủ chương trình càng chắc, càng sâu, càng rộng càng tốt. Tuy nhiên trong thực tế điều này khó. Do đó chỉ yêu cầu hiệu trưởng làm chủ chương trình ở mức độ giới hạn cần thiết. Cụ thể gồm những vấn đề sau đây:

- Những nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học môn học, nội dung phạm vi kiến thức của từng môn học

- Phương pháp dạy học đặc trưng của từng môn học

- Kế hoạch dạy học của từng môn học

- Quản lí việc thực hiện chương trình dạy học của GV là quản lý việc dạy

đúng và đủ chương trình quy định. Thực hiện yêu cầu này, người hiệu trưởng làm một số việc sau đây: (1) Yêu cầu GV lập kế hoạch dạy học môn học. Đây là kế hoạch chủ yếu của GV và cần được trao đổi trong tổ chuyên môn; (2) Bảo đảm thời qui định cho chương trình (trong chỉ thị của Bộ gọi là biên chế năm học). Nghiêm cấm việc cắt xén chương trình để dành thời gian cho hoạt động khác; (3) Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng phải theo dõi việc thực hiện chương trình hàng tuần, hàng tháng của GV; (4) Sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho việc theo dõi biểu bảng, phiếu báo bài giảng, sổ dự giờ, lịch kiểm tra học tập, sổ ghi đầu bài,…

Soạn bài, chuẩn bị lên lớp

- Cần hướng dẫn GV lập kế hoạch soạn bài

- Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức trao đổi phương hướng giảng dạy từng bài,

những bài khó, những tư liệu mới bổ sung bài giảng, những điều kiện vật chất, kỹ thuật cho bài giảng.

- Cố gắng xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp cho từng loại bài học đối

với từng môn học. Đây là công trình chung của tập thể sư phạm nhà trường, nhất là tổ chuyên môn. Có tiêu chuẩn cụ thể vừa giúp cho việc đánh giá giờ học vừa giúp cho việc nâng cao tay nghề của GV. Đương nhiên tiêu chuẩn giờ lên lớp chỉ là những qui định tối thiểu, cơ bản nhưng rất cần thiết.

Để góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của GV, hiệu trưởng cần chỉ đạo việc tổ chức các chuyên đề về giờ lên lớp. Thực tiễn cho thấy đây là cách bồi dưỡng có hiệu quả, thiết thực nhất đối với GV.

Việc tổ chức và hướng dẫn HS cũng nằm trong công tác chỉ đạo của hiệu trưởng. thực chất đây là nhiệm vụ của GV bộ môn, song cần có sự quan tâm chỉ đạo của hiệu trưởng để đảm bảo có sự hợp đồng thống nhất trong các GV. Về việc này

hiệu trưởng cần kết hợp với Đoàn, Đội nhằm tạo nên phong trào quần chúng rộng rãi trong nhà trường.

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

Hiệu trưởng cần nắm được tình hình của GV thực hiện sự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS đối với những nội dung sau: Có lịch kiểm tra hàng tháng và cả học kỳ; Thực hiện đúng chế độ kiểm tra, cho điểm như quy định của Bộ; Chấm trả bài đúng thời hạn; Báo cáo tình kiểm tra theo qui định của trường. Trong trường hợp cần thiết, hiệu trưởng (hoặc giao cho phó hiệu trưởng) kiểm tra kết quả học tập của HS (ra bài kiểm tra viết, xem sách vở, sổ sách..) [16, tr.59-60].

1.4.2.4. Quản lýhoạt động học của HS

Thông qua GV hiệu trưởng quản lý hoạt động học tập của HS. Hoạt động đó

xảy ở lớp, ngoài lớp, ngoài trường, ở gia đình và được thể hiện qua nhiều hình thức: học trên lớp, thực hành, lao động tự học ở nhà. Để giúp cho hoạt động của HS được tốt, hiệu trưởng phải chú ý: Giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn

trong HS; Xây dựng và thực hiện nề nếp học tập; Áp dụng các hình thức động viên

khuyến khích HS học tập; Phối hợp các lực lượng giáo dục quản lý hoạt động học tập của HS. Trong việc này cần đề cao vai trò của Đoàn, Đội [16, tr.59].

1.4.2.5. Quản lý các điều kiện dạy học môn học

Quản lí điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng điều kiện dạy học môn học; Quản lý hệ thống giáo trình, sách giáo khoa đáp ứng nhu cầu dạy và học; Quản lý môi trường học tập tốt trong nhà trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho dạy học bộ môn Tiếng Việt; Quản lý hệ thống thông tin phục vụ hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường.

Quản lý cơ sở vật chất trường học phải chú ý, bảo quản tốt, sử dụng tốt. Tổ

chuyên môn và các GV bộ môn phải có kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học cũng

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng giảng dạy môn tiếng việt lớp 5 ở một số trường tiểu học tại quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)