Bảng 2.9. Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt
Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc
Phân công nhiệm vụ giảng dạy Tiếng Việt rõ ràng 4,11 0,77 1
Lập danh sách các công việc cần phải hoàn thành của
giảng dạy Tiếng Việt để đạt mục tiêu của trường 4,09 0,76 2
Phân chia công việc giảng dạy Tiếng Việt thành các nhiệm vụ để người được phân công thực hiện một cách thuận lợi và hợp logic
4,04 0,80 6
Kết hợp các nhiệm vụ giảng dạy Tiếng Việt một cách
logic và hiệu quả 4,07 0,77 3
Thiết lập một cơ chế điều phối, liên kết hoạt động giảng dạy Tiếng Việt giữa các thành viên hay bộ phận tạo điều kiện đạt mục tiêu
4,05 0,76 4
Đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu tổ chức giảng dạy
Tiếng Việt 4,05 0,80 5
Kết quả bảng 2.9 cho thấy đánh giá của GV và CBQL về việc tổ chức thực
hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt của Hiệu trưởngtheo thứ bậc từ cao xuống
thấp như sau: phân công nhiệm vụ giảng dạy Tiếng Việt rõ ràng (thứ bậc 1); lập
danh sách các công việc cần phải hoàn thành của giảng dạy Tiếng Việt để đạt mục tiêu của trường (thứ bậc 2); kết hợp các nhiệm vụ giảng dạy Tiếng Việt một cách logic và hiệu quả (thứ bậc 3); thiết lập một cơ chế điều phối, liên kết hoạt động
giảng dạy Tiếng Việt giữa các thành viên hay bộ phận tạo điều kiện đạt mục tiêu
(thứ bậc 4); đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu tổ chức giảng dạy Tiếng Việt (thứ bậc 5) và phân chia công việc giảng dạy Tiếng Việt thành các nhiệm vụ để người được phân công thực hiện một cách thuận lợi và hợp logic (thứ bậc 6).
Bảng 2.9 cho thấy đánh giá của GV và CBQL về việc tổ chức thực hiện kế
hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt của Hiệu trưởng qua yếu tố: “phân công nhiệm vụ
giảng dạy Tiếng Việt rõ ràng”, “lập danh sách các công việc cần phải hoàn thành
của giảng dạy Tiếng Việt để đạt mục tiêu của trường”, “kết hợp các nhiệm vụ giảng
dạy Tiếng Việt một cách logic và hiệu quả” đánh giá ở mức tốt. Tác giả cho rằng
đây là nhiệm vụ không thể không thực hiện của hiệu trưởng, bộ môn Tiếng Việt là
một trong những môn học rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và thành
tích của nhà trường, từ kế hoạch giảng dạy chung của năm học, hiệu trưởng lập danh
sách các công việc là một việc rất cần thiết. Một khi phân công nhiệm vụ rõ rằng, kết hợp các nhiệm vụ giảng dạy Tiếng Việt một cách logic và hiệu quả thì việc tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, kiểm tra, kiểm soát, đánh giá và điều chỉnh mục tiêu kịp thời, hoàn thành mục tiêu giáo dục đề ra, có nghĩa là chất lượng giảng dạy tiếng việt được đảm bảo.
Nhìn chung, việc thiết lập một cơ chế điều phối, liên kết hoạt động giảng dạy
tiếng Việt giữa các thành viên hay bộ phận trong quá trình tổ chức thực hiện kế
hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt của Hiệu trưởng được GV và CBQL đánh giá ở
mức khá cao là phù hợp với thực tế, một khi thiết lập một cơ chế điều phối, liên kết hoạt động giảng dạy Tiếng Việt giữa các thành viên hay bộ phận được thực hiện có hiệu quả sẽ đảm bảo được tính chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của hệ thống, liên kết chặt chẽ giữa các thành viên tạo thành một khối thống nhất, chất lượng chuyên môn của GV sẽ được nâng cao, các thành viên hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, cùng xây dựng tập thể chuyên môn vững mạnh.
Kết quả khảo sát cho thấy đánh giá của GV và CBQL về việc tổ chức thực
hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt của Hiệu trưởng qua yếu tố đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu tổ chức giảng dạy tiếng Việt và phân chia công việc giảng dạy
tiếng Việt thành các nhiệm vụ để người được phân công thực hiện một cách thuận
lợi và hợp logic ở mức thấp hơn cũng dễ hiểu. Ở trường tiểu học hiện nay có quá nhiều công việc, kế hoạch phải thực hiện, bên cạnh đó nhà trường đang gặp phải nhiều yếu tố không thuận lợi đặc biệt là đối với những nơi thiếu GV, tình trạng HS tăng
nhanh không đồng đều theo từng năm, hiện tượng GV dạy hai khối lớp khác nhau
trong ngày, GV phải dạy choàng lớp, nhiều trường phải nhận GV THCS dạy các môn
như Ngữ văn, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Âm nhạc..