Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 25)

Luận văn này kết hợp nhiều phương pháp xử lý số liệu như phương pháp so sánh, phân tích tỷ lệ,… nhằm mục đích đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Vĩnh Long.

2.2.2.1 Phương pháp so sánh

Là phương pháp dùng số liệu qua ba năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 để so sánh với nhau, năm sau so với năm trước, các thời kì tương ứng để cho thấy sự thay đổi trong kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, từ đó tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự biến động, đánh giá những mặt tích cực và từ đó làm cơ sở tìm ra phương hướng khắc phục khó khăn.

a. Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Phương pháp này là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

Δy = y1 - yo (2.12) Trong đó:

yo : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau

Δy : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó phân tích đánh giá các hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

b. Phương pháp so sánh bằng số tương đối

Phương pháp này là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

y1

Δy = * 100 – 100% (2.13) yo

Trong đó:

yo : chỉ tiêu năm trước. y1 : chỉ tiêu năm sau.

Δy : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

2.2.2.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ

Là phương pháp sử dụng các số liệu quy ra tỷ lệ phần trăm để so sánh. Các tỷ lệ được sử dụng trong luận văn này là kết quả của phép chia các chỉ tiêu cụ thể như là hệ số thu nợ, dư nợ DNV&N trên tổng vốn huy động của Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Vĩnh Long. Đây là phương pháp dùng để đánh giá mức độ phù hợp trong cơ cấu cho vay, thu nợ và dư nợ, nợ quá hạn ngân hàng để có cơ sở điều chỉnh cho phù hợp nhằm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng dối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK)

3.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ_XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG

Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km về phía Đông Bắc và thành phố Cần Thơ 40 km về phía Nam. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh.Phía Tây Nam giáp giáp tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp. Vĩnh Long nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn trọng điểm phía Nam; nằm giữa trung tâm kinh tế quan trọng là Thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh. Chính nơi đây vừa là trung tâm kinh tế - khoa học kỹ thuật - văn hóa - quốc phòng, vừa là thị trường lớn sẽ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó có liên quan chặt chẽ đến việc quản lý, phân bố sử dụng đất đai.

Về kinh tế tỉnh Vĩnh Long hiện nay có 3 khu, tuyến CN là: KCN HÒA PHÚ (huyện Long Hồ), KCN BÌNH MINH (huyện Bình Minh) và tuyến CN CỔ CHIÊN. Bên cạnh đó Vĩnh Long còn có các khu công nghiệp và đặc biệt là Cù lao Sân Bay nằm giữa sông Tiền sẽ cất cánh đưa Vĩnh Long bay xa.

Về nhân lực tỉnh Vĩnh Long có nguồn lao động rất dồi dào. Tổng số lao động trên địa bàn tỉnh khoảng 744.237 người. Trong đó: lao động đang làm việc trong ngành kinh tế: 610.362 người, lao động có khả năng lao động đang học phổ thông: 46.507 người, lao động có khả năng lao động đang học chuyên môn nghiệp vụ, nghề: 23.407 người, lao động có khả năng lao động nhưng chưa có việc làm: 10.872 người.

3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK)

3.2.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín được thành lập ngày 21/12/1991 trên cở sở hợp nhất 4 tổ chức tín dụng: là Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp, Hợp tác xã Tín dụng Lữ Gia, Tân Bình và Thành Công với các nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Trụ sở chính của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín trong những ngày đầu mới thành lập tọa lạc tại số 94-96-98 Nguyễn Oanh, Quận Gò Vấp. Đến ngày 19/06/1992 dời về 920 Nguyễn Chí Thanh, quận 5. Ngày 3/5/2000 Sacombank khai trương Hội sở bề thế tại 278 Nam Kỳ Khởi

Nghĩa, quận 3 và trong năm 2008, tòa nhà 266 Nam Kỳ Khởi Nghĩa vừa mới xây xong được vào sử dụng làm Hội sở chính của Ngân hàng.

Kể từ ngày thành lập cho đến nay, Sacombank đã đạt những bước tiến thật rõ rệt khi trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam.Là một ngân hàng tiên phong, Sacombank đang tận dụng công nghệ và các kênh phân phối dịch vụ hiện đại làm lợi thế cạnh tranh để thỏa mãn nhu cầu khách hàng.Sự kiện Sacombank chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM ngày 12/7/2006 đánh dấu một bước ngoặc mới quan trọng về sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam. Sacombank là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Nhìn lại chặng đường 23 năm đã đi qua, bên cạnh những thành công trên đôi lúc Sacombank còn gặp phải những khó khăn thử thách dường như không thể đứng vững nhưng với quyết tâm, tinh thần đoàn kết của toàn thể cán bộ nhân viên và sự chỉ đạo kịp thời cùng với những chủ trương chính sách sáng suốt của Ban lãnh đạo Sacombank đã lần lượt thành lập các công ty trực thuộc và công ty liên doanh hoạt động trong các lĩnh vực quản lý tài sản, chuyển tiền kiều hối, cho thuê tài chính, chứng khoán, đầu tư và quản lý quỹ.

Ngân hàng cũng đã khai trương chiến lược phát triển các dịch vụ ngân hàng phục vụ hoạt động giao dịch biên mậu. Sacombank đã thành lập Văn phòng đại diện tại Trung Quốc ,một chi nhánh tại Lào (12/2008), một chi nhánh tại Campuchia (06/2009).

Những năm đầu mới thành lập Sacombank chỉ có 1 Hội sở và 3 chi nhánh nhưng với tốc độ tăng trưởng hiện nay của mình thì mạng lưới hoạt động của ngân hàng đã tăng đến hơn 370 chi nhánh và phòng giao dịch, phủ kín 47 tỉnh và thành phố trong cả nước. Bên cạnh đó với đội ngũ cán bộ nhân viên hơn 7000 người trẻ trung năng động nhiệt tình, mang tính chuyên nghiệp cao và luôn được bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp cũng như kỹ năng phục vụ khách hàng. Và đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhiều kinh nghiệm trong điều hành và quản trị đã đưa ra đường lối, chủ trương, chính sách linh hoạt và đúng đắn đã đưa Sacombank từ một ngân hàng có xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP.HCMvới vốn điều lệ là (10.047 tỷ đồng), hiện nay là 12.425 tỷ đồng (năm 2014).

3.2.2 Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh tỉnh Vĩnh Long

3.2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Sacombank Vĩnh Long được hình thành và đi vào hoạt động năm 2002 dưới sự quản lý của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín chi

nhánh Cần Thơ, với chức năng chính là cung cấp vốn cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu. Tuy nhiên do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Vĩnh Long vào ngày 14/06/2006 Sacombank chi nhánh Vĩnh Long chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở nâng cấp từ tổ chức tín dụng Vĩnh Long.

Trụ sở Sacombank chi nhánh Vĩnh Long được đầu tư xây dụng khang trang với tổng diện tích sử dụng gần 4.600m2 gồm 1 hầm, 1 trệt và 7 lầu, tổng kinh phí đầu tư gần 100 tỷ đồng, tọa lạc tại trung tâm thương mại và khu tài chính ngân hàng Tp.Vĩnh Long. Với hệ thống sản phẩm - dịch vụ phong phú và đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ năng động, chuyên nghiệp, Chi nhánh đáp ứng tối đa nhu cầu giao dịch tài chính đa dạng của các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Sau một thời gian ngắn kể từ lúc thành lập đến nay Sacombank – chi nhánh Vĩnh Long ngày càng khẳng định được tên tuổi của mình, lần lượt 4 phòng giao dịch được thành lập với sự quản lý của Sacombank – chi nhánh Vĩnh Long:

Phòng giao dịch Nguyễn Huệ Phòng giao dịch Vũng Liêm Phòng giao dịch Bình Minh Phòng giao dịch Trà Ôn.

3.2.2.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

a. Cơ cấu tổ chức

Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long

Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long

b. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

Giám đốc chi nhánh

Là người đứng đầu chi nhánh, chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của đơn vị như tổ chức lao động tiền lương, định hướng kinh doanh, triển khai thực hiện các hoạt động mà cấp trên giao theo đúng qui chế của ngành và pháp luật nhà nước hiện hành. Có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến bổ nhiệm và bãi nhiệm , khen thưởng hoặc kỹ luật cán bộ nhân viên trong đơn vị.  Phó giám đốc chi nhánh GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÓ GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG HÀNH CHÁNH NHÂN SỰ

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

KẾ TOÁN NGÂN QUỸ THANH TOÁN QUỐC TẾ KINH DOANH TIỀN TỆ CÁ NHÂN DOANH NGHIỆP PHÒNG KIỂM SOÁT RỦI RO PHÒNG KẾ TOÁN VÀ QUỸ PHÒNG KINH DOANH

Phó giám đốc chi nhánh là người giúp cho giám đốc quản lý một số mặt hoạt động của chi nhánh do giám đốc phân công, chịu trách nhiệm trước gíam đốc về nhựng công việc mà mình được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Phó tổng giám đốc được ủy quyền thay mặt giám đốc giải quyết các công việc chung khi giám đốc đi vắng và báo cáo lại khi giám đốc có mặt.

Phòng kinh doanh: bao gồm các bộ phận sau

Bộ phận doanh nghiệp

Tư vấn cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ mà chi nhánh đang triển khai.

Quản lý thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể, đánh giá tình hình thị trường và địa bàn định kỳ để phản hồi về cho phòng tiếp thị, phát triển sản phẩm doanh nghiệp, tham mưu cho ban lãnh đạo chi nhánh.

Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng, thu thập, tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin về các ý kiến đóng góp, khiếu nại, thắc mắc của khách hàng.

Thực hiện thủ tục khi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ và hướng dần quầy giao dịch có liên quan.

Phối hợp với bộ phận tiếp thị trong quá trình tiếp xúc khách hàng để xác minh tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng quản lý khách hàng.

Nghiên cứu hồ sơ, phương án vay vốn và tài sản đảm bảo của khách hàng. Phân tích, thẩm định đề xuất cấp tín dụng và cơ cấu lại hồ sơ cấp tín dụng.

Chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và kiểm tra đột xuất sau khi cho vay.

Bộ phận cá nhân

Tư vấn khách hàng.

Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể. Tiến nhận và quản lý khách hàng.

Chăm sóc khách hàng cá nhân.

Thực hiện thủ tục khi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ và hướng dẫn khách hàng đến quầy giao dịch có liên quan.

Thấm định các hồ sơ cấp tín dụng của cá nhân trừ hồ sơ cấp tín dụng mang tính chất dự án theo qui định của ngân hàng.

Nghiên cứu hồ sơ vay vốn và tài sản đảm bảo của cá nhân. Phân tích thẩm định đề xuất cấp tín dụng.

Thông báo quyết định cấp tín dụng, chịu trách nhiệm rong việc kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất sau khi chi vay.

Bộ phận thanh toán quốc tế

Xử lý giao dịch thanh toán quốc tế.

Xử lý các nghiệp vụ chuyển tiền đi nước ngoài.

Mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu chuyển tiền đi nước ngoài hợp pháp theo qui định , qui chế kinh doanh ngoại hối của ngân hàng.

Phòng kế toán và quỹ: gồm các bộ phận sau

Bộ phận xử lý giao dịch

Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi, thanh toán và các dịch vụ khác có liên quan đến tiền gửi, thanh toán theo yêu cầu của khách hàng.

Thực hiện các nghiệp vụ kế toán vay liên quan đến việc thu nợ, thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền nhanh nội địa, chi trả kiều hối.

Quản lý các tài khoản tiền gửi khách hàng, lập chứng từ kế toán có liên quan đến các tác nghiệp do phòng đảm trách.

Bộ phận ngân quỹ

Thu chi và xuất nhập tiền mặt, kiểm điểm, phân loại, đóng bỏ tiền theo qui định. Bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.

Bộ phận kế toán

Hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán kế toán tại chi nhánh. Tiếp nhận, kiểm tra và tổng hợp số liệu kế toán phát sinh hàng tháng, quý, năm của các đơn vị trực thuộc.

Lưu trữ và bảo quản kho chứng từ kế toán theo qui định, là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu thanh tra, kiểm tra, xây dựng kế hoạch chi phí điều hành và quản lý chi phì điều hành toàn chi nhánh. Lập chứng từ kế toán có liên quan đến các tác nghiệp do phòng đảm trách.

Bộ phận hành chánh, nhân sự, công nghệ thông tin

Tổ chức thực hiện việc qui hoạch cán bộ, quản lý nhân sự, chi trả lương cho người lao động, đào tạo nhân viên, thực hiên chính sách cán bộ và công tác thi đua khen thưởng.

Lập kế hoạch xây dụng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, công cụ lao động và tổ chức thực hiện theo kế hoạch được duyệt. Thực hiện công tác văn thư

hành chánh quản trị. Lập báo cáo về công tác cán bộ, lao động, tiền lương và công tác hành chánh quản trị theo qui định.

Phòng kiểm soát rủi ro:gồm có các bộ phận  Bộ phận quản lý tín dụng

Thục hiện thủ tục bảo quản tiền vay, tiếp nhận tài sản đảm bảo. Kiểm soát lại hồ sơ cấp tín dụng và phản hồi lại ban lãnh đạo chi nhánh những vấn đề chưa đúng qui định.

Hoàn chỉnh hồ sơ và lập thủ tục giải ngân, thu phí: Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, giấy nhận nợ, tiếp nhận bản chính giấy tờ sở hữu tài sản đảm bảo và các giấy tờ liên quan.

Lập kế hoạch nợ quá hạn, kế hoạch dự phòng rủi ro và theo dõi thực hiện. Tổ chức lưu trữ toàn bộ các bản sao hồ sơ cấp tín dụng đang lưu hành, đã tất toán và các hồ sơ đã từ chối cho vay để tham khảo, cung cấp khi có yêu cầu.

Phòng giao dịch

Là đơn vị trực thuộc chi nhánh, có con dấu hạch toán báo sổ, được phép thực hiện một phần các nội dung hoạt động của chi nhánh theo ủy quyền của Giám đốc chi nhánh theo khuôn khổ qui định của Ngân hàng nhà nước. Hiện tại có 4 phòng giao dịch trực thuộc Sacombank – chi nhánh Vĩnh Long là PGD

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)