NHÁNH TỈNH VĨNH LONG
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng bởi nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng vừa giúp ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh, vừa tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư. Sau đây là cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long.
Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long
Hình 4.1 Tỷ trọng nguồn vốn của Sacombank qua 3 năm 2011 – 2013 Qua bảng hình vẽ 4.1 ta thấy cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng gồm 2 nguồn chính. Đó là vốn huy động và vốn điều chuyển. Trong đó, vốn huy động là chủ yếu, chiếm trên 85% trên tổng nguồn vốn của Chi nhánh. Nhìn chung tỷ trọng nguồn vốn huy động của Chi nhánh năm sau cao hơn năm trước. Năm 2011 vốn huy động chiếm 88,25% qua năm 2012 tỷ trọng vốn huy động tăng lên chiếm 92,76% và sang năm 2013 tỷ trọng vốn huy động đạt 95,01%. Để thấy rõ được xu hướng biến động cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng, ta đi vào phần phân tích sau:
88,25 % 11,75 % Năm 2011 92,76 % 7,24 % Năm 2012 95,01 % 4,99 % Năm 2013 Vốn huy động Vốn điều chuyển
Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
2012 -2011 2013 - 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 1.019.060 1.227.192 1.805.260 208.132 20,42 578.068 47,10 Vốn điều chuyển 135.650 95.760 94.855 (39.890) (29,41) (905) (0,95)
Tổng nguồn vốn 1.154.710 1.322.952 1.900.115 168.242 14,57 577.163 43,63
Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long
Trong năm 2013, vốn huy động tăng 47,10% so với năm 2012 và tăng 77,15% so với năm 2011. Nguyên nhân là do công tác huy động có đổi mới về hình thức huy động như: mở ra chương trình huy động tiết kiệm dự thưởng với nhiều giải như trúng xe, trúng vàng, các chương trình khuyến mãi như “gửi tiền ngay, quay trúng lớn, tiết kiệm phù đổng… có mức lãi suất phù hợp hấp dẫn khách hàng, đặc biệt là có chính sách khuyến mãi tặng quà khi khách hàng gửi tiền nhiều. Hơn nữa, đời sống của người dân được nâng cao, làm ăn có hiệu quả tạo ra nguồn vốn nhàn rỗi gửi vào Ngân hàng. Mặt khác, là sự nổ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ cũng như lãnh đạo của ngân hàng, với phong cách phục vụ ân cần, lịch sự lại chu đáo cho nên đã tạo được tâm lý an toàn cho khách hàng khi khách hàng đến gửi.
Tuy tốc độ tăng tương đối tốt nhưng việc duy trì một mức ổn định trong quá trình huy động vốn là hướng đi phù hợp trong thời điểm thị trường vốn có nhiều biến động như hiện nay. Vì vốn huy động là vốn phải trả phí, phí ở đây chính là lãi suất mà ngân hàng cho khách hàng khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Bên cạnh đó, thì yếu tố cạnh tranh cũng là một trong những nguyên nhân làm nguồn vốn huy động của ngân hàng trong thời gian qua tăng chậm. Hiện nay ở địa bàn có sự hoạt động sôi nổi của nhiều đối thủ như Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Ngân hàng Kỹ Thương,.. Các chi nhánh này không ngừng giới thiệu những ưu đãi về lãi suất cũng như chương trình khuyến mãi hấp dẫn thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Đứng trước tình hình đó, để thu hút được nguồn vốn trong dân cư, ngân hàng đã nghiên cứu ban hành chính sách lãi suất huy động vốn linh hoạt, bám sát lãi suất thị trường có tính cạnh tranh đi đôi với công tác tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, đưa ra những sản phẩm, dịch vụ huy động mới ngày càng hấp dẫn, phát hành thẻ ATM,…. Khi ngân hàng có nguồn vốn càng dồi dào thì hoạt động tín dụng càng đa dạng, phong phú. Vì thế ngân hàng có thể vừa đảm bảo cung tiền cho nền kinh tế, vừa đủ vốn đầu tư vào các lĩnh vực khác để tìm kiếm lợi nhuận nhiều hơn.
Xét về nguồn vốn điều chuyển của Ngân hàng qua 3 năm liên tục giảm. Giảm mạnh nhất vào năm 2012, giảm 29,41% so với năm 2011. Điều này cho thấy, ngân hàng đã chủ động được nguồn vốn của mình để thực hiện các nghiệp vụ cho vay và các nghiệp vụ ngân hàng khác.