tháng đầu năm 2011 - 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 06T/2014 – 06T/2013 Số tiền Số tiền Số tiền % Vốn huy động 701.817 1.272.854 571.037 81,37 Vốn điều chuyển 45.867 25.750 (20.117) (43,86)
Tổng nguồn vốn 747.684 1.298.604 550.920 73,68
Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long
Bước qua năm 2014, tình hình huy động vốn 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 3013 của Ngân hàng có chiều hướng gia tăng, tăng 81,37% so với cùng kỳ và đạt cao hơn so với cuối năm 2013, điều này khẳng định vị thế của Ngân hàng ngày càng được nâng cao, sự tin cậy của khách hàng đối với Sacombank chi nhánh Vĩnh Long về mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng và sự cố gắng trong công việc của toàn thể công nhân viên Ngân hàng. Hơn nữa cũng cho chúng ta thấy được Ngân hàng đã tận dụng tốt các cơ hội để triệt để huy động vốn tạo nguồn vốn ổn định đầu tư vào các chương trình kinh tế ở địa phương và đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng, cho nên muốn hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình đạt hiệu quả cao, thì ngân hàng đã tạo ra nhiều sản phẩm mới có chất lượng cao đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
Về nguồn vốn điều chuyển của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2014 giống như qua 3 năm 2011 – 2013 đều giảm chỉ còn 25.750 triệu đồng, giảm 43,86% so với cùng kỳ. Từ đó cho thấy được uy tín cũng như vị thế của Ngân hàng trong lòng khách hàng ngày càng tốt nên thu hút được đông đảo khách hàng từ cá nhân đến doanh nghiệp đến giao dịch.
4.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA SACOMBANK CHI NHÁNH VĨNH LONG NHÁNH VĨNH LONG
Cho vay là hoạt động chủ yếu của tất cả các ngân hàng. Nó không chỉ trực tiếp phục vụ nhu cầu nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với chính ngân hàng. Nó là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. Phần dưới đây, xin nêu khái quát về tình hình cho vay của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
Bảng 4.3 Tình hình cho vay của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
2012 - 2011 2013 - 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 10.759.931 12.228.417 14.108.042 1.468.486 13,65 1.879.625 15,37 Doanh số thu nợ 10.798.549 12.380.450 13.985.757 1.581.901 14,65 1.605.307 12,97 Dư nợ 898.339 746.306 868.591 (152.033) (16,92) 122.285 16,39
Nợ xấu 1.235 1.875 1.632 640 51,82 (243) (12,96)
Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long
Bảng 4.4 Tình hình cho vay của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 - 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 06T/2014 – 06T/2013
Số tiền Số tiền Số tiền %
Doanh số cho vay 544.4525 7.973.109 2.528.584 46,44 Doanh số thu nợ 2.454.790 7.739.760 5.284.970 215,29
Dư nợ cho vay 650.275 883.624 233.349 35,88
Nợ xấu 783 810 27 3,45
Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long
Doanh số cho vay
Qua bảng số liệu ta thấy, hoạt động cho vay của Chi nhánh phát triển ổn định và đảm bảo tăng trưởng tốt. Chi nhánh không ngừng mở rộng quan hệ với các tổ chức kinh tế, tiếp cận khách hàng mới và nâng cao chất lượng tín dụng để kịp thời giải quyết nhu cầu về vốn hợp lý của các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình nên doanh số cho vay năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, trong năm 2012 doanh số cho vay tăng 13,65%, tương đương 1.468.486 triệu đồng so với năm 2011 và năm 2013 tăng 15,37% so với năm 2012 và 31,12% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là đối với các cá nhân và hộ gia đình thì người dân đa số sống dựa vào nghề nông: trồng trọt, chăn nuôi và xu hướng vay để bổ sung vốn lưu động, vay chủ yếu để mua vật tư sản xuất hàng hóa để kinh doanh, xây dựng nhà khi thiếu hụt vốn trong khi phải trả các chi phí phát sinh trong quá trình mua bán. Mà trong năm 2012 khủng hoảng kinh tế khiến người dân cần nguồn vốn từ Ngân hàng để giảm tải khó khăn, bù đắp các khoản thiệt hại từ chăn nuôi, trồng trọt. Mặt khác nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân tăng lên, nắm bắt được nhu cầu đó Ngân Hàng đã cung cấp thêm nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tối cao của khách hàng. Ngoài ra Ngân hàng đã tổ chức một bộ phận riêng chuyên giai dịch với khách hàng kinh doanh buôn bán nhỏ lẽ để tìm hiểu nhu cầu xin vay vốn của họ, với thủ tục cho vay đơn giản nhằm thu hút lượng khách hàng này. Đối với các doanh nghiệp
và hộ kinh doanh thì cũng tương tự như cá nhân, doanh nghiệp cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng của tình hình chung năm 2012 và nguyên nhân nữa do từ sau khi Vĩnh Long lên Thành phố, các doanh nghiệp đổ xô đầu tư vào vùng đất tiềm năng, doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, kinh doanh nhiều mặt hàng và nhiều loại hàng hóa, sản phẩm do đó cần bổ sung vốn đầu tư kinh doanh nên nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh cũng tăng lên. Do việc thẩm định hồ sơ vay vốn của cán bộ tín dụng nhanh và hiệu quả, giải quyết nhanh gọn các thủ tục, lãi suất thỏa thuận, giải ngân kịp thời nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu kinh doanh của khách hàng. Đó cũng là một trong những yếu tố thu hút khách hàng là các doanh nghiệp.
Bước sang năm 2014, doanh số cho vay của 6 tháng đầu năm 2014 của Chi nhánh tăng 46,44% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước tiếp tục áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ thị trường tài chính như giảm trần lãi suất huy động, mở rộng đối tượng cho vay hỗ trợ lãi suất. Vì vậy mà các cá nhân, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn vay từ Chi nhánh. Mặt khác, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã xây dựng hoàn thành các tuyến đường trong Thành phố như Đường Võ Văn Kiệt, Đường Hưng Đạo Vương, đường Bạch Đàn, đó là cơ sở để các cá nhân, hộ gia đình vay vốn để mua nhà, sữa chữa nhà, mua quyền sử dụng đất để làm nhà ở, mua trang thiết bị nội thất hay mua sắm phương tiện đi lại, còn đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần vốn để xây dựng, mở rộng kinh doanh.
Doanh số thu nợ
Song song với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ của Chi nhánh cũng có xu hướng tăng qua 3 năm 2011 – 2013. Năm 2012 doanh số thu nợ tăng 14,65% so với năm 2011 trong khi đó doanh số cho vay tăng 13,65%, cho thấy tốc độ tăng DSTN cao hơn DSCV. Sang năm 2013 DSTN tăng 12,97% so với năm 2012 nhưng tốc độ tăng thấp hơn doanh số cho vay năm 2013. Nguyên nhân tăng là do nguồn cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao khoản 85% trên tổng doanh số cho vay nên việc thu hồi vốn nhanh, các khoản cho vay trung và dài hạn của những năm trước nay đã tới hạn thu hồi. Bên cạnh đó, do khách hàng muốn tạo mối quan hệ thân thiết với Chi nhánh nên chủ động được dòng tiền để trả nợ đúng hạn. Ngoài ra, trong quá trình giải ngân cho khách hàng chủ yếu qua tài khoản thanh toán của khách hàng nên Chi nhánh chủ động, dễ kiểm soát thông qua các dịch vụ mà khách hàng và ngân hàng ký kết như SMS Banking, tài khoản chi lương của khách hàng…
Sáu tháng đầu năm 2014, tình hình thu nợ của Ngân hàng khá tốt. Điều này cho thấy, công tác quản lý và thu hồi nợ của Ngân hàng có hiệu quả. Nhìn chung, hoạt động thu hồi nợ của Ngân hàng trong những năm qua khá tốt. Là do quá trình thẩm định cẩn thận, quá trình kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc
thực hiện và sử dụng vốn của khách hàng, đôn đốc và nhắc nhở khách hàng trả lãi và gốc khi đến hạn của cán bộ tín dụng. Thêm vào đó, đa số các khách hàng thực hiện đúng mục đích vay vốn đã ký kết trên hợp đồng, kinh doanh thu được lợi nhuận và với thiện chí trả nợ đã làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng luôn luôn tăng qua các năm đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng.
Dư nợ
Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm có sự biến động. Năm 2012 dư nợ cho vay giảm 16,92% so với năm 2011. Đến năm 2013 lại tăng 16,39% so với năm 2012. Nguyên nhân dư nợ năm 2012 giảm là do trong năm 2012 nền kinh tế biến động, việc sản xuất kinh doanh khó khăn nên Ngân hàng cũng đã cân nhắc mức dư nợ cho vay đối với khách hàng có tình hình tài chính không đảm bảo nên dư nợ năm 2012 giảm đi. Bên cạnh đó, tốc độ tăng của doanh số cho vay thấp và tốc độ tăng doanh số thu nợ cao hơn vì vậy dư nợ cùng giảm xuống. Nhưng sang năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh đạt 883.624 triệu đồng tăng 53,88% so với cùng kỳ, thậm chí đạt cao hơn năm 2013 là 15.033 triệu đồng và đạt 93,70% so với kế hoạch thực tế cả năm. Bên cạnh tăng trưởng nhanh, chất lượng tín dụng luôn được Chi nhánh quan tâm hàng đầu, đẩy mạnh trên cơ sở có kiểm soát chặt chẽ , đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng quản trị rủi ro, tập trung quản lý nợ có hiệu quả, thường xuyên cải tiến, sàng lọc và lành mạnh hóa danh mục cho vay.
Nợ xấu
Nợ xấu là con số phản ánh chất lượng khoản cho vay của ngân hàng. Qua việc phân tích doanh số thu nợ của ngân hàng ta thấy doanh số thu nợ tăng đều qua các năm. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng khá tốt. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng của ngân hàng ta phải xem xét phần nợ xấu qua các năm vì tỷ lệ nợ xấu càng cao chính là biểu hiện của rủi ro tín dụng.
Bảng 4.5 Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Sacombank Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2013
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Số tiền Số tiền Dư nợ (triệu đồng) 898.339 746.306 868.591
Nợ xấu (triệu đồng) 1.235 1.875 1.632
Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,14 0,25 0,19
Bảng 4.6 Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Sacombank Vĩnh Long giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014
Chỉ tiêu 6 tháng đầu 6 tháng đầu
năm 2013 năm 2014
Số tiền Số tiền
Dư nợ (triệu đồng) 650.275 883.624
Nợ xấu (triệu đồng) 783 810
Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,12 0,09
Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long
Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng có xu hướng tăng giảm qua các năm. Như đã phân tích ở trên tình hình của các khách hàng có vẽ khả quan, tình hình thu nợ tăng đều, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều khách hàng gặp khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh do chưa thu hồi được vốn kinh doanh do đầu tư, mở rộng nên Chi nhánh không thu được vốn. Mặc dù những năm qua tuy trần lãi suất có giảm nhưng lãi suất vẫn còn khá cao khiến cho khách hàng không thể trả nợ đúng hạn hoặc không có thể trả nợ do kinh doanh không hiệu quả. Vì vậy, Chi nhánh cần quản lý nợ xấu chặt chẽ hơn để giảm tỷ lệ nợ xấu nhằm giảm thiểu rủi ro.