Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của doanh nghiệp vừa và nhỏ so

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 67)

nhỏ so với các đối tượng khác tại Sacombank chi nhánh Vĩnh Long.

Bảng 4.35 Hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNV&N tại Sacombank chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2014

Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Thu nhập từ HĐTD đối với DNV&N trên 1 đồng dư nợ 0,1632 0,1356 0,1152 Chi phí sử dụng vốn cho 1 đồng dư nợ 0,1602 0,1110 0,0994

Chênh lệch lãi 0,003 0,0246 0,0158

Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long Ghi chú: + DNV&N: Doanh nghiệp vừa và nhỏ

+ HĐTD: Hoạt động tín dụng

Thu nhập từ HĐTD đối với DNV&N trên 1 đồng dư nợ

Tỷ số thu nhập từ HĐTD đối với DNV&N trên 1 đồng dư nợ của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2014 giảm liên tục. Cụ thể, năm 2011, Chi nhánh thu được 0,1632 đồng, năm 2012 thu được 0,1356 và năm 2013 thu 0,1152 đồng.

Chi phí sử dụng vốn cho 1 đồng dư nợ

Qua bảng trên thấy, chi phí cho việc sử dụng 1 đồng dư nợ cho vay đối với DNV&N của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2013 hầu như biến động giảm liên tục. Năm 2011, Chi nhánh phải trả cho việc sử dụng

1 đồng dư nợ là 0,1602 đồng, năm 2012 là 0,111 đồng, năm 2013 là 0,0994 đồng. Sở dĩ giảm như vậy là do Ngân hàng Nhà nước đã 8 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động tiền gửi VND. Cụ thể, lãi suất huy động VND có kỳ hạn dưới 1 tháng đã giảm từ 6%/năm xuống 1,25%/năm, kỳ hạn từ 1 đến dưới 12 tháng giảm từ 14%/năm xuống còn 7%/năm, từ đó gây áp lực giảm lãi suất đến Sacombank. Bên cạnh đó ta dễ dàng nhận thấy nền kinh tế xuống dốc các kênh đầu tư bên ngoài không mang lại hiệu quả nên người dân gửi tiền vào ngân hàng là kênh an toàn để sinh lời mặc dù không cao chính vì vậy ta thấy lượng tiền gửi của khách hàng đã tăng liên tục qua các năm.

Chênh lệch lãi

Khoản chênh lệch thu nhập từ HĐTD đối với DNV&N và chi phí sử dụng vốn cho 1 đồng dư nợ qua 3 năm có sự tăng giảm. Đạt hiệu quả cao nhất là trong năm 2012 đem lại 0,0246 đồng lãi, sang năm 2013 giảm xuống còn 0,0158 đồng. Điều này cho thấy, nguồn thu từ việc cho vay đối với doanh nghiệp đem lại không cao mặc dù Ngân hàng giải ngân tốt song áp dụng mức lãi suất thấp, tiền lãi thu về không nhiều. Từ phân tích ta nhận ra rằng, không phải bỏ lượng vốn ra nhiều là sẽ mang lại nhiều thu nhập, cần có chính sách cân đối giữa lãi suất cho vay và lượng vốn cung ứng ra bên ngoài góp phần nâng cao thu nhập cho ngân hàng chẳng những thế còn góp phần giảm thiểu rủi ro ở khâu tín dụng.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGVÀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH

TỈNH VĨNH LONG

Bảng 5.1 Giải pháp nâng cao chất lượng và mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sacombank chi nhánh Vĩnh Long

NHẬN XÉT GIẢI PHÁP

Ưu điểm Giải pháp duy trì

-Công tác huy động vốn của chi nhánh qua 3 năm tăng trưởng tốt và ổn định, vốn điều chuyển giảm dần qua các năm

-Công tác thu hồi nợ của Chi nhánh đối với doanh nghiệp tăng đều qua các năm kéo theo vòng quay vốn tín dụng và hệ số thu nợ cũng tăng trưởng tốt.

-Tiếp tục phát động phong trào “nhân viên huy động giỏi” đến toàn thể cán bộ nhân viên trên cở sở đó xét thi đua, khen thưởng cuối quý, cuối năm.

-Duy trì lượng khách hàng tiền gửi lãi suất thấp hiện nay, đồng thời tiếp thị khách hàng thuộc các lĩnh vực: sản xuất gốm, kinh doanh vật liệu xây dựng, thức ăn gia súc, doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn…để thu hút lượng tiền gửi với lãi suất thấp.

-Thường xuyên mở ra, duy trì các chương trình huy động tiết kiệm dự thưởng với nhiều giải như trúng xe, trúng vàng, các chương trình khuyến mãi như “gửi tiền ngay, quay trúng lớn, tiết kiệm phù đổng…” có mức lãi suất phù hợp hấp dẫn khách hàng.

-Tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt và thân thiện với khách hàng, thường xuyên thăm hỏi, đôn đốc khách hàng trả nợ, lập bảng theo dõi từng món nợ của khách hàng.

-Tình hình dư nợ cho vay đối với DNV&N chiếm tỷ trọng thấp nhưng nhìn chung qua các năm đều tăng.

-Tăng cường tìm kiếm khách hàng mới và tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp là khách hàng lớn, khách hàng truyền thống.

-Nên thống kê số liệu về các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Thành phố và các vùng lân cận để từ đó Ngân hàng có những chính sách tiếp thị hợp lý để mở rộng dư nợ doanh nghiệp tại Chi nhánh.

-Thực hiện chủ trương cho vay phân tán, đẩy mạnh cho vay có trọng điểm và mở rộng khách hàng có sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.

Nhược điểm Giải pháp khắc phục

-Dư nợ cho vay DNV&N trên tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh thấp nhưng nợ xấu DNV&N trên tổng nợ xấu chiếm tỷ lệ tương đối cao.

-Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong công tác thẩm định, đánh giá dự án, phân tích cả hai mặt khả năng sinh lời và rủi ro của dự án và tùy tình hình cụ thể mà quyết định cho vay hay không.

-Tăng cường khả năng thu thập thông tín cũng như chất lượng của thông tin về khách hàng, về dự án.

-Sau khi giải ngân cho khách hàng, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

-Tăng cường đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, hạn chế nợ quá hạn. Đồng thời phân loại nợ, đánh giá từng món nợ quá hạn cụ thể để có hướng giải quyết phù hợp và hiệu quả.

-Nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn của CVKH nhằm đánh giá đúng mức, phù hợp nâng cao tính an toàn trong hoạt động tín dụng.

-Hiệu quả hoạt động tín dụng

chưa cao, mang lại lợi nhuận thấp. cho vay phân tán, đẩy mạnh cho vay -Kết hợp thực hiện chủ trương có trọng điểm và mở rộng khách hàng có sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, tăng cường công tác bán chéo sản phẩm dịch vụ nhằm đem lại lợi nhuận cho ngân hàng nhưng lại ích rủi ro hơn.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1KẾT LUẬN

Qua phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sacombank chi nhánh Vĩnh Long cho thấy trong 3 năm qua hoạt động tín dụng tại ngân hàng hoạt động tương đối có hiệu quả và Ngân hàng cũng đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế xã hội tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thông qua việc đáp ứng kịp thời nguồn vốn vay cho các hộ trong tỉnh để chuyển dịch các cơ cấu kinh tế sản xuất của người dân. Để đáp ứng được nhu cầu cho vay ngày càng cao đó trong những năm qua Ngân hàng luôn nổ lực trong công tác huy động và nhờ đó nguồn vốn của Ngân hàng cũng đã tăng liên tục qua các năm.

Bên cạnh đó Ngân hàng cũng rất chủ động trong công tác mở rộng tín dụng luôn tìm kiếm đối tượng đầu tư để mở rộng phạm vi hoạt động, tập trung vốn đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh thương mại dich vụ nhằm khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động điều đó được thể hiện qua doanh số cho vay của Ngân hàng ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu vốn phục vốn phục vụ sản xuất cho cộng đồng, đúng với phương châm “vì cộng đồng phát triển địa phương”.

Hiệu quả hoạt động tín dụng ngày càng được nâng cao, các sản phẩm dịch vụ mới được giới thiệu và tiếp cận khách hàng, nguồn vốn không ngừng gia tăng,... Ngân hàng luôn thực hiện tốt công tác thầm định, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc sử dụng vốn,..Tuy có nhưng thời điểm cũng gặp những diễn biến bất lợi của thị trường, nhưng Ngân hàng vẫn duy trì được kết quả khả quan trong hoạt động tín dụng của mình.

Dư nợ cho vay của ngân hàng tăng trưởng khá tốt, từng bước đưa vốn đến với nhiều đối tượng khách hàng, với nhiều hình thức cho vay ngày càng đa dạng và phong phú. Với sự nhiệt tình của ngân hàng, khách hàng đến giao dịch luôn được hài lòng đúng với câu “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.

Từ những kết quả đạt được đã góp phần vào việc tăng lợi nhuận của Ngân hàng qua các năm. Thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng mặc dù nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn và Ngân hàng đang phải đối mặt với những thử thách do áp lực cạnh tranh ngành Ngân hàng hiện nay. Chính vì vậy, cần có sự nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ, nhân viên Ngân hàng. Đặc biệt là sự quản lý, chỉ đạo, điều hành từ Ban Giám đốc nhằm giữ vững uy tín, nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thương trường, góp

phần vào sự lớn mạnh của cả hệ thống. Mặt khác thu nhập của ngân hàng khá tốt đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng vừa đảm bảo cho các cán bộ công nhân viên có cuộc sống tốt để góp sức vào ngân hàng cùng ngân hàng vượt qua các trở ngại, đem lại một kết quả tốt nhất cho ngân hàng.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

- Tìm và phát hiện ra những khó khăn của DNV&N trong tỉnh để có biện pháp hỗ trợ thích hợp.

- Hướng dẫn, cung cấp thông tin đến các DNV&N về những chương trình cho vay của các ngân hàng trong tỉnh, giúp các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn vay phù hợp với nhu cầu của họ.

- Phải có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất để giải quyết nhanh chóng, kịp thời các thủ tục như công chứng, chuyển giao quyền sở hữu, các hồ sơ thế chấp tài sản giữa ngân hàng và khách hàng nhằm giảm thời gian, chi phí cho cả hai.

- Giải quyết nhanh chóng các vụ khởi kiện để ngân hàng có biện pháp xử lý các khoản nợ vay không đòi được nhằm hạn chế sự gia tăng của nợ xấu.

-Thành lập quỹ bảo lãnh DNV&N để góp phần tạo điều kiện thuận lợi về nguồn vốn cho các doanh nghiệp tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh.

6.2.2 ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG SACOMBANK

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ở các chi nhánh. Trao quyền quyết định nhiều hơn cho giám đốc chi nhánh nhằm tăng tính chủ động của Ngân hàng và tiết kiệm thời gian cho khách hàng.

-Hỗ trợ các chi nhánh trong việc đào tạo cán bộ chất lượng cao, tận tâm với công việc.Trang bị các máy móc thiết bị, công nghệ Ngân hàng hiện đại nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động huy động vốn và cho vay trong toàn hệ thống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết hàng năm Ngân hàng Sacombank Vĩnh Long, 2011, 2012, 2013, 2014.

2. Chính sách tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín do chủ tich HĐQT Đặng Văn Thành biên soạn.

3. Luật các tổ chức tín dụng 2010.

4. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại – tín dụng ngân hàng, PGS.TS Phan Thị Cúc, NXB Đại học quốc gia TP.HCM.

5. Nguyễn Thiện Sơn, 2012. Khó khăn của ngân hàng khi cho doanh vay vốn. <http://www.thoibaonganhang.vn/tintuc/58-kho-khan-cuangan-hang-khi- cho-doanh-nghiep-vay-von-4740.html> [Ngày truy cập: 22 tháng 9 năm 2014].

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013). “Tình hình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2011 và 2012”, http://www.sbv.gov.vn . [Ngày truy cập: 22 tháng 09 năm 2014].

7.Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.

8. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị kinh doanh ngân hàng thương mại. Cần Thơ. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

9. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ - Ngân hàng. Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 67)