Phân tích tình hình dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 56 - 61)

nhỏ của Sacombank chi nhánh tỉnh Vĩnh Long.

Nếu doanh số cho vay phản ánh kết quả hoạt động tín dụng thì dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng. Dư nợ là khoản mà Ngân hàng còn phải thu từ khách hàng vay vốn, bao gồm tất cả các khoản vay trong thời hạn và được gia hạn, cho lưu vụ hoặc những khoản nợ đã đến hạn, thể hiện số vốn mà Ngân hàng cho vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo. Dư nợ cho vay phản ánh mức độ đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Số dư nợ càng lớn chứng tỏ công tác cho vay của Ngân hàng càng hiệu quả

Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy, để hoat động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn nâng cao mức dư nợ. Sau đây là biểu đồ thể hiện cơ cấu dư nợ cho vay tại Sacombank chi nhánh Vĩnh Long.

Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long

Hình 4.3 Tỷ trọng dư nợ cho vay của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long năm 2011 – 2013

Qua hình 4.3 ta thấy, tổng dư nợ cho vay đối với DNV&N chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng. Trong năm 2011 tỷ trọng dư nợ cho vay DNV&N chiếm 28,69% sang năm 2012 tăng lên đến 38,39% trên tổng dư nợ cho vay nhưng sang năm 2013 giảm xuống còn 33,72%. Tuy lãi suất thời gian gần đây có giảm nhưng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng vẫn là khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều DNV&N tuy trước đây hoạt động ổn định nhưng do khó khăn liên tiếp kéo dài từ năm 2011 đến nay, không đảm bảo được các yêu cầu và chuẩn mực rủi ro của ngân hàng, do đó Ngân hàng thừa vốn nhưng vẫn không thể cho vay nhiều được. Để hiểu rõ hơn xu hướng biến động dư nợ cho vay đối với DNV&N tại Ngân hàng, ta đi vào phần phân tích sau:

Bảng 4.19 Dư nợ cho vay đối với DNV&N của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 - 2011 2013 - 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp vừa và nhỏ 257.754 286.538 292.869 28.784 11,17 6.330 2,21 Đối tượng khác 640.585 459.768 575.722 (180.817) (28,23) 115.955 25,22

Tổng cộng 898.339 746.306 868.591 (152.033) (16,92) 122.285 16,39

Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long

Qua bảng số liệu cho thấy, dư nợ cho vay đối với DNV&N tại Ngân hàng năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 tăng 28.784 triệu đồng tương đương

28,69 % 71,31 % Năm 2011 38,39 % 61,61 % Năm 2012 33,72% 66,28% Năm 2013 Doanh nghiệp vừa và nhỏ Đối tượng khác

11,17% trong khi dư nợ cho vay đối tượng khác lại giảm. Sang năm 2013 dư nợ cho vay DNV&N có tăng nhưng thấp hơn dư nợ cho vay đối tượng khác, chỉ tăng 6.330 triệu đồng, tương đương 2,21%. Kết quả trên cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng mang lại hiệu quả tương đối cũng góp phần đầu tư vốn cho các doanh nghiệp.

Bảng 4.20 Dư nợ cho vay đối với DNV&N của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 06T/2014 – 06T/2013

Số tiền Số tiền Số tiền %

Doanh nghiệp vừa và nhỏ 156.250 225.757 69.507 44,48

Đối tượng khác 494.025 657.867 163.842 33,16

Tổng cộng 650.275 883.624 233.349 35,88

Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long

Sang 6 tháng đầu năm 2014, tình hình dư nợ cho vay DNV&N tăng trưởng rất nhanh so với 6 tháng đầu năm 2013, tăng 69.507 triệu đồng (44,48%) là do ngân hàng tài trợ xuất nhập khẩu cho DNV&N, đây cũng là điều kiện để ngân hàng đẩy mạnh dịch vụ hoạt động thanh toán quốc tế. Ngoài ra, Ngân hàng còn tăng cường mở rộng hoạt động cho vay các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của NHNN với nhiều lĩnh vực gồm nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, DNV&N, công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Thông tư số 16/2013/TT-NHNN ngày 27/6/2013.

4.3.3.1 Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế

Bảng 4.21 Dư nợ cho vay đối với DNV&N theo ngành kinh tế của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 -2011 2013 - 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Công nghiệp chế biến 62.737 78.567 97.379 15.830 25,23 18.812 23,94 Thương mại dịch vụ 195.017 207.971 195.490 12.955 6,64 (12.482) (6,00)

Tổng cộng 257.754 286.538 292.869 28.784 11,17 6.330 2,21

Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long

Dư nợ cho vay DNV&N theo công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng dưới 50% trong tổng dư nợ cho vay DNV&N nhưng dư nợ cho vay ngành này tăng qua 3 năm 2011 – 2013. Năm 2012 tăng 25,23% (2011), năm 2013 tăng 23,94% (2012). Nguyên nhân là do khả năng trả nợ của một số doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến không cao làm cho dư nợ cho vay đối với ngành này qua 3 năm tăng. Ngoài ra, ngành sản xuất công nghiệp Vĩnh Long tiếp tục ổn định và phát triển khá tích cực. Hầu hết các ngành công nghiệp chế

biến, chế tạo đều tăng trưởng khá, đặc biệt một số sản phẩm của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh nhờ phát huy lợi thế cạnh tranh và chủ động thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó nhiều sản phẩm mới xuất hiện, trong đó có sản phẩm bia của Nhà máy Bia Sài Gòn - Vĩnh Long bắt đầu sản xuất từ tháng 12/2013 đã góp phần đáng kể vào mức tăng trưởng của ngành công nghiệp. Vì vậy nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tăng cao dẫn đến dư nợ qua 3 năm tăng lên. Trong khi đó dư nợ cho vay DNV&N ngành thương mại dịch vụ tăng nhẹ hơn ngành công nghiệp chế biến, chỉ tăng 6,64% ở năm 2012 nhưng qua năm 2013 thì dư nợ cho vay giảm xuống nhưng không đáng kể.

Bảng 4.22 Dư nợ cho vay đối với DNV&N theo ngành kinh tế của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 06T/2014 – 06T/2013

Số tiền Số tiền Số tiền % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công nghiệp chế biến 54.297 82.966 28.669 52,80 Thương mại dịch vụ 101.953 142.791 40.838 40,06

Tổng cộng 156.250 225.757 69.507 44,48

Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long

Nhưng khi bước qua năm 2014 thì dư nợ cho vay DNV&N của cả 2 ngành đều tăng. Ngành công nghiệp chế biến tăng 52,80% tương đương 28.669 triệu đồng, ngành thương mại dịch vụ tăng 40,06%, tương đương 40.838 triệu đồng. Nguyên nhân là trong thời gian qua, công tác hoàn thiện và phát triển hạ tầng giao thông của Tỉnh đã đạt được một số kết quả đáng kể, công tác kiểm tra khắc phục kịp thời những hư hỏng các tuyến đường được giao quản lý, đảm bảo lưu thông thông suốt phục vụ tốt nhất việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, từ đó đáp ứng được nhu cầu kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp, đặc biệt là ngành thương mại dịch vụ.

Qua bảng trên ta thấy, tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại dịch vụ tăng chậm hơn so với ngành công nghiệp chế biến nhưng ngân hàng vẫn tập trung chủ yếu phát triển dư nợ cho vay đối với ngành này vì các doanh nghiệp thương mại thường có tỷ suất lợi nhuận cao hơn và vòng quay vốn cũng nhanh hơn những doanh nghiệp khác nên ngân hàng “thích” có quan hệ với những doanh nghiệp này hơn do rủi ro thấp. Do vậy, những doanh nghiệp này luôn được chào mời xây dựng mối quan hệ với điều kiện dễ dàng hơn, món vay nhiều hơn và chi phí lãi vay thấp hơn.

4.3.3.2 Dư nợ cho vay theo thời hạn

Bảng 4.23 Dư nợ cho vay đối với DNV&N theo thời hạn của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 -2011 2013 - 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 151.044 187.969 201.786 36.925 24,45 13.817 7,35 Trung - dài hạn 106.710 98.569 91.082 (8.141) (7,63) (7.487) (7,60)

Tổng cộng 257.754 286.538 292.869 28.784 11,17 6.330 2,21

Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long

Dư nợ cho vay DNV&N ngắn hạn tăng qua 3 năm 2011 – 2103, năm 2012 tăng 24,45%, năm 2013 tăng 7,35%, nguyên nhân là do các doanh nghiệp vay chủ yếu bổ sung vốn lưu động, vòng quay vốn nhanh, ngân hàng tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ. Trong khi đó, dư nợ cho vay DNV&N trung và dài hạn giảm từ năm 2011 đến năm 2013 là do các doanh nghiệp vay để đầu tư vào máy móc thiết bị, một số doanh nghiệp đầu tư dự án tiềm ẩn nhiều rủi ro nên ngân hàng hạn chế cấp tín dụng cho các năm sau. Bước qua năm 2014, tình hình dư nợ cho vay DNV&N cả trong ngắn hạn và trung – dài hạn đều tăng, cụ thể được thể hiện qua bảng 4.24 sau đây:

Bảng 4.24 Dư nợ cho vay đối với DNV&N theo thời hạn của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 06T/2014 – 06T/2013

Số tiền Số tiền Số tiền %

Ngắn hạn 117.563 177.784 60.221 51,22

Trung - dài hạn 38.688 47.973 9.286 24,00

Tổng cộng 156.250 225.757 69.507 44,48

Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long

Nguyên nhân là do, năm 2014 nền kinh tế có những chuyển biến khởi sắc, hứa hẹn tiềm năng tương lai nên các doanh nghiệp mạnh dạn mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh. Mặt khác, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long qua các năm nền kinh tế có bước phát triển đáng kể nên số lượng doanh nghiệp mới thành lập tương đối tăng, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh. Vì vậy mà dư nợ cho vay đều tăng trong 6 tháng đầu năm 2014.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 56 - 61)