VỪA VÀ NHỎ CỦA SACOMBANK CHI NHÁNH TỈNH VĨNH LONG
4.3.1 Phân tích doanh số cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Sacombank chi nhánh tỉnh Vĩnh Long của Sacombank chi nhánh tỉnh Vĩnh Long
Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long
Hình 4.2 Tỷ trọng doanh số cho vay của Sacombank giai đoạn 2011 - 2013
24,36% 75,64% Năm 2012 28,30% 71,70% Năm 2013 Doanh nghiệp vừa và nhỏ Đối tượng khác 24,84 % 75,16 % Năm 2011
Qua hình 4.2 ta thấy, doanh số cho vay đối với DNV&N chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng và có xu hướng tăng qua 3 năm. Nguyên nhân là các DNV&N có nguồn vốn không cao, trình độ quản lý chưa cao chủ yếu là do kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp, công nghệ thấp, thiếu tài sản đảm bảo, chưa có uy tín trên thị trường nên đã làm cho ngân hàng e ngại việc cấp tín dụng. Mặt khác, Ngân hàng thường tập trung quan hệ với những doanh nghiệp có tình hình kinh doanh ổn định và có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh.
Bảng 4.7 Doanh số cho vay đối với DNV&N của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
2012 - 2011 2013 - 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.673.025 2.979.310 3.992.435 306.285 11,46 1.013.125 34,01 Đối tượng khác 8.086.906 8.885.974 9.843.882 799.068 9,88 957.908 10,78
Tổng cộng 10.759.931 12.228.417 14.108.042 1.468.486 13,65 1.879.625 15,37
Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long
Mặc dù, DSCV đối với DNV&N chiếm tỷ trọng thấp nhưng doanh số cho vay đối với DNV&N tăng qua 3 năm. Năm 2012 doanh số cho vay đối với DNV&N tăng 11,46%, tương đương 306.285 triệu đồng, năm 2013 tăng
34,01% so với năm 2012. Nguyên nhân là từ sau khi Vĩnh Long lên Thành phố, các doanh nghiệp đổ xô đầu tư vào vùng đất tiềm năng, doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, kinh doanh nhiều mặt hàng và nhiều loại hàng hóa, sản phẩm do đó cần bổ sung vốn đầu tư kinh doanh nên nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh cũng tăng lên. Dù nền kinh tế trong những năm qua có những biến động, tuy nhiên, tình hình kinh tế tỉnh tăng trưởng tương đối ổn định nên cũng tạo điều kiện cho các DNV&N hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng và nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh tăng lên. Sang 6 tháng đầu năm, DSCV đối với DNV&N như sau:
Bảng 4.8: Doanh số cho vay đối với DNV&N của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 06T/2014 – 06T/2013
Số tiền Số tiền Số tiền %
Doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.069.838 1.165.730 95.892 8,96 Đối tượng khác 4.374.687 5.535.506 1.160.819 26,53
Tổng cộng 5.444.525 7.973.109 2.528.584 46,44
Tính đến 30/6/2014, doanh số cho vay DNV&N của Chi nhánh đạt
1.165.730 triệu đồng, tăng 95.892 triệu đồng (tăng 8,96%) so với cùng kỳ năm trước do các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Số doanh nghiệp tham gia vào thị trường ngày càng nhiều hơn. Bên cạnh đó, Ngân hàng có nhiều chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp này như chính sách hỗ trợ xuất nhập khẩu cho các DNV&N, gói ưu đãi khác cho doanh nghiệp có quan hệ tốt đối với Ngân hàng.
4.3.1.1 Doanh số cho vay DNV&N theo ngành kinh tế
Bảng 4.9 Doanh số cho vay đối với DNV&N theo ngành kinh tế của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 -2011 2013 - 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Công nghiệp chế biến 930.747 1.161.499 1.187.569 230.752 24,79 26.070 2,24 Thương mại dịch vụ 1.742.278 1.817.811 2.804.866 75.533 4,34 987.055 54,30
Tổng cộng 2.673.025 2.979.310 3.992.435 306.285 11,46 1.013.125 34,01
Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long
Công nghiệp chế biến: Năm 2012 doanh số cho vay của ngành tăng
24,79% so với năm 2011. Dù lãi suất đã giảm nhưng doanh số cho vay DNV&N đối với ngành công nhiệp chế biến không tăng mạnh là vì: lượng hàng tồn kho hiện tại còn lớn, giá cả hàng hóa liên tục tăng ở năm 2012 (chỉ số giá tiêu dùng bình quân 2012 tăng 9,21% so với năm 2011) điều này đã làm giảm nhu cầu chi tiêu của người dân là cho lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp gia tăng, nên các doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất. Sang năm 2013 doanh số cho vay DNV&N của ngành tăng nhưng rất thấp là do trong năm 2012 lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp vẫn còn ú đọng khá nhiều, đối với ngân hàng chỉ tập trung chủ yếu vào các ngành thương mại dịch vụ nên cũng đã giảm hạn mức cho vay đối với ngành công nghiệp chế biến.
Thương mại dịch vụ: là một lĩnh vực có thế mạnh và tiềm năng phát triển nên doanh số cho vay của ngành tăng trưởng liên tục qua các năm và ngành này Chi nhánh tập trung cho vay nhiều nhất. Nguyên nhân ở năm 2012 là do ngành thương mại dịch vụ của tỉnh đạt được những thành tựu, Thành phố Vĩnh Long là Thành phố trẻ năng động nên các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh đã đón tiếp hơn 1.000.000 lượt khách tham quan lưu trú, mang lại một doanh thu không nhỏ cho ngành. Thương mại dịch vụ còn tăng lên do Tỉnh triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân, góp phần nâng cao sức tiêu thụ hàng hóa, lưu thông thị trường, thương mại phát triển. Ngoài ra, Ngân Hàng đã chú trọng trong
công tác tìm kiếm khách hàng ở lĩnh vực này, đồng thời việc nâng cấp sửa chữa đường, đổi mới chợ, việc trao đổi hàng hóa trong dân cư thuận tiện và tăng lên nên kéo theo doanh số cho vay cũng tăng lên.
Bảng 4.10 Doanh số cho vay đối với DNV&N theo ngành kinh tế của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 06T/2014 – 06T/2013
Số tiền Số tiền Số tiền %
Công nghiệp chế biến 254.419 272.337 17.918 7,04
Thương mại dịch vụ 815.419 893.393 77.974 9,56
Tổng cộng 1.069.838 1.165.730 95.892 8,96
Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long
Qua 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay cả 2 ngành đều tăng nhưng không cao. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến tăng lên 7,04% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu là nhờ vào những chính sách hỗ trợ của ngân hàng, đặc biệt là tài trợ xuất nhập khẩu cho DNV&N nên các doanh nghiệp của ngành có điều kiện vay vốn để hoạt động, giảm số lượng hàng tồn kho. Riêng ngành thương mại dịch vụ tăng 9,56% so với cùng kỳ. Vì trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh có rất nhiều quán ăn phục vụ ăn uống, nhà hàng, kinh doanh dịch vụ Karaoke, giải trí thu hút được rất nhiều người dân quan tâm, vì vậy mà họ kinh doanh có hiệu quả dẫn đến nhu cầu vay vốn tăng cao.
4.3.1.2 Doanh số cho vay theo thời hạn
Bảng 4.11 Doanh số cho vay đối với DNV&N theo thời hạn của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
2012 -2011 2013 - 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.900.904 2.191.652 2.939.187 290.748 15,30 747.535 34,11 Trung – dài hạn 772.121 787.658 1.053.248 15.537 2,01 265.590 33,72
Tổng cộng 2.673.025 2.979.310 3.992.435 306.285 11,46 1.013.125 34,01
Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, doanh số cho vay DNV&N theo ngắn hạn của Sacombank Vĩnh Long qua 3 năm lên tục tăng và chiếm tỷ trọng cao nhất trên 80%. Năm 2012 doanh số cho vay tăng 15,30%, tương đương 290.748
triệu đồng so với năm 2011, sang năm 2013 tăng 34,11% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là DNV&N chủ yếu vay để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động như tiền mua hàng, tiền lương, tiền mua nguyên vật liệu. Mặt khác,
nguồn vốn cho vay của ngân hàng là chủ yếu vốn huy động ngắn hạn nên yêu cầu thời gian thu hồi vốn nhanh.
Về doanh số cho vay DNV&N theo trung và dài hạn tuy chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số doanh số cho vay DNV&N nhưng qua 3 năm liên tục tăng, tăng mạnh nhất vào năm 2013, tăng 33,72% so với năm 2012. Trong năm 2013 doanh số cho vay trung và dài hạn tăng nhiều như vậy là do Ngân hàng có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhưng bên cạnh đó ngân hàng cũng có những biện pháp thắt chặt lại khâu thẩm định, kiểm soát món vay.
Bảng 4.12 Doanh số cho vay đối với DNV&N theo thời hạn của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 06T/2014 – 06T/2013
Số tiền Số tiền Số tiền %
Ngắn hạn 596.979 655.227 58.248 9,76
Trung - dài hạn 472.859 510.503 37.644 7,96
Tổng cộng 1.069.838 1.165.730 95.892 8,96
Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long
Qua bảng 4.12 ta thấy, doanh số cho vay cả trong ngắn hạn và trung và dài hạn tăng so với 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể, doanh số cho vay DNV&N ngắn hạn tăng 9,76%, doanh số cho vay DNV&N trung và dài hạn tăng 7,96%. Trong năm 2014 nhờ có những chính sách ưu đãi từ ngân hàng mà các doanh nghiệp có điều kiện vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô, mua sắm trang thiết bị, mua xe ô tô làm phương tiện vẫn chuyển cũng như đi lại cho doanh nghiệp đã làm cho doanh số cho trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng lên đáng kể.