Nhân tố kinh tế, chắnh trị, văn hóa-xã hội

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng (Trang 58 - 62)

Môi trường kinh tế luôn ảnh hưởng tới hoạt động của các DNNVV và từ đó cũng tác động đến chất lượng tắn dụng của các ngân hàng.

Chu kỳ kinh tế có tác động đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Khi nền kinh tế tăng trưởng, phát triển và ổn định thì hoạt động

cho vay sẽ tăng trưởng rất tốt và độ rủi ro thấp. Ngược lại, trong thời kỳ nền kinh tế phát triển chậm và có biểu hiện của suy thoái, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị thu hẹp, nhu cầu thị trường giảm dẫn đến nhu cầu về vốn sẽ giảm và doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn, dẫn đến hoạt động cho vay của ngân hàng không mở rộng được và nhiều khoản nợ vay không thu hồi đúng hạn, chất lượng tắn dụng bị giảm sút nghiêm trọng

Môi trường chắnh trị xã hội: Khi mà tình hình chắnh trị xã hội không ổn định thì không chỉ riêng các NHTM mà cả các DNNVV cũng không giám mạo hiểm đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, bất ổn về chắnh trị và xã hội cũng làm mất lòng tin của các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài, ảnh hưởng đến hoạt động cũng như chất lượng tắn dụng của các ngân hàng

3.3 Môi trường pháp lý

Tất cả các thành phần kinh tế, không phân biệt quốc doanh hay tư doanh đều có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình dựa trên khuôn khổ của pháp luật. Ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ. Môi trường pháp lý bao gồm tắnh đồng bộ của hệ thống pháp luật, tắnh đầy đủ thống nhất của các văn bản dưới luật. Đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trắ. Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập một môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận tiện và đạt hiệu quả cao là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp. Vì vậy nhân tố pháp luật có vị trắ hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tắn dụng nói riêng. Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tắn dụng tuân thủ pháp luật một cách nghiêm túc thì quan hệ tắn dụng mới đem lại lợi ắch cho cả 2 phắa, chất lượng tắn dụng được đảm bảo và quy mô tắn dụng có môi trường mở rộng.

3.4 Các điều kiện tự nhiên

Ngày nay với trình độ khoa học công nghệ hiện đại, con người đã khắc phục được rất nhiều những khó khăn do tự nhiên gây ra nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên tới đời sống và hoạt động sản xuất

kinh doanh. Do ô nhiễm môi trường, thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt và khó lường. Bão, lũ lụt, hạn hán, động đấtẦ đều ảnh hưởng trực tiếp đến con người, đến hoạt động sản xuất, đến quá trình vận tải, đến khả năng tiêu thụẦ Các doanh nghiệp khi phải gánh chịu hậu quả từ yếu tố thiên nhiên này thì cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các khoản tắn dụng với ngân hàng. Nếu thực hiện tốt công tác dự báo thời tiết sẽ giúp cho tất cả mọi người, cả khách hàng và ngân hàng có các biện pháp chuẩn bị để đối phó, giảm thiểu hậu quả do thiên nhiên gây ra. Điều đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao chất lượng tắn dụng.

Chương 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DNNVV TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VN

CHI NHÁNH HẢI PHÒNG

2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN Chi nhánh Hải Phòng

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN Chi nhánh Hải Phòng (Vietcombank Hải Phòng) trước đây là Phòng quản lý ngoại hối được thành lập từ năm 1963 thuộc Cục ngoại hối Ngân hàng Nhà nước mà trước đó được gọi là Sở quản lý ngoại hối. Tháng 7/1969, Chi nhánh nghiệp vụ Ngân hàng Cảng thành phố được thành lập theo quyết định của Hội đồng chắnh phủ. Về mặt đối ngoại Chi nhánh nghiệp vụ Ngân hàng Cảng thuộc hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có con dấu riêng, nhưng về mặt tổ chức chịu sự lãnh đạo của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước thành phố Hải Phòng. Phòng quản lý ngoại hối được sát nhập với chi nhánh nghiệp vụ Ngân hàng cảng. Ngày 27/12/1976 Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định thành lập Ngân hàng ngoại thương Việt Nam và Chi nhánh Hải Phòng thuộc hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và chắnh thức hoạt động từ 01/01/1977.

Qua hơn 30 năm hoạt động đến nay, Vietcombank Hải Phòng có vị trị quan trọng trong hệ thống Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam cũng như trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Tắnh đến 31/12/2009 Vietcombank Hải Phòng đã huy đồng vốn trên 2.955 tỷ đồng, chiếm trên 10% thị phần huy động. Tổng dư nợ đạt trên 4.215 tỷ đồng, chiếm gần 15% dư nợ trên toàn địa bàn. Hiện Chi nhánh có 1 trụ sở chắnh và 7 phòng giao dịch cùng hệ thống máy ATM gồm 27 chiếc được phân bố phù hợp trong toàn địa bàn Hải Phòng.

2.1.2 Mô hình tổ chức

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VCB Hải Phòng

2.1.3 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN Chi nhánh Hải Phòng trong thời gian quaHải Phòng trong thời gian qua Hải Phòng trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng (Trang 58 - 62)