Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn,
lao động hay doanh thu. Trên thế giới không có một định nghĩa được công nhận toàn cầu về DNNVV, mỗi nước mỗi tổ chức đều đưa ra các định nghĩa riêng của mình.
Theo tiêu chắ của tổ chức Ngân hàng Thế giới [8], doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thỏa mãn ắt nhất hai trong ba yếu tố là lao động phải ắt hơn 300 người, tài sản nhỏ hơn 15 triệu USD và doanh thu của doanh nghiệp phải thấp hơn 15 triệu USD. Trong đó, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động.
Bảng 1.1: Định nghĩa DNNVV và siêu nhỏ theo Ngân hàng Thế giới (DN phải thỏa mãn ắt nhất 2 trong 3 tiêu chắ)
Quy mô doanh nghiệp Số nhân
công Tài sản Doanh thu hàng năm
Siêu nhỏ < 10 < 100.000 USD < 100.000 USD
Nhỏ < 50 < 3 triệu USD < 3 triệu USD
Vừa < 300 < 15 triệu USD < 15 triệu USD
Châu Âu (EU), doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là các doanh nghiệp có số lao động ắt hơn 250 người cùng với doanh thu hàng năm dưới 50 triệu Euro hoặc tổng tài sản nhỏ hơn 43 triệu Euro (theo http://ec.europa.eu/enterprise/policies/sme/facts- figures-analysis/sme-definition/index_en.htm). Trong khu vực Châu Á, Nhật Bản xác định DNNVV chỉ dựa trên tiêu thức số lượng lao động và vốn đầu tư, nhưng mức đặt ra cho các ngành là rất khác nhau, với ngành dịch vụ thì lượng lao động và vốn đầu tư nhỏ hơn trong ngành công nghiệp. Trong khi đó Mỹ và Hongkong phân loại DNNVV chỉ dựa trên số lượng lao động.
Tuy nhiên việc phân loại doanh nghiệp theo quy mô vừa và nhỏ chỉ mang tắnh tương đối do quá trình phân loại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ phát triển kinh tế của một nước; tắnh chất ngành nghề sản xuất; tắnh chất lịch sửẦ và nó cũng thay đổi theo từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó mỗi nước sẽ có những sự lựa chọn các tiêu thức khác nhau để đưa ra khái niệm riêng của mình. Song có thể thấy rằng, hầu hết các quốc gia đều lấy tiêu chắ số lao động bình quân làm cơ sở quan trọng để phân loại doanh nghiệp theo quy mô. Điều này là hợp lý hơn so với việc lựa chọn các tiêu chắ khác như doanh thu, vốn... là các chỉ tiêu có thể lượng hóa được bằng giá trị tiền tệ. Các tiêu chắ như doanh thu, vốn tuy rất quan trọng nhưng thường xuyên chịu sự tác động bởi những biến đổi của thị trường, sự phát triển của nền kinh tế, tình trạng lạm phát... nên thiếu sự ổn định trong việc phân loại doanh nghiệp. Điều này giải thắch tại sao tiêu chắ số lao động bình quân được nhiều quốc gia lựa chọn, tiêu chắ này thường có tắnh ổn định lâu dài về mặt thời gian, lại thể hiện được phần nào tắnh chất, đặc thù của ngành, lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp đang tham gia.
Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương đồng như sau:
Ớ Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chắ áp đảo trong tổng số doanh nghiệp. Người ta ước tắnh rằng DNNVV chiếm ắt nhất 95%các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên
toàn thế giới; vắ dụ, ở châu Âu con số này là hơn 99%. Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể. Ở 30 quốc gia có thu nhập cao của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), khu vực DNNVV - các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh với qui mô chưa tới 250 nhân viên - chiếm hơn hai phần ba tỷ lệ công ăn việc làm chắnh thức. Ở các quốc gia có thu nhập thấp, con số này có vẻ như thấp hơn, đặc biệt là ở những nơi ngành kinh doanh không chắnh thức chiếm phần lớn; tuy nhiên vẫn chiếm tỷ lệ đáng kể. Về sự đóng góp GDP, ở các quốc gia có thu nhập cao và một số quốc gia có thu nhập trung bình, ngành này chiếm hơn một nửa sản lượng đầu ra quốc gia. Ở các quốc gia có thu nhập thấp, các DNNVV cũng đóng vai trò quan trọng, mặc dù nền kinh tế không chắnh thức có ưu thế hơn [8].
Ớ Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: Các DNNVV là nền móng giữa cho nền kinh tế, họ thường giao dịch với các công ty có qui mô lớn và cung cấp đầu mối liên kết với khu vực hoạt động chắnh thức cho các doanh nghiệp vi mô. Họ có mặt ở gần như mọi điểm trong chuỗi giá trị dưới hình thức nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà phân phối, bán lẻ và cung cấp dịch vụ, thường có mối quan hệ cộng sinh với các doanh nghiệp có qui mô lớn hơn. Sự liên kết do các DNNVV tạo ra ở mọi thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được vắ là thanh giảm sốc cho nền kinh tế.
Ớ Làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động. Các DNNVV rất dễ dàng đổi mới thiết bị công nghệ. Khác với các doanh nghiệp lớn, DNNVV với yêu cầu vốn bổ sung không nhiều và giảm được sự thiệt hại trong việc thay đổi tư bản cố định khi có sự cạnh tranh phải chuyển sang kinh doanh ngành khác nên các DNNVV dễ dàng và nhanh chóng trong việc đổi mới thiết bị công nghệ khi cần thiết.
Ớ Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản
lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.