Nhóm các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng (Trang 48 - 54)

a) Chỉ tiêu nợ quá hạn của DNNVV

Nợ quá hạncủa DNNVV: là các khoản cho vay đã quá hạn thanh toán theo thoả thuận ghi trên hợp đồng tắn dụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Nhưng quá hạn bao nhiêu ngày thì gọi là nợ quá hạn thì còn phụ thuộc vào quy định của mỗi nước hoặc mỗi ngân hàng khác nhau. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới sử dụng phổ biến định nghĩa Ộnợ quá hạn là các khoản cho vay quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lênỢ.

Trên thực tế, các khoản vay bị chuyển sang trạng thái quá hạn là các khoản vay có vấn đề, doanh nghiệp không có khả năng trả nợ ngân hàng, khả năng mất vốn của ngân hàng tăng, điều đó có nghĩa là tắnh an toàn của khoản vay thấp. Khi đó sẽ liên quan đến thanh khoản và rủi ro thanh khoản, khiến Ngân hàng gia tăng

chi phắ do phải tìm nguồn mới để chi trả tiền gửi và cho vay đúng hợp đồng. Đồng thời doanh nghiệp phải chịu lãi suất quá hạn sẽ khiến cho doanh nghiệp đã khó sẽ càng khó khăn hơn trong việc trả nợ.

Tỷ lệ nợ quá hạn DNNVV là chỉ tiêu quan trọng và phổ biến nhất khi đánh giá về chất lượng tắn dụng Ngân hàng vì nó biểu hiện cho những rủi ro tiềm ẩn về khả năng thu hồi gốc và lãi vay mà Ngân hàng đang phải đối mặt.

Tỷ lệ nợ Nợ quá hạn của DNNVV

quá hạn trong = --- x 100% tổng dư nợ(DNNVV) Tổng dư nợ của DNNVV

Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tắn dụng thấp, khả năng thu hồi đúng hạn kém, có khả năng làm giảm lợi nhuận và khả năng thanh toán của ngân hàng. Ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp chứng tỏ chất lượng tắn dụng càng cao, hoạt động tắn dụng có hiệu quả. Trong trường hợp so sánh với tỷ lệ nợ quá hạn của cả ngân hàng, nếu tỷ lệ nợ quá hạn DNNVV thấp hơn chứng tỏ ngân hàng cho vay đối với các DNNVV hiệu quả hơn cho vay các đối tượng khác.

Tuy nhiên trong thực tế, do những rủi ro trong hoạt động kinh doanh là không thể tránh khỏi nên các NHTM hiện nay thường chấp nhận một tỷ lệ nợ quá hạn nhất định được coi như giới hạn an toàn tắn dụng đối với NHTM.

Ngân hàng Standard Chatered là một trong những ngân hàng hiện đại đứng hàng đầu về tắn dụng đối với các DNNVV. Standard Chatered Bank đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và đưa các chương trình riêng biệt dành cho khu vực kinh tế tư nhân, trong đó có các DNNVV nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Những kết quả mà Standard Chatered Bank đã đạt được là mục tiêu mà nhiều ngân hàng khác còn phải cố gắng để hướng tới. Theo báo cáo tài chắnh năm 2009 của Standard Chatered Bank, tổng dư nợ các khoản vay không hiệu quả (nợ quá hạn trên 90 ngày) của khu vực tư nhân là 1.252 triệu USD, so với tổng dư nợ của khu vực kinh tế tư nhân là 94.583 tỷ USD thì tỷ lệ dư nợ của các khoản vay không hiệu quả là

1,32%

Ngoài ra, khi đánh giá nợ quá hạn có thể xem xét chi tiết hơn thông qua việc phân loại nợ. Để chỉ tiêu này phản ánh chắnh xác hơn chất lượng tắn dụng, nợ quá hạn có thể được phân loại nhỏ hơn theo thời gian quá hạn thành nợ quá hạn thông thường, nợ quá hạn khó đòi, nợ có khả năng mất vốnẦCác ngân hàng cũng thường quan tâm đến chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ nợ có khả năng Nợ có khả năng mất vốn của DNNVV

mất vốn (DNNVV) = --- x 100%

Tổng dư nợ của DNNVV

Nợ quá hạn bao nhiêu ngày thì được gọi là nợ có khả năng mất vốn cũng là do quy định của từng nơi. Tỷ lệ này càng tăng lên thì nguy cơ tổn thất tắn dụng càng tăng lên, chất lượng tắn dụng càng giảm đi. Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của nhiều ngân hàng trên thế giới ở mức dưới 0.4%

b ) Chỉ tiêu nợ xấu

Nợ xấu là các khoản vay bị đánh giá là khó có khả năng thu hồi do bên đi vay đã vi phạm các điều khoản trong hợp đồng tắn dụng như không thực hiện đúng lịch trả nợ, vi phạm các thỏa thuận đã ký hoặc xảy ra các trường hợp rủi ro không lường trước mà ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nợ xấu có thể chưa phải nợ quá hạn nhưng khi ngân hàng đánh giá các khoản cho vay này ở mức rủi ro cao, khó có khả năng thu hồi thì các khoản nợ này sẽ bị xếp vào danh sách theo dõi đặc biệt và được áp dụng các biện pháp tắch cực để có thể thu hồi nợ xấu. Để có thể phát hiện nợ xấu chủ yếu dựa vào hoạt động kiểm tra, giám sát sau cho vay của ngân hàng. Việc phát hiện sớm các khoản nợ xấu sẽ giúp ngân hàng đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời để các khoản nợ này không trở thành nợ quá hạn hay nợ có khả năng mất vốn.

Tỷ lệ nợ xấu trong Nợ xấu của DNNVV

Tổng dư nợ của DNNVV

Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ DNNVV cao thì khả năng xảy ra tổn thất tắn dụng là cao, chứng tỏ chất lượng tắn dụng của ngân hàng là thấp. Tỷ lệ nợ xấu khu vực tư nhân của Standard Chatered Bank năm 2009 là 1.42%

c)Tỷ lệ rủi ro theo thời gian:

Khi khách hàng không thể trả được một phần khoản vay theo đúng lịch trả nợ đã cam kết có thể do tình hình tài chắnh gặp khó khăn hoặc do khách hàng không có ý muốn hợp tác với ngân hàng. Khi đó không chỉ có một khoản vay trở thành nợ xấu mà tất cả các khoản vay khác mà khách hàng đang vay tại ngân hàng đều có nguy cơ trở thành nợ xấu, cần theo dõi và có biện pháp thu hồi để phòng tránh tổn thất có thể xảy ra. Do đó, để có thể đo lường tỷ lệ rủi ro thực tế của các khoản vay, các ngân hàng cần dùng đến tỷ lệ PAR

Tổng dư nợ cho vay của các DNNVV có nợ quá hạn

PAR = --- x 100% Tổng dư nợ của DNNVV

PAR cao thể hiện chất lượng tắn dụng của ngân hàng là thấp. Tỷ lệ rủi ro theo thời gian là tỷ lệ PAR theo số ngày nợ quá thời hạn thanh toán như (PAR, 1+), (PAR,30+) hoặc (PAR, 90+). Việc tắnh toán tỷ lệ rủi ro theo các mức thời gian khác nhau sẽ giúp ngân hàng theo dõi được mức độ rủi ro của các khoản nợ, tình hình thu hồi các khoản nợ quá hạn và dự báo các mức rủi ro tăng dần. Nhiều quốc gia đánh giá chỉ tiêu (PAR,30+) ở mức từ 5% trở xuống, (PAR,90+) ở mức từ 2% trở xuống là tốt.

d)Tổn thất tắn dụng

Khi các khoản nợ không thể thu hồi, ngân hàng sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tắn dụng để bù đắp tổn thất của các khoản nợ đó. Do đó, việc sử dụng dự phòng rủi ro tắn dụng cho thấy các tổn thất tắn dụng mà ngân hàng gánh chịu, thể hiện chất lượng tắn dụng ngân hàng. Do đó ngân hàng cần quan tâm đến:

Tỷ lệ tổn thất Tổn thất tắn dụng (DNNVV)

tổng dư nợ (DNNVV) Tổng dư nợ (DNNVV)

Trong đó, tổn thất tắn dụng được tắnh bằng tổng dư nợ của khách hàng không thể trả trừ đi các khoản có thể thu hồi. Tỷ lệ tổn thất tắn dụng trong tổng dư nợ của các DNNVV cao chứng tỏ chất lượng tắn dụng là thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổn thất tắn dụng khu vực kinh tế tư nhân của Standard Chatered Bank năm 2009 là 998 triệu USD, tỷ lệ tổn thất tắn dụng so với tổng dư nợ của khu vực tư nhân là 1,05%

e)Thu hồi nợ xấu

Các khoản nợ ngân hàng bị chuyển thành nợ quá hạn có thể do nhiều nguyên nhân, khách quan có, chủ quan cũng có. Trước vấn đề này, ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ xấu, cùng với khách hàng đưa ra các giải pháp khắc phục hợp lý nhất với mục tiêu hạn chế tổn thất tắn dụng ở mức thấp nhất.

Tỷ lệ thu hồi Thu hồi nợ xấu (DNNVV)

nợ xấu (DNNVV) = --- x 100% Nợ quá hạn (DNNVV)

Trong đó, số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền mà khách hàng trả và các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. Chỉ tiêu tỷ lệ thu hồi nợ xấu cho biết cứ 100 đồng nợ quá hạn thì ngân hàng thu hồi được bao nhiêu đồng, cho thấy khả năng xử lý rủi ro tắn dụng của ngân hàng. Tỷ lệ thu hồi nợ xấu càng cao càng cho thấy khả năng xử lý rủi ro tắn dụng của ngân hàng là tốt

f) Chỉ tiêu thu lãi từ hoạt động tắn dụng

Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, do đó lợi nhuận cũng là mục tiêu cuối cùng của ngân hàng. Kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt nên lợi nhuận của ngân hàng có được là do chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Nguồn thu lãi từ hoạt động cho vay là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại phát triển. Khi hoạt động tắn dụng thu được lãi cao chứng tỏ các khoản vay đảm bảo được tắnh an

toàn đồng vốn cho vay. Chất lượng cho vay của ngân hàng đối với một đối tượng khách hàng nhất định tốt thì thu nhập từ hoạt động cho vay sẽ cao khi cùng mức dư nợ so với ngân hàng khác. Hay nói cách khác thu lãi đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng tài sản của nhà quản lý ngân hàng.

Như vậy, đánh giá chất lượng tắn dụng đối với DNNVV không thể bỏ qua việc tắnh toán và phân tắch lăi thu được từ tắn dụng với DNNVV, tỷ lệ lãi thu từ tắn dụng đối với DNNVV trên tổng dư nợ tắn dụng của DNNVV:

Tỷ lệ thu lãi Thu lãi từ hoạt động tắn dụng của DNNVV DNNVV trên tổng = --- dư nợ DNNVV Tổng dư nợ của DNNVV

Chỉ tiêu này cho biết khi ngân hàng cho DNNVV vay 1 đồng vốn tắn dụng họ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ lợi nhuận thu được trong hoạt động cho vay của Ngân hàng đối với DNNVV càng lớn. Vì vậy đây có thể được sử dụng là một trong số các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tắn dụng tốt hay xấu.

g) Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tắn dụng đối với DNNVV

Tỷ lệ tăng (DN năm nay Ờ DN năm trước) đối với DNNVV

trưởng tắn dụng = --- x100% đối với DNNVV Dư nợ năm trước đối với DNNVV

Tỷ lệ tăng trưởng tắn dụng đối với DNNVV nếu lớn hơn 0 thể hiện quy mô cho vay đối với các DNNVV đã được mở rộng, nếu nhỏ hơn 0 thì là quy mô cho vay bị thu hẹp.

Tỷ lệ tăng trưởng tắn dụng nếu xem xét một cách độc lập thì đây là một chỉ tiêu phản ánh về quy mô. Tuy nhiên trong điều kiện các chỉ tiêu về nợ quá hạn, tổn thất tắn dụng... vẫn đảm bảo thì một tốc độ tăng trưởng dư nợ tắn dụng đối với DNNVV ổn định qua các năm cho thấy một chiến lược tắn dụng với các DNNVV là hợp lý, cho

thấy khả năng quản lý và xử lý rủi ro tắn dụng của ngân hàng là tốt, chất lượng tắn dụng được đảm bảo. Bởi vì, nếu chất lượng tắn dụng DNNVV là thấp, tổn thất tắn dụng ngày càng gia tăng thì ngân hàng không thể đủ nguồn lực để có thể mở rộng cho vay đối với các DNNVV. Do vậy khi phân tắch chỉ tiêu này, không nên xem xét theo từng thời kỳ riêng rẽ mà phải xem xét trong cả một quá trình trên cơ sở phân tắch các chỉ tiêu khác về chất lượng tắn dụng khác nữa.

Tóm lại, để đánh giá chất lượng tắn dụng đối với DNNVV tốt hay xấu đi phải căn cứ đồng thời vào nhiều chỉ tiêu, so sánh các chỉ tiêu này qua nhiều thời kỳ với nhau hoặc so sánh với chỉ tiêu thực hiện kế hoạch. Bên cạnh đó cần phải có các tiêu chuẩn để so sánh mới biết chất lượng đến đâu, ở mức nào do đó mới có thể nâng cao.

Việc tắnh toán các chỉ tiêu đánh giá trên không chỉ có lợi cho ngân hàng trong việc đánh giá chất lượng tắn dụng đối với DNNVV, đánh giá xu hướng hoạt động của các DNNVV mà còn là căn cứ để các tổ chức quản lý đưa ra nhiều chắnh sách hỗ trợ cho hoạt động ngân hàng cũng như đối với DNNVV

1.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng tắn dụng DNNVV

1.3 Nhóm nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng (Trang 48 - 54)