Hỗ trợ tài chính, Chi trả và theo dõi thanh lý tổ chức tham gia BHTG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường kiểm tra trực tiếp đối với các Quỹ tín dụng nhân dân tại Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Đông bắc bộ (Trang 68 - 78)

thanh lý tổ chức tham gia BHTG

Hoạt động giám sát từ xa, kiểm tra trực tiếp là cơ sở ngăn ngừa hạn chế rủi ro, tuy nhiên rủi ro chỉ có thể hạn chế chứ không thể loại bỏ hoàn toàn vì bản chất kinh doanh là chấp nhận rủi ro. Vì vậy để thực thi hiệu quả chính sách BHTG trên địa bàn việc hỗ trợ tổ chức tham gia BHTG gặp khó khăn hay chi trả tiền gửi được bảo hiểm một cách kịp thời là cần thiết và có tác dụng ổn định hoạt động ngân hàng, duy trì lòng tin của công chúng đối với

chính sách BHTG.

Qua 10 năm hoạt động, Chi nhánh đã thực hiện nghiệp vụ cho vay hỗ trợ tài chính đối với 01 QTDND gặp khó khăn tạm thời trong chi trả là: QTDND Trù Hựu huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Hoạt động cho vay hỗ trợ được Chi nhánh thực hiện theo đúng trình tự, quy định của pháp luật và của BHTGVN, số tiền hỗ trợ chưa phải là lớn song đã kịp thời giúp đơn vị khắc phục ngay tình trạng thiếu hụt tạm thời về khả năng chi trả giúp duy trì niềm tin nơi công chúng, củng cố uy tín của QTDND nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng nói chung.

Chi nhánh đã chủ động xây dựng phương án chi trả tiền bảo hiểm và tổ chức đối chiếu, xác định tiền gửi được bảo hiểm để thanh toán cho người gửi tiền tại 1 QTDND trên địa bàn tỉnh Hải Dương, 4 QTD trên địa bàn TP Hải Phòng với tổng số tiền là 3,7 tỷ đồng. Trong công tác chi trả, Chi nhánh đã sáng tạo, chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, chính quyền địa phương góp phần bảo đảm an toàn tiền chi trả và củng cố niềm tin của người gửi tiền đối với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.

Với trách nhiệm bảo toàn vốn cho tổ chức, sau khi thực hiện nghĩa vụ chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền, Chi nhánh đã tích cực phối hợp chặt chẽ với Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, Chính quyền địa phương và các Hội đồng thanh lý theo dõi sát tình hình, phân tích thực trạng các khoản phải thu, phải trả trong thanh lý của từng đơn vị, tìm biện pháp thu hồi các khoản nợ để có nguồn chi trả cho các chủ nợ theo trật tự ưu tiên thanh toán và thu hồi số tiền BHTGVN đã chi trả. Mặc dù hoạt động thanh lý của các TCTD bị giải thể bắt buộc gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng với quyết tâm và sáng tạo trong thực thi, đến nay Chi nhánh đã thu hồi được 2,6 tỷ đồng, góp phần củng cố nguồn tích lũy tài chính của BHTGVN để giải quyết rủi ro của tổ chức tham gia BHTG trong tương lai.

2.2. Đặc thù và tình hình hoạt động của QTDND cơ sở khu vực Đông Bắc bộ

Mang những đặc trưng chung của loại hình tổ chức tín dụng hợp tác, nhưng do đặc điểm địa lý, kinh tế và văn hóa vùng miền mà các QTD ND cơ sở hoạt động trên địa bàn khu vực Đông Bắc Bộ cũng có những nét đặc trưng riêng, địa bàn hoạt động tập trung chủ yếu là khu vực đồng bằng với nhiều làng nghề phụ như nghề dệt chiếu, làm đá ở Ninh Bình, làng nghề gỗ Đồng Kỵ, làng nghề làm giấy gió ở Bắc Ninh, làng trồng vải ở Hải Dương, Bắc Giang… Là nơi có mạng lưới giao thông thuận lợi cho nên việc kinh doanh buôn bán ở khu vực này nhìn chung khá phát triển so với các khu vực khác, từ đó kéo theo dân trí cũng khá cao.

Bên cạnh những mặt thuận lợi thì khu vực này cũng là nơi phải ghánh chịu hậu quả nặng nề nhất của sự biến đổi khí hậu trong đó người dân các tỉnh (thành phố) trong khu vực Đông Bắc bộ cũng là những người thường xuyên phải đối mặt với hạn hán và bão lũ. Trừ một số làng nghề, người dân ở khu vực này chủ yếu sinh sống bằng nghề nông. Chính vì vậy, hoạt động của các QTDND cơ sở trong khu vực ngoài việc đối mặt với những loại rủi ro thông thường trong hoạt động ngân hàng như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động,… còn có nguy cơ rất cao phải đối mặt với rủi ro bất khả kháng.

Tóm lại, với nhiều thuận lợi như trình độ dân trí, nền sản xuất và kinh tế, thương mại phát triển, các QTD ND cơ sở có nhiều điều kiện để phát triển. Tuy nhiên các tổ chức này cũng phải đối mặt với nhiều loại hình rủi ro đặc biệt là rủi ro bất khả kháng từ môi trường thiên nhiên.

Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hoạt động trên địa bàn khu vực Đông Bắc bộ hiện nay được đánh giá là khá hiệu quả. Mô hình QTD ND đã phát huy được vai trò đối với đời sống của người dân đặc biệt là người dân trong khu vực nông nghiệp.

Bảng 2.1 Số lượng QTD ND cơ sở trên địa bàn Chi nhánh quản lý Tỉnh (TP) 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 30/06/2011 Hải Phòng 26 26 26 26 Hải Dương 70 71 71 71 Thái Bình 82 84 85 85 Bắc Ninh 24 25 25 25 Bắc Giang 20 20 20 20 Hà Nam 8 9 9 9 Nam Định 40 41 41 41 Ninh Bình 27 28 29 31 Quảng Ninh 1 1 1 1 Thái Nguyên 2 2 2 2 TỔNG CỘNG 300 307 309 311

Nguồn: BHTG khu vực Đông Bắc bộ

Số lượng QTDND cơ sở liên tục tăng và tăng đều ở các tỉnh trong khu vực. Với tình hình thực tế của Việt Nam như hiện nay thì mô hình QTDNDCS là rất phù hợp và thiết thực với đời sống kinh tế của nhân dân địa phương, đặc biệt ở những vùng xa, nơi mà các ngân hàng thương mại chưa có “chân rết”.

Không chỉ tăng lên về số lượng, mà hiện nay, một số QTDND cơ sở trên địa bàn đã được Chi nhánh NHNN tỉnh (thành phố) cho phép mở rộng hoạt động ra địa bàn các xã (phường) bên cạnh theo mô hình liên xã. Tuy nhiên việc mở rộng này chỉ được thực hiện đối với một số QTD ND cơ sở có năng lực hoạt động và đã có kinh nghiệm hoạt động sau một thời gian nhất định như QTD ND cơ sở Liên Giang, QTD ND cơ sở Thống Nhất địa bàn tỉnh Thái Bình.

Các QTD ND cơ sở trên địa bàn khu vực Đông Bắc bộ thực hiện hai hoạt động nghiệp vụ chính là huy động vốn và sử dụng vốn. Nguồn vốn huy động chủ yếu từ các thành viên, nguồn vốn vay từ chi nhánh QTD ND trung

ương và các nguồn vốn khác. Sử dụng vốn chủ yếu là cho vay các thành viên và trong trường hợp vốn nhàn rỗi hoặc sử dụng cho mục tiêu thanh khoản sẽ được gửi tại các tổ chức tín dụng khác.

Nhìn chung tình hình hoạt động của các QTDND cơ sở trên địa bàn tương đối ổn định. Số lượng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở liên tục tăng qua các năm, đồng thời các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đã hoạt động từ trước vẫn duy trì được đà tăng trưởng và phát triển. Nguồn vốn và dư nợ tăng đều qua các năm. Số liệu thể hiện qua bảng 2.2.

Bảng 2.2 Nguồn vốn của các QTD ND cơ sở trên địa bàn

Đơn vị: triệu đồng Thời gian Số QTD ND cơ sở Tổng nguồn vốn Tổng số Trong đó Vốn tự Vốn huy động Vốn vay Vốn và các quỹ khác 2009 307 4.556.542 350.330 3.400.012 702.608 103.592 2010 309 6.122.227 454.288 4.678.786 828.912 160.241 30/6/2011 311 6.871.194 499.850 5.389.853 852.536 128.956

Biểu đồ 2.1 Nguồn vốn của các QTD ND cơ sở trên địa bàn

Nguồn vốn hoạt động của các QTD ND cơ sở trên địa bàn liên tục tăng qua các năm. Đặc biệt vốn huy động từ dân cư tăng mạnh. Mặc dù cuối năm 2009, đầu năm 2010, năm 2011 nền kinh tế đang trong giai đoạn phức tạp song nguồn vốn huy động tại chỗ từ dân cư vẫn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, năm 2010 tăng 1.500 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2011 nguồn vốn này tăng hơn 700 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động tăng trưởng tốt trong khi tình hình kinh tế trong nước có chiều hướng diễn biến xấu, tốc độ lạm phát cao, cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ngày càng gay gắt cho thấy hoạt động của các QTD ND cơ sở đã có được lòng tin từ các thành viên.

Sử dụng vốn của các QTD ND cơ sở trên địa bàn chủ yếu thông qua hoạt động tín dụng. So với năm 2009, 2010 tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ngày càng tăng, nợ xấu luôn đạt tỷ lệ thấp. Điều này cho thấy các QTD ND cơ sở ngày càng quan tâm và thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý nợ.

Bảng 2.3 Dư nợ của các QTD ND cơ sở trên địa bàn Đơn vị: Triệu đồng Thời gian Số QTD ND cơ sở Tổng dư nợ Tổng số Trong đó Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Tổng %/ tổng dư nợ Tổn g %/ tổng dư nợ Tổng %/ tổng dư nợ Tổng %/ tổng dư nợ 2009 300 4.122.214 13.714 0,33 2.981 0,07 1.260 0,03 3.647 0,09 2010 307 5.443.758 11.771 0,22 4.779 0,09 2.736 0,05 8.045 0,15 6/2011 311 5.946.979 15.956 0,27 6.613 0,11 2.511 0,04 6.727 0,11

Nguồn: BHTG khu vực Đông Bắc bộ_ BCGS 2009_2010, Quý II năm 2011

Kết quả hoạt động của các QTD ND cơ sở trên địa bàn các tỉnh Chi nhánh quản lý nhìn chung đều khả quan. Lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Mặc dù năm 2009 chịu tác động của suy thoái kinh tế, hoạt động kinh doanh tiền tệ gặp nhiều khó khăn nên chi phí trả lãi tiền gửi của dân cư và tiền vay các TCTD tăng cao đột biến song do điều hành linh hoạt lãi suất đầu ra, đầu vào nên, chênh lệch doanh thu chi phí năm 2010 vẫn đảm bảo tăng cao so với năm 2009. Và 6 tháng đầu năm 2011 chênh lệch thu nhập chi phí đạt ở mức khá khả quan.

Bảng 2.4 Doanh thu_chi phí của QTD ND cơ sở trên địa bàn

Năm

Chỉ tiêu . 2009 2010 30/6/2011

I. Tổng doanh thu 547.402 811.522 458.273

Trong đó:

1. Doanh thu từ lãi cho vay 514.878 761.947 432.275

2. Doanh thu từ lãi tiền gửi 25.126 38.474 22.026

3. Doanh thu từ hoạt động khác 7.397 11.101 3.972

II. Tổng chi phí 509.452 750.130 394.306

Trong đó:

1. Chi lãi tiền gửi 295.948 420.825 246.422

2. Chi lãi tiền vay 57.572 100.457 48.077

3. Chi khác 155.931 228.848 99.807

III. Chênh lệch Doanh thu–Chi phí 37.949 61.392 63.967

Nguồn: BHTG khu vực Đông Bắc bộ_ BCGS 2009_ 2010_2011

Tóm lại các QTDND cơ sở thuộc địa bàn Chi nhánh quản lý phát triển khá ổn định cả về số lượng và chất lượng. Sau một thời gian hoạt động, QTD ND cơ sở đã lấy được niềm tin của các thành viên và mô hình đang được nhân rộng trên tất cả các địa bàn. Các QTD ND cơ sở hiện nay đã thích nghi hơn với điều kiện, môi trường hoạt động và có khả năng hoạt động tốt hơn trước. Cán bộ của QTD ND cơ sở hiện nay có trình độ cao hơn, được tạo điều kiện trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm cũng như được đào tạo bài bản hơn. Trình độ quản lý cũng như cách nhìn nhận của cán bộ lãnh đạo của QTD

ND cơ sở đã có nhiều cải thiện. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của các TCTD cần phải nâng cao hơn nữa.

2.3. Thực trạng hoạt động kiểm tra trực tiếp của Chi nhánh BHTG khu vực Đông Bắc Bộ đối với các QTDND cơ sởĐông Bắc Bộ đối với các QTDND cơ sởĐông Bắc Bộ đối với các QTDND cơ sở Đông Bắc Bộ đối với các QTDND cơ sở

2.3.1 Cơ sở pháp lý

Hiện nay hoạt động kiểm tra trực tiếp của BHTG Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng nói chung và các QTDND cơ sở nói riêng căn cứ vào quy định tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính Phủ về BHTG:

* Tại điều 02, Điều 11 và Điều 13 - Nghị định 89 của Chính phủ quy định: + Các tổ chức tín dụng, và các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi cá nhân phải tham gia BHTG bắt buộc;

+ Các tổ chức tham gia BHTG phải niêm yết công khai về việc tham gia BHTG tại trụ sở và các điểm giao dịch;

+ Tổ chức tham gia BHTG có trách nhiệm nộp cho BHTG Việt Nam các báo cáo theo quy định của BHTG Việt Nam;

+ BHTG được quyền tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định tại Nghị định này của các tổ chức tham gia BHTG

Ngoài ra, tại Khoản 03, Điều 07, Mục I Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg ngày 28/06/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của BHTG Việt Nam, quy định:

BHTG Việt Nam được thực hiện hoạt động nghiệp vụ theo dõi, giám sát và kiểm tra việc chấp hành các quy định về BHTG và quy định an toàn trong hoạt động Ngân hàng của các tổ chức tham gia BHTG.

Bên cạnh đó, trong các Thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, việc xử lý trong

quá trình tiến hành hoạt động kiểm tra trực tiếp các tổ chức tín dụng cũng đã được đề cập:

Tại Điểm d, Khoản 1, Mục IV và Khoản 4,5 Mục V của Thông tư số 03/2000/TT-NHNN5 ngày 16/03/2000 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về Bảo hiểm tiền gửi quy định.

- Trong quá trình kiểm tra tình hình nộp phí Bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi, nếu phát hiện thấy có sự thiếu chính xác trong việc tính và nộp phí, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ truy thu số phí còn thiếu, hoặc thoái thu đối với số phí nộp thừa và có thể áp dụng một trong các hình thức xử lý sau:

+ Cảnh cáo;

+ Phạt tiền đối với số phí nộp thiếu theo mức do Hội đồng quản trị của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quy định, nhưng không được cao hơn mức quy định 0,1%/ngày đối với số phí chậm nộp

- Trong trường hợp xét thấy hoạt động của tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng chi trả, có thất thoát lớn về vốn và tài sản, hoặc tác động xấu nghiêm trọng tới các tổ chức tín dụng khác thì Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam báo cáo Ngân hàng Nhà nước và đồng thời yêu cầu tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

Ngoài ra, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng đã có các văn bản quy định cụ thể về hoạt động kiểm tra trực tiếp như Công văn số 234 và hướng dẫn số 255/HD-BHTG10 của Tổng giám đốc BHTGVN.

2.3.2. Thực trạng về hoạt động kiểm tra trực tiếp của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi khu vực Đông Bắc bộ đối với QTD ND cơ sở:

Hiện nay được sự hướng dẫn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Chi nhánh Đông Bắc bộ đã và đang tiến hành kiểm tra trực tiếp các tổ chức tham ún

Đ

gia bảo hiểm tiền gửi là các QTDND cơ sở theo các chuẩn mực chung đối với hoạt động kiểm tra trực tiếp của các tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên toàn thế

giới. Nội dung hoạt động kiểm tra trực tiếp cũng bao gồm 2 phần: kiểm tra

việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và kiểm tra tình hình chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường kiểm tra trực tiếp đối với các Quỹ tín dụng nhân dân tại Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Đông bắc bộ (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w