Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường kiểm tra trực tiếp đối với các Quỹ tín dụng nhân dân tại Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Đông bắc bộ (Trang 76 - 88)

Hiện nay hoạt động kiểm tra trực tiếp của BHTG Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng nói chung và các QTDND cơ sở nói riêng căn cứ vào quy định tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính Phủ về BHTG:

* Tại điều 02, Điều 11 và Điều 13 - Nghị định 89 của Chính phủ quy định: + Các tổ chức tín dụng, và các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi cá nhân phải tham gia BHTG bắt buộc;

+ Các tổ chức tham gia BHTG phải niêm yết công khai về việc tham gia BHTG tại trụ sở và các điểm giao dịch;

+ Tổ chức tham gia BHTG có trách nhiệm nộp cho BHTG Việt Nam các báo cáo theo quy định của BHTG Việt Nam;

+ BHTG được quyền tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định tại Nghị định này của các tổ chức tham gia BHTG

Ngoài ra, tại Khoản 03, Điều 07, Mục I Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg ngày 28/06/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của BHTG Việt Nam, quy định:

BHTG Việt Nam được thực hiện hoạt động nghiệp vụ theo dõi, giám sát và kiểm tra việc chấp hành các quy định về BHTG và quy định an toàn trong hoạt động Ngân hàng của các tổ chức tham gia BHTG.

Bên cạnh đó, trong các Thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, việc xử lý trong

quá trình tiến hành hoạt động kiểm tra trực tiếp các tổ chức tín dụng cũng đã được đề cập:

Tại Điểm d, Khoản 1, Mục IV và Khoản 4,5 Mục V của Thông tư số 03/2000/TT-NHNN5 ngày 16/03/2000 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về Bảo hiểm tiền gửi quy định.

- Trong quá trình kiểm tra tình hình nộp phí Bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi, nếu phát hiện thấy có sự thiếu chính xác trong việc tính và nộp phí, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ truy thu số phí còn thiếu, hoặc thoái thu đối với số phí nộp thừa và có thể áp dụng một trong các hình thức xử lý sau:

+ Cảnh cáo;

+ Phạt tiền đối với số phí nộp thiếu theo mức do Hội đồng quản trị của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quy định, nhưng không được cao hơn mức quy định 0,1%/ngày đối với số phí chậm nộp

- Trong trường hợp xét thấy hoạt động của tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng chi trả, có thất thoát lớn về vốn và tài sản, hoặc tác động xấu nghiêm trọng tới các tổ chức tín dụng khác thì Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam báo cáo Ngân hàng Nhà nước và đồng thời yêu cầu tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

Ngoài ra, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng đã có các văn bản quy định cụ thể về hoạt động kiểm tra trực tiếp như Công văn số 234 và hướng dẫn số 255/HD-BHTG10 của Tổng giám đốc BHTGVN.

2.3.2. Thực trạng về hoạt động kiểm tra trực tiếp của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi khu vực Đông Bắc bộ đối với QTD ND cơ sở:

Hiện nay được sự hướng dẫn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Chi nhánh Đông Bắc bộ đã và đang tiến hành kiểm tra trực tiếp các tổ chức tham ún

Đ

gia bảo hiểm tiền gửi là các QTDND cơ sở theo các chuẩn mực chung đối với hoạt động kiểm tra trực tiếp của các tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên toàn thế

giới. Nội dung hoạt động kiểm tra trực tiếp cũng bao gồm 2 phần: kiểm tra

việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và kiểm tra tình hình chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn trong hoạt động ngân hàng.

2.3.2.1. Kiểm tra tình hình chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG

- Việc chấp hành các quy định về thông tin báo cáo: Thời gian đầu tiến hành kiểm tra nhận thấy các tổ chức tham gia BHTG chưa hiểu rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BHTG Việt Nam nên việc chấp hành về chế độ thông tin báo cáo chưa tốt, hầu hết các đơn vị chưa gửi bổ sung hoặc gửi không đầy đủ các báo cáo có liên quan đến việc thay đổi Hồ sơ pháp lý tham gia BHTG. Qua kiểm tra trực tiếp tại các đơn vị cho thấy lãnh đạo của nhiều tổ chức tham gia BHTG chưa thực sự quan tâm chỉ đạo việc thực hiện thông tin, báo cáo cho BHTG Việt Nam, thậm chí còn có một số đơn vị chưa nhận thức đúng về yêu cầu thực hiện quy định báo cáo đối với BHTG Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi được Chi nhánh kiểm tra đến nay các đơn vị gửi báo cáo thường xuyên, đều đăn nhưng vẫn chưa đảm bảo tính kịp thời.

- Việc thực hiện quy định niêm yết Giấy chứng nhận Bảo hiểm tiền

gửi: Qua kiểm tra hầu hết các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đều chấp

hành nghiêm túc quy định về niêm yết Giấy chứng nhận bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở và các điểm giao dịch, đồng thời đã có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của chính sách bảo hiểm tiền gửi trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền cũng như đối với sự an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng. Việc quảng bá về hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã góp phần làm tăng lòng tin của người gửi tiền, tăng khả năng huy động vốn tại chỗ đã tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh của TCTD.

Tuy nhiên còn một số QTD niêm yết giấy chứng nhận BHTG ở vị trí xa

nơi giao dịch, chưa đảm bảo thông tin tới người gửi tiền (với lý do mức bảo

hiểm hiện nay thấp, 50 triệu đồng không thu hút được người gửi tiền với số tiền lớn)

- Việc tính và nộp phí Bảo hiểm tiền gửi: Bảo hiểm tiền gửi là tổ chức

tài chính Nhà nước mới được thành lập và triển khai vào thực tiễn chưa lâu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nên trong thời gian đầu các QTDND cơ sở được kiểm tra chưa hiểu rõ, đầy đủ về đối tượng tính và nộp phí BHTG, cách tính và phương pháp tính phí, thời gian nộp phí…Nhưng đến nay qua kiểm tra các đơn vị được kiểm tra đã nhận thức khá đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ nộp phí và thực hiện nghiêm túc.

Tuy nhiên còn số trường hợp vi phạm còn rất ít do đã hiểu rõ hơn và có ý thức chấp hành tốt và đầy đủ về việc tính và nộp phí BHTG.

Tuy nhiên, còn một số đơn vị chưa chấp hành tốt về thời hạn nộp hoặc tính sai số học, qua các kết luận kiểm tra cho thấy phần lớn trường hợp chậm nộp phí vào tài khoản của BHTG Việt Nam là do chậm chễ trong khâu chuyển tiền của bưu điện của Chi nhánh QTDND Trung ương hoặc ngân hàng; Cụ thể số đơn vị nộp thừa thiếu phí bảo hiểm tiền gửi phát hiện qua kiểm tra thể hiện trên bảng 2.4.

Bảng 2.5 Số QTDND CS còn tính sai phí phát hiện qua kiểm tra trực tiếp

Đơn vị: nghìn đồng

Thời

gian vị được Số đơn SốThừa phí Thiếu phí QTD Số Số phí còn QTD

thừa Phí

Số phí

thừa thiếu phíSố QTD Số phí thiếu

2008 32 9 2.265 2 123 11 2.142

2009 50 18 15.166 3 110 21 15.056

2010 50 13 2.888 4 140 17 2.748

6 tháng

(2011) 30 2 393 2 55 2 338

Biểu đồ 2.2. Số QTDND CS còn tính sai phí phát hiện qua kiểm tra trực tiếp

Qua biểu đồ trên cho thấy, khi tăng cường kiểm tra thì số lượng đơn vị thừa, thiếu phí càng tăng. Trên thực tế nguyên nhân dẫn đến kết quả như trên chủ yếu là do các đơn vị chưa đọc kỹ văn bản quy định về đối tượng tính và nộp phí, từ đó không loại trừ những đối tượng người gửi tiền là thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Ban điều hành, thành viên góp vốn trên 10% vốn điều lệ… ra khỏi tổng tiền gửi thuộc đối tượng tính phí. Và số QTD vi phạm chủ yếu là QTD được kiểm tra lần đầu, số QTD kiểm tra từ lần 2 hầu hết không có đơn vị nào vi phạm.

2.3.2.2. Kiểm tra tình hình chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Việc đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD nói chung và QTD nói riêng là vấn đề hết sức quan trọng. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD, tại mục V, chương III của Luật các TCTD đã quy định các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD. Trên cơ sở quy định đó của Luật các TCTD, NHNN đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể như quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ban hành quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD (đối với QTD có quyết định

1328/2005/QĐ-NHNN ngày 6/9/2005 ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của QTDND CS), quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD….

Qua kiểm tra của Chi nhánh đối với các QTDND cơ sở trên địa bàn cho thấy các đơn vị được kiểm tra đã có ý thức chấp hành các quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, còn nhiều đơn vị chấp hành chưa tốt và chưa đầy đủ một số chỉ tiêu theo quy định:

- Về vốn Điều lệ: Qua giám sát từ xa cho thấy, 100% các đơn vị theo dõi, quản lý đều đảm bảo mức vốn Điều lệ thực có cao hơn Vốn pháp định. Tính đến 30/06/2011 bình quân vốn Điều lệ của 311 QTDND cơ sở khoảng 1.070.046 nghìn đồng/01 đơn vị. Vì vậy, khi xây dựng Đề cương kiểm tra, Chi nhánh không thực hiện kiểm tra nội dung này. Tuy nhiên, để năng lực tài chính của các QTD tương xứng với quy mô hoạt động và tốc độ tăng trưởng, khi triển khai cuộc kiểm tra nhiều Đoàn kiểm tra đều tư vấn QTD có biện pháp tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng cho hoạt động lâu dài.

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: Căn cứ vào các sổ sách kế toán nội bảng, ngoại bảng và các tài liệu có liên quan Đoàn kiểm tra xác định được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thực tế của QTD sau đó trên cơ sở số liệu tính toán được so sánh với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định hiện hành (quy định tối thiểu 8%). Từ đó có đánh giá, nhận xét và kiến nghị cụ thể.

Tuy nhiên số QTDND CS chưa đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có chiều hướng tăng. Nếu năm 2007 Chi nhánh tiến hành kiểm tra 32 QTDND CS thì chỉ có 06 đơn vị vi phạm (chiếm 28,5%). Nhưng năm 2010 kiểm tra 50 đơn vị thì có tới 19 QTD vi phạm (chiếm 38%) và đến hết quý 2/2011 số lượng QTD chưa đạt tỷ lệ này có chiều hướng giảm, chỉ có 5/30 (16,6%) QTD được kiểm

tra chưa đạt.

Nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm chủ yếu là do việc đăng ký giao dịch đảm bảo tại một số tỉnh như: Thái Bình, Hà Nam chưa được áp dụng phù hợp. Nhiều QTD khi cho vay, khách hàng đảm bảo tài sản bằng BĐS nhưng không thực hiện đăng ký GDĐB (do việc đăng ký gặp khó khăn, mất nhiều thời gian và phải đến UBND huyện mới đăng ký được), vì vậy khi tính toán vi phạm tỷ lệ này.

Bảng 2.6 Số QTDND CS vi phạm chỉ tiêu ATVTT < 8% phát hiện qua kiểm tra

2007 32 6 2008 32 7 2009 50 15 2010 50 19 Đến Quý II năm 2011 30 5

Biểu đồ 2.3 – Số QTD vi phạm tỷ lệ ATVTT

- Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung và dài hạn: Qua kiểm tra cho thấy các QTDND cơ sở còn e dè trong việc cho vay trung, dài hạn. Nguyên nhân là do nhu cầu về vốn trung và dài hạn để phát triển kinh tế của các hộ kinh doanh ở các vùng nông thôn còn chưa cao, ngoài ra còn do việc huy động nguồn vốn trung, dài hạn còn khó khăn, đặc biệt là trong những năm 2008, 2009, 2010 do suy thoái kinh tế và khắc phục suy thoái kinh tế, phần lớn lượng huy động vào đều có kỳ hạn từ 1 năm trở xuống trong khi việc đầu tư cho vay trung hạn cũng phải mất từ trên 1 năm đến 3 năm, còn dài hạn cũng phải từ trên 3 năm đến 5 năm. Vì vậy, các QTD được kiểm tra đều đảm bảo tỷ lệ này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỷ lệ về khả năng chi trả: Phần lớn các đơn vị có hệ số tỷ lệ thanh toán ngay đảm bảo theo đúng quy định của NHNN Việt Nam, là do đơn vị duy trì số dư trên tài khoản tiền mặt lớn để đảm bảo khả năng chi trả cho người gửi tiền. Số lượng QTD vi phạm tỷ lệ này gần như không có.

Tỷ lệ dư nợ cho vay một khách hàng, một nhóm khách hàng: Theo quy định hiện hành của NHNN quy định tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của QTDND và đối với một nhóm khách hàng không vượt quá 25% vốn tự có của QTDND. Trong thực tế, qua quá trình kiểm tra đoàn kiểm tra của Chi nhánh đã phát hiện một số trường hợp vi phạm và đặc biệt là trường hợp áp dụng giới hạn cho vay với một hộ gia đình có nhiều thành viên.

Thời gian đầu khi kiểm tra, một số QTD còn vi phạm tỷ lệ cho vay một nhóm khách hàng vượt 20% VTC do chưa phân biệt được các đối tượng nhóm khách hàng. Tuy nhiên qua kiểm tra khi phát hiện đơn vị có vi phạm, đoàn kiểm tra đã có những hướng dẫn, nhận xét và kiến nghị yêu cầu đơn vị cần có ngay các biện pháp khắc phục, chấn chỉnh kịp thời. Vì vậy tỷ lệ đơn vị vi phạm đã giảm đáng kể, tính đến nay qua kiểm tra 100 QTD năm 2009 và

2010 không có Đơn vị nào vi phạm.

Đối với tỷ lệ cho vay 1 khách hàng vượt 15% VTC> - Năm 2009 có 1 QTD vi phạm

- Năm 2010 và 6 tháng năm 2011 không còn Đơn vị vi phạm.

Bảng 2.7 Số QTDND CS vi phạm tỷ lệ cho vay 1 KH >15% phát hiện qua KTTT

2008 32 1

2009 50 1

2010 50 0

Đến hết

Q2/2011 30 0

Nguồn: BHTG khu vực Đông Bắc bộ_ BCKT 2008_2009_ 2010_2011

Biểu đồ 2.4 Số QTDND CS vi phạm tỷ lệ cho vay 1 KH >15% phát hiện qua KTTT

Nhìn qua biểu đồ chúng ta có thể nhận thấy các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được kiểm tra đã chú ý thực hiện tương đối tốt quy định về tỷ lệ cho vay đối với một khách hàng. Năm 2008 Chi nhánh chỉ tiến hành kiểm tra 32 QTD ND cơ sở còn có 1 QTD vi phạm tỷ lệ này, nhưng đến năm 2009, năm 2010, kiểm tra 50 đơn vị thì không còn QTD ND vi phạm tỷ lệ này. Điều này cũng phản ánh đặc trưng của loại hình hoạt động của QTD ND là tương trợ, chủ yếu đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất và sinh hoạt của các thành viên, hộ gia đình. Cũng một phần vì lý do này, nên các chỉ tiêu cho vay đối với một nhóm khách hàng đã được xây dựng nhưng trong thực tế các đoàn kiểm tra của Chi nhánh rất khó triển khai.

- Việc phân loại tài sản “Có” để trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường kiểm tra trực tiếp đối với các Quỹ tín dụng nhân dân tại Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Đông bắc bộ (Trang 76 - 88)