Kiến nghị đối với các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường kiểm tra trực tiếp đối với các Quỹ tín dụng nhân dân tại Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Đông bắc bộ (Trang 115 - 119)

Về phía các QTDNDCS cần nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình cũng như của BHTGVN trong hoạt động ngân hàng, thể hiện rõ tính sẵn sàng, cung cấp đầy đủ và trung thực cả về số lượng và chất lượng các loại thông tin hỗ trợ cho công tác kiểm tra của BHTG Việt Nam nói chung và của Chi nhánh nói riêng.

Giảm thiểu rủi ro trước hết là công việc của bản thân TCTG BHTG. Phòng ngừa và hạn chế rủi ro, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, bền vững, yếu tố nội lực là rất quan trọng. Các QTD ND cơ sở cần chủ động phân tích thị trường, thực hiện các quy định, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, lựa chọn cán bộ đủ năng lực, trình độ phẩm chất bố trí vào các hoạt động nghiệp vụ, đầu tư thích đáng cho đào tạo phù hợp tiến trình hội nhập quốc tế. Tất cả sự can thiệp từ bên ngoài chỉ là yếu tố hỗ trợ quan trọng, nội lực là quyết định. Khi tác động từ bên ngoài có kết hợp từ bên trong, sự kết hợp ấy tạo được sức mạnh cho hoạt động của mỗi bên, chất lượng hoạt động sẽ được nâng cao.

KẾT LUẬN

Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và sự gia tăng hoạt động của các công ty xuyên quốc gia đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế, tạo ra xu hướng tất yếu của thời đại. Hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa mang lại cho hệ thống các tổ chức tín dụng nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức. Thách thức rõ nhất là sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn, đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải không ngừng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và đứng vững trên thị trường. Đồng thời rủi ro của thị trường đối với hoạt động ngân hàng ngày càng tăng bởi mối quan hệ nhạy cảm của thị trường trong nước với những cú sốc ngoài ý muốn của thị trường quốc tế.

Kiểm tra trực tiếp của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là một trong những nghiệp vụ chính, quan trọng của tổ chức này nhằm thực hiện các chức năng tài chính công của mình. Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Đông Bắc bộ được phân công thực hiện hoạt động bảo hiểm tiền gửi trên địa bàn 12 tỉnh vùng Đông Bắc bộ, khu vực chủ yếu có các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Vì vậy, hoạt động kiểm tra QTD ND cơ sở là một trong những hoạt động quan trọng nhất của Chi nhánh. Tuy nhiên hiện nay việc triển khai thực hiện hoạt động kiểm tra trực tiếp còn nhiều khó khăn và hiệu quả chưa cao. Trong khi đó, Bảo hiểm tiền gửi vẫn còn là một tổ chức mới nên chưa có nhiều công trình nghiên cứu, trao đổi tìm giải pháp nâng cao hiệu quả các mặt hoạt động nghiệp vụ.

Chính vì thế, để kết thúc khóa đào tạo Thạc sỹ kinh tế tại trường Đại học Kinh tế quốc dân tác giả đã quyết định chọn đề tài Tăng cường kiểm tra trực

tiếp của BHTG khu vực Đông Bắc bộ đối với QTD ND cơ sở làm đề tài

Trên cơ sở những lý luận cơ bản và nghiên cứu thực trạng, những mặt đã làm được và những mặt còn hạn chế của hoạt động kiểm tra trực tiếp của Chi nhánh BHTG khu vực Đông Bắc bộ đối với các QTD ND cơ sở trong Luận văn cũng đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các ngành các cấp có liên quan. Tuy nhiên giải pháp quan trọng nhất vẫn là đào tạo và không ngừng nâng cao kỹ năng tác nghiệp của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra trực tiếp, hoàn thiện phương pháp kiểm tra, thực hiện đúng quy trình kiểm tra và xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong công tác kiểm tra… Làm tốt những giải pháp trên thì chất lượng của hoạt động kiểm tra trực tiếp của Chi nhánh BHTG khu vực Đông Bắc bộ đối với các QTD ND cơ sở sẽ được nâng cao và phát huy hiệu quả.

Mặc dù tác giả đã cố gắng trong nghiên cứu, tìm hiểu thực tế hoạt động kiểm tra trực tiếp của chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi khu vực Đông bắc bộ đối với các quỹ tín dụng Nhân dân cơ sở nhưng do khả năng và thời gian có hạn nên bài trình bày không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý bổ sung của các thầy, các cô để có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2007, 2008, 2009, 2010), Báo cáo tổng

kết hoạt động kiểm tra, Hà Nội.

2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2004), Tài liệu tập huấn nghiệp vụ kiểm

tra Quyển 1 & 2, Hà Nội.

3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2005), Tài liệu Hội thảo tăng cường quan

hệ phối hợp và trao đổi thông tin trong hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức tham gia BHTG – Khu vực phía Bắc, Hà Nội.

4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2006), Tóm tắt chiến lược phát triển giai

đoạn 2006-2015, Hà Nội.

5. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Học Viện Ngân hàng (2006), Quản trị rủi

ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, Hà Nội.

6. Bộ Chính trị (2000), Chỉ thị số 57-CT/TW ngày 10/10/2000 về củng

cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, Hà Nội.

7. Bùi Chính Hưng (2004), Mô hình tín dụng hợp tác kiểu mới - Xóa đói

giảm nghèo ở Việt Nam, NXB Thống Kê, Hà Nội.

8. Mai Hoa (2008), “Hoạt động kiểm tra trực tiếp đối với QTDND cơ sở

thời gian qua”, www.div.gov.vn.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2000), Thông tư số 03/2000/TT-NHNN5

ngày 16/03/2000 hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/1999/NĐ-CP, Hà Nội.

10. Ngân hành Nhà nước Việt Nam (2003), Thông tư số 12/2003/TT-NHNN

ngày 23/12/2003 về sửa đổi, bổ sung Thông tư 03/2000/TT-NHNN5, Hà Nội.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng (2005), Hệ thống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoá văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán ngân hàng và bảo hiểm tiền gửi, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Kim Oanh (2004), Các giải pháp phát triển hoạt động BHTG ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội.

13. Nguyễn Mạnh Dũng (2006), Báo cáo kết quả học tập tại Đài Loan, Hà Nội. 14. Nguyễn Đình Lưu (2008), Hoàn thiện và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng

nhân dân ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế; Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

15. Chi nhánh BHTG khu vực Đông Bắc bộ (2007,2008, 2009), Biên bản

kiểm tra QTDND cơ sở, Hải Phòng.

16. Thủ tướng Chính phủ (1999), Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày

01/09/1999 về Bảo hiểm tiền gửi, Hà Nội.

17. Thủ tướng Chính phủ (1999), Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày

09/11/1999 về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Hà Nội.

18. Thủ tướng Chính phủ (2000), Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg ngày

26/06/2000 về việc ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam , Hà Nội.

19. Thủ tướng Chính phủ (2005), Nghị định số 109/2005/NĐ-CP V/v sửa

đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường kiểm tra trực tiếp đối với các Quỹ tín dụng nhân dân tại Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Đông bắc bộ (Trang 115 - 119)