Khái niệm và đặc trưng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường kiểm tra trực tiếp đối với các Quỹ tín dụng nhân dân tại Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Đông bắc bộ (Trang 33 - 38)

TCTDHT là một loại hình kinh tế hợp tác trong lĩnh vực tín dụng. Hay nói cách khác TCTDHT là một tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động với tư cách pháp nhân của một HTX, hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, thực hiện kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ Ngân hàng.

Theo Luật các Tổ chức tín dụng nước CHXHCN Việt Nam thì “Tổ chức tín dụng hợp tác là tổ chức kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ ngân hàng, do các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập để hoạt động ngân hàng theo luật này và luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống. TCTDHT gồm Ngân hàng hợp tác xã, Quỹ tín dụng nhân dân và các hình thức khác”.

Tổ chức tín dụng hợp tác nên nó có những đặc trưng cơ bản như sau: Một, TCTDHT là loại hình TCTD được tổ chức và hoạt động theo mô hình kinh tế hợp tác, do những người sản xuất và buôn bán nhỏ không có điều kiện tiếp cận với các ngân hàng thương mại lớn để vay vốn, họ phải cùng nhau góp vốn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, các thành viên vừa là chủ sở hữu, vừa là thành viên, vừa là khách hàng của TCTDHT.

Hai, hoạt động của TCTDHT có mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng một cách thuận lợi nhất như gửi vốn, vay vốn nhằm giúp thành viên nâng cao hiệu quả kinh tế và thu được lợi nhuận cao nhất từ việc sản xuất kinh doanh riêng của mình chứ không nhằm thu lợi tức góp vốn cao nhất từ hoạt động TCTDHT.

Ba, đa số các TCTDHT có quy mô nhỏ và địa bàn hoạt động hẹp, chủ yếu ở khu vực nông nghiệp, nông thôn với điều kiện và môi trường hoạt động ngân

hàng có nhiều bất lợi, khó khăn. So với các loại hình TCTD khác, TCTDHT có

bất lợi cơ bản là vừa có quy mô nhỏ, năng lực tài chính nhỏ bé, trình độ cán bộ hạn chế và hoạt động chủ yếu ở môi trường kinh tế chậm phát triển là khu vực nông nghiệp, nông thôn nên khả năng “tự bảo vệ” nhằm bảo đảm an toàn là rất hạn chế.

Bốn, TCTDHT là một loại hình TCTD nên nó mang đặc trưng nổi bật nhất của loại hình tổ chức tín dụng chính là loại hình tổ chức kinh doanh tiền tệ dựa trên lòng tin nên có tính nhạy cảm rất cao..

Tổ chức tín dụng tồn tại và hoạt động chủ yếu dựa trên lòng tin nhưng yếu tố này lại rất dễ bị tác động và thay đổi. Nhất là trong quá trình hoạt động các tổ chức này luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Chẳng hạn như rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái, rủi ro hoạt động, rủi ro đạo đức… Thị trường vận động không ngừng, các yếu tố lãi suất, tỷ giá thay đổi nhanh chóng yêu cầu mỗi tổ chức tín dụng phải luôn ở thế chủ động xử lý các tình huống. Tổ chức nào có năng lực về tài chính tốt, năng lực điều hành cao sẽ có khả năng ứng phó và thích nghi tốt. Ngược lại, những tổ chức nào yếu về năng lực hoạt động sẽ khó thích ứng hơn trước những rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động và có thể phải đối mặt với kết cục xấu nhất là phá sản. trong khi TCTDHT hoạt động chủ yếu ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, nghiệp vụ chính là huy động vốn và cho vay thành viên, đây là khu vực chứa đưng nhiều rủi ro bất khả kháng, bên cạnh đó các TCTDHT lại có năng lực tài chính hạn chế, trình độ cán bộ quản trị, điều hành và tác nghiệp còn yếu. Vì vậy, đây là một loại hình TCTD thường xuyên phải đối mặt với nhiều rủi ro và cũng rất dễ xảy ra đổ vỡ.

1.1.2. Tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng hợp tác

tín dụng, được hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử phong trào hợp tác xã, hợp tác xã tín dụng.

Nguồn gốc của các tổ chức tín dụng hợp tác hay phong trào hợp tác xã tín dụng ở các nước trên thế giới đều xuất phát từ tinh thần tương trợ cộng đồng của những người sản xuất nhỏ. Nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được thiết lập ở nhiều nơi nhất là ở châu Âu và Bắc Mỹ. Quá trình sản xuất tư bản đòi hỏi việc tiền tệ hóa cao độ, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại phát triển.

Tuy nhiên, những người sản xuất nhỏ vì ít tài sản nên không dễ gì được làm khách hàng của các ngân hàng do đó họ phải cùng nhau trao đổi năng lực tài chính trên tinh thần hợp tác, tương trợ nhau nhằm mục đích cung ứng vốn cho sản xuất kinh doanh và khắc phục khó khăn về đời sống. Từ đó các tổ chức tài chính mang tính chất hợp tác xã là tương hỗ, giúp đỡ nhau về vốn được hình thành và mau chóng lan rộng trở thành phong trào khắp thế giới.

Quan điểm khởi xướng hình thành mô hình tổ chức tín dụng hợp tác được nêu ra sớm nhất ở Đức vào năm 1846, sau đó lan dần sang Anh, Pháp, Italia… Năm 1909, loại hình này mới bắt đầu xuất hiện ở Hoa Kỳ.

Cho đến nay, mô hình tổ chức tín dụng hợp tác với nhiều loại hình và tên gọi khác nhau như: Ngân hàng Hợp tác xã (ở CHLB Đức), Qũy tín dụng Desjardins (Canada), Quỹ tín dụng (Mỹ), Hợp tác xã tín dụng (Ấn Độ, Philippin, Trung Quốc…), Liên minh tín dụng (Hàn Quốc), Quỹ tín dụng nhân dân (Việt Nam)… và đã phát triển phong trào hiện diện ở khoảng 150 nước trên thế giới. Những loại hình tổ chức này hiện nay được tập hợp thành một Liên minh tín dụng quốc tế có tên gọi là WOCCU (World Council of Credit Unions).

Tùy theo đặc điểm của mỗi khu vực, mỗi quốc gia và nhu cầu cụ thể của những người tham gia mà các tổ chức tín dụng hợp tác được xây dựng theo một loại hình nào đó nhằm đáp ứng các nhu cầu đặt ra. Về tính chất thì các tổ

chức tín dụng hợp tác đều mang tính chất hợp tác xã, tuy các hợp tác xã trên thế giới có các loại hình rất đa dạng, song đối với các tổ chức tín dụng hợp tác phổ biến trên thế giới chỉ có 03 loại hình chủ yếu: Ngân hàng hợp tác xã, Hợp tác xã tín dụng và Quỹ tín dụng nhân dân.

*/ Ngân hàng hợp tác xã:

- Ngân hàng hợp tác xã là một loại hình của tổ chức tín dụng hợp tác. Đây là một tổ chức kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ ngân hàng, do các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập để hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật nhằm mục tiêu chủ yếu cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho thành viên để hỗ trợ thành viên phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống. Đây là một tổ chức tín dụng hợp tác được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan nên nó là một ngân hàng hợp tác xã.

- Về tổ chức và quản lý:

+ Ngân hàng hợp tác xã được tổ chức và quản lý theo nguyên tắc Hợp tác xã: tự nguyện, bình đẳng, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi.

+ Cơ cấu tổ chức và quản lý được xây dựng theo mô hình hợp tác xã gồm có thành viên, Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị, ban Kiểm soát và bộ máy điều hành.

- Về nội dung hoạt động: Ngân hàng hợp tác xã được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Nghĩa là ngân hàng hợp tác xã thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán một cách không hạn chế.

Đây là đặc điểm dẫn đến sự khác nhau cơ bản giữa ngân hàng hợp tác xã và các loại hình tổ chức tín dụng hợp tác khác.

*/ Hợp tác xã tín dụng:

Hợp tác xã tín dụng cũng là một loại hình của tổ chức tín dụng hợp tác. Đây là một tổ chức kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ ngân hàng, do các tổ

chức, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập để hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau để phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống. Hợp tác xã tín dụng chỉ được thực hiện một số dịch vụ ngân hàng hạn chế.

- Về tổ chức quản lý: Hợp tác xã tín dụng cũng giống như ngân hàng hợp tác xã, nó được tổ chức và quản lý theo nguyên tắc hợp tác xã. Cơ cấu tổ chức và quản lý cũng theo mô hình hợp tác xã gồm có thành viên, đại hội thành viên, hội đồng quản trị hoặc ban quản trị, ban điều hành. Thông thường thì ban quản trị và ban điều hành là một không tách riêng.

- Về nội dung hoạt động: Hợp tác xã tín dụng chỉ được thực hiện một số hoạt động ngân hàng hạn chế, nó không được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng như loại hình ngân hàng hợp tác xã. Các hoạt động dịch vụ ngân hàng này chủ yếu là nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng cho các thành viên hợp tác xã tín dụng. Nội dung hoạt động ngân hàng chủ yếu trong nội bộ hợp tác xã tín dụng và trong một địa bàn hẹp.

*/ Quỹ tín dụng nhân dân:

Quỹ tín dụng nhân dân cũng là một loại hình của tổ chức tín dụng hợp tác, nó giống như loại hình hợp tác xã tín dụng. Đây là một tổ chức kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ ngân hàng do các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập để hoạt động ngân hàng nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên để phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Quỹ tín dụng nhân dân chỉ thực hiện một số dịch vụ ngân hàng hạn chế và trong một địa bàn hẹp, chủ yếu ở một xã và phổ biến là khu vực nông thôn.

- Về tổ chức và quản lý: Quỹ tín dụng nhân dân cũng giống như ngân hàng hợp tác xã và hợp tác xã tín dụng, nó được tổ chức và quản lý theo nguyên tắc hợp tác xã: tự nguyện, bình đẳng, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Cơ cấu tổ chức và quản lý được xây dựng theo mô hình hợp tác xã gồm: Thành viên, đại hội thành viên, hội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban điều hành.

Mô hình quỹ tín dụng nhân dân được rút kinh nghiệm từ mô hình ngân hàng hợp tác xã , hợp tác xã tín dụng đã xây dựng một hệ thống liên kết rất chặt chẽ tạo ra một sức mạnh toàn hệ thống.

- Về nội dung hoạt động: Quỹ tín dụng nhân dân cũng như hợp tác xã tín dụng chỉ được thực hiện một số hoạt động ngân hàng hạn chế, không được và cũng không đủ điều kiện để tự mình thực hiện đầy đủ các dịch vụ ngân hàng. Các hoạt động thường xuyên chủ yếu cũng là nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng chủ yếu cho thành viên. Các hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân diễn ra trong một địa bàn nhỏ hẹp thường là cấp xã hoặc liên xã.

1.2. Hoạt động kiểm tra trực tiếp của tổ chức BHTG đối với TCTD hợp tác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường kiểm tra trực tiếp đối với các Quỹ tín dụng nhân dân tại Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Đông bắc bộ (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w