Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu vận dụng tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và công tác tôn giáo trong công cuộc đổi mới ở việt nam hiện nay (Trang 53 - 55)

5. Kết cấu của đề tài

2.1.2.Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế:

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo của đội ngũ cán bộ các cấp ở nhiều nơi vẫn còn chưa đầy đủ. Công tác tôn giáo nói chung, quản lý nhà nước về tôn giáo nói riêng còn có mặt hạn chế và bất cập. Tình hình tôn giáo còn tiềm ẩn những vấn đề phức tạp. Các thế lực thù địch đẩy mạnh việc lợi dụng vấn đề tôn giáo, gắn vấn đề tôn giáo với vấn đề dân tộc, nhân quyền để chống phá Đảng, Nhà nước. Đảng

ta đã chỉ rõ: “Tình hình hoạt động tôn giáo còn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định” [13, 150].

Có thể khái quát những hạn chế trong công tác tôn giáo như sau:

Một là, một số nơi cấp ủy Đảng, chính quyền và một số cán bộ làm công tác tôn giáo, do chưa nhận thức đầy đủ chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo, nên chưa làm tốt việc hướng dẫn, vận động tín đồ và chức sắc các tôn giáo.

Hai là, hoạt động tôn giáo của một số tín đồ, chức sắc ở một số nơi chưa theo đúng pháp luật. Một bộ phận tín đồ, chức sắc tôn giáo lợi dụng chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước để đòi hỏi được tự do hoạt động tôn giáo vượt quá khuôn khổ pháp luật và điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị cho phép.

Ba là, còn có người lợi dụng nơi thờ tự tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan và một số người không phải nhà tu hành cũng truyền đạo trái phép, vi phạm pháp luật; vẫn còn tình trạng truyền đạo vi phạm pháp luật và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tiến hành các hoạt động gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, trái với lợi ích của tôn giáo hoặc thu lợi cá nhân.

Bốn là, vấn đề quản lý về tôn giáo và việc phát huy vai trò của công tác tư tưởng trong quản lý xã hội về tôn giáo vẫn còn hạn chế, bất cập. Đó là, một số cấp ủy đảng, chính quyền ở cơ sở chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác tư tưởng trong quản lý xã hội về tôn giáo.

Nguyên nhân của hạn chế:

Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên là do:

Thứ nhất, công tác nghiên cứu cơ bản về đời sống tín ngưỡng nói chung, đời sống tôn giáo nói riêng ở nước ta chưa được chú ý và đầu tư thỏa đáng.

Thứ hai, do công tác tổng kết thực tiễn làm chưa sâu và chưa gắn liền với quá trình nghiên cứu, ban hành kịp thời văn bản pháp luật để kiện toàn, phát huy công cụ quản lý xã hội bằng pháp luật.

Thứ ba, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương, giữa các cơ quan ở Trung ương với địa phương, giữa các địa phương với nhau trong công tác tôn giáo chưa thật sự chủ động, còn lúng túng. Bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo mới được tổ chức, sắp xếp lại vẫn còn một số bất cập,…

Thứ tư, công tác thông tin, tuyên truyền chính sách tôn giáo của Nhà nước làm còn yếu; đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo vừa yếu, vừa thiếu, lại chưa được chuyên môn hóa.

2.2. Những định hướng cơ bản của sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu vận dụng tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và công tác tôn giáo trong công cuộc đổi mới ở việt nam hiện nay (Trang 53 - 55)