Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc trong công tác tôn giáo

Một phần của tài liệu vận dụng tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và công tác tôn giáo trong công cuộc đổi mới ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 43)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.2.Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc trong công tác tôn giáo

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo nằm trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Người. Đoàn kết, theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo,…

Vượt lên các nhà cách mạng phương Tây, Người nhận thức sâu sắc và toàn diện về ý nghĩa quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó vấn đề đoàn kết đồng bào các tôn giáo là nhiệm vụ xuyên suốt của công tác tôn giáo. Hồ Chí Minh khẳng định nguyên tắc đoàn kết là trung tâm của chính sách tôn giáo. Mọi chính sách, pháp luật về tôn giáo phải xoay quanh nguyên tắc đoàn kết, là xuất phát từ lợi ích chung của cả dân tộc, trong đó có lợi ích của các tổ chức tôn giáo. Người nhận thức rằng, tín ngưỡng là những biểu hiện tình cảm sâu kín của thành kính, tôn giáo hàm chứa tình cảm thiêng liêng đã nâng lên thành biểu tượng, mà người có đạo dễ dàng chấp nhận hy sinh để gìn giữ sự ngưỡng vọng và tôn kính đó.

Tư tưởng đoàn kết bao trùm rộng lớn và có ý nghĩa quyết định thành công trong cuộc đời sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Đối với tôn giáo, hơn bao giờ hết cần phải có đoàn kết thực lòng và bền vững. Người nhấn mạnh: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Ta phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết với họ” [49, 386- 387].

Hồ Chí Minh đã chỉ ra tác hại của sự mất đoàn kết. Do vậy, hễ là người dân Việt Nam thì phải đoàn kết để giành độc lập cho dân tộc. Trong bài phát biểu tại Lễ mừng Liên hiệp quốc gia, Người nói: “ Nước Phật ngày xưa có những 4 đảng phái làm ly tán lòng dân và hại Tổ quốc. Nhưng nước Việt Nam ngày nay chỉ có một đảng phái là đảng toàn dân quyết giành độc lập” [57, 116].

Thứ nhất, đoàn kết tôn giáo phải dựa trên cơ sở tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.

Không phải ngẫu nhiên, ngay từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh đã phát biểu trong cuộc họp Hội đồng Chính phủ lâm thời: “Hiện nay vấn đề gì là cấp bách hơn cả. Theo ý tôi có 6 vấn đề…Vấn đề thứ 6: thực dân và đế quốc thực hiện chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương để dễ dàng thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết” [ 47, 70]

Trong điều kiện Nhà nước dân chủ cộng hòa non trẻ mới được thành lập, các thế lực thù địch và phản cách mạng đội lốt tôn giáo tuyên truyền những điều sai sự thật, như Cộng sản là vô thần, vô thần là diệt tôn giáo. Điều đó làm cho đồng bào có đạo hiểu lầm. Trước tình hình ấy, Hồ Chí Minh đã giải quyết vấn đề tôn giáo hết sức tế nhị và mềm dẻo. Người kêu gọi: “Toàn thể đồng bào ta, không chia lương giáo đoàn kết chặt chẽ, quyết lòng kháng chiến để giữ gìn non sông Tổ quốc và cũng để giữ gìn tín ngưỡng tự do” [ 47, 70]

Năm 1962, khi nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ Mặt trận, Người căn dặn: “Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào Lương và đồng bào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống hòa thuận, ấm no, xây dựng Tổ quốc. Phải chấp hành đúng chính sách tôn trọng tự do, tín ngưỡng đối với tất cả các tôn giáo” [ 53, 606].

Thứ hai, đoàn kết tôn giáo có hạt nhân là tư tưởng yêu nước.

Từ thực tế đất nước, Hồ Chí Minh thấy được sợi dây xuyên suốt giữa các tín đồ tôn giáo và người không đi theo tôn giáo đều là những người mất nước, đều là những người dân nô lệ. Do đó, muốn tự do tín ngưỡng thì phải giành được độc lập dân tộc, vì “đất nước có được độc lập, tôn giáo mới được tự do” và “đồng bào ta cả lương cả giáo cũng vì tự do hạnh phúc cho toàn dân mà hy sinh phấn đấu” [47, 50].

Hồ Chí Minh đề cao cái chung nhất của mọi người không kể giáo, lương đó là lòng yêu nước. Đối với những tín đồ tôn giáo thì Người gắn cái chung ấy với niềm tin tôn giáo của họ là “kính Chúa yêu nước”. Người gắn kết hai nghĩa vụ, phụng sự Tổ quốc và phụng sự Chúa: “Tôi cầu nguyện đức Chúa phù hộ đồng bào tôi giữ vững tinh thần ái quốc, đủ sức chống lại giặc Pháp, đặng vững tinh thần ái quốc làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng là phụng sự chúa, phụng sự Tổ quốc” [48, 705].

Ngày 13 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đã có cuộc họp mặt với đại biểu các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Cao đài tại thủ đô Hà nội, Người nói: “Dân tộc giải phóng thì tôn giáo mới được giải phóng. Lúc này chỉ có quốc gia mới không phân biệt tôn giáo nữa, mỗi người đều là công dân Việt Nam và có nhiệm vụ chiến đấu cho nền độc lập hoàn

hảo của Tổ quốc” [57, 15]. Hồ Chí Minh kêu gọi các tôn giáo hãy dẹp bỏ những hiềm khích để đoàn kết cùng toàn dân lo cho nền độc lập của nước nhà.

Trong thư gửi Hội Phật tử Việt Nam ngày 30 tháng 08 năm 1947, Hồ Chí Minh khẳng định tinh thần yêu nước của đồng bào: “Nay đồng bào ta lại đoàn kết, hy sinh xương máu, kháng chiến đến cùng, để đánh tan thực dân phản động, để cứu quốc dân khỏi khổ nạn để giữ quyền thống nhất và độc lập cho Tổ quốc. Thế là chúng ta làm theo lòng đại từ, đại bi của đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa nòi giống ra khỏi cái khổ ải nô lệ” [48, 357].

Trong thư gửi đồng bào Công giáo nhân dịp lễ Nôen năm 1951, Hồ Chí Minh đã viết: “Tôi mong đồng bào đoàn kết chặt chẽ trong công cuộc kháng chiến để phụng sự Đức Chúa, phụng sự Tổ quốc và để thực hiện lời Chúa dạy: Hòa bình cho người lành dưới thế” [49, 359].

Trước những khó khăn sau khi ký hiệp định Geneve năm 1954, Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn thể đồng bào cả nước hãy đoàn kết. Từ tận đáy lòng mình, Người nói: “Tôi tha thiết kêu gọi tất cả những người thật thà yêu nước không phân biệt tầng lớp nào, tín ngưỡng nào, chính kiến nào và trước đây đứng về phe nào, chúng ta thật thà cộng tác, vì dân, vì nước mà phấn đấu để thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong nước Việt Nam yêu quý của chúng ta” [50, 323].

Năm 1965, khi chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền Bắc ngày càng ác liệt, chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi: “Đồng bào các dân tộc, các tôn giáo hãy đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà, cùng nhau ra sức chống Mỹ, cứu nước” [54, 471].

Để đoàn kết chặt chẽ giữa các tôn giáo, giữa người có đạo và không có đạo, Hồ Chí Minh đã chỉ ra nét tương đồng, những mặt tích cực và mục đích cao nhất trong các học thuyết tôn giáo cũng chính là mục đích của sự nghiệp cách mạng mà toàn Đảng, toàn dân ta đang thực hiện. Đó là tập hợp tất cả người dân Việt Nam thành một một khối thống nhất bảo vệ nền độc lập cho dân tộc và cũng là bảo vệ tự do tín ngưỡng cho tôn giáo, Người nói: “ Công giáo hay không Công giáo, Phật giáo hay không Phật giáo đều phải nỗ lực đấu tranh giành độc lập nước nhà. Nhiệm vụ của toàn thể chúng ta là phải giữ gìn nền độc lập nước nhà. Trong Công giáo có câu: “Tam vị nhất thể”, nhà Phật có câu: “Vạn chúng nhất tâm” nên chúng ta phải hy sinh cho nhân loại và chúng sinh” [57, 116].

Tôn trọng tự do, tín ngưỡng cần đi đôi với việc phân biệt rõ nhu cầu tín ngưỡng chân chính của quần chúng với âm mưu lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, xâm hại đến độc lập dân tộc. Chia rẽ dân tộc là thủ đoạn xảo quyệt của thực dân, đế quốc, của các thế lực phản động. Người tuyên bố: “Địch âm mưu chia rẽ thì ta nêu lên khẩu hiệu: đoàn kết toàn dân” [ 59, 430].

Người kêu gọi nhân dân kiên quyết chống lại các thế lực đế quốc tay sai lợi dụng tôn giáo phá hoại khối đoàn kết dân tộc. Người nghiêm khắc lên án bọn lợi dụng tôn giáo để dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào di cư. Người nói rằng, Chính phủ sẽ nghiêm trị những kẻ lừa bịp cưỡng bức đồng bào phải lìa bỏ quê hương, sa vào một đời sống tối tăm, cực khổ về phần xác cũng như phần hồn.

Đối với bọn lợi dụng, mượn danh tôn giáo để chống phá cách mạng, Hồ Chí Minh luôn tìm mọi cách để đồng bào ta, nhất là đồng bào có đạo nhận rõ bộ mặt của chúng. (Điều 7 – Chương 1), Sắc lệnh 234/SL ngày 14/6/1955 do Người ký đã chỉ rõ: “Pháp luật sẽ trừng trị kẻ nào mượn danh nghĩa tôn giáo để phá hoại hòa bình, thống nhất độc lập, dân chủ, tuyên truyền chiến tranh, phá hoại đoàn kết, ngǎn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, xâm phạm tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng của người khác hoặc những việc làm trái pháp luật ” [Dẫn theo: 33, 164]

Theo Hồ Chí Minh, đối với những kẻ phản quốc, phản đạo phải kiên quyết trừng trị thích đáng. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu họ nhận ra lỗi lầm và biết hối cải trở về với Tổ quốc thì cũng có thể khoan hồng tha thứ và đối xử với họ bình thường như bao công dân khác. Người đã thiết tha kêu gọi những ai đã lỡ lầm đường lạc lối sớm nhận ra và trở về: “Tôi thiết tha kêu gọi những đồng bào vì một cớ gì mà lầm đường lạc lối hãy kịp trở về với Tổ quốc. Dù sao các người cũng là ruột thịt. Tôi tin rằng các người không thể nỡ lòng giúp địch làm cho đồng bào Việt Nam ta khổ nhục mãi; tôi rất đau lòng thấy cảnh nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn” [48, 214]. Và Người cũng không quên bày tỏ sự tin tưởng và niềm hy vọng về sự trở lại của họ: “Tôi đã thường nói: Trừ một bọn rất ít đại Việt gian, đồng bào ta ai cũng có lòng yêu nước. Tuy có một số đồng bào lầm lạc, qua một thời gian, những người ấy dần dần giác ngộ và quay về với Tổ quốc” [48, 422].

Thứ tư, thực hiện đoàn kết tôn giáo phải có phương pháp phù hợp.

Hồ Chí Minh đã dùng các giá trị của tôn giáo để đoàn kết các tin đồ tôn giáo thành một khối thống nhất. Đồng thời, thông qua đó, Hồ Chí Minh giáo dục, thuyết phục, vận động các

tín đồ luôn ý thức gắn bó hoạt động thường ngày của mình với cuộc cách mạng của dân tộc. Chẳng hạn, Hồ Chí Minh lấy tinh thần Kinh thánh để giáo dục tinh thần đoàn kết của giáo dân: “Kinh Thánh có câu: “Ý dân là ý Chúa”. Con đường yêu nước mà đồng bào đang đi là hoàn toàn đúng. Tôi mong các cụ phụ lão, các vị giám mục và linh mục hăng hái khuyến khích tín đồ trong mọi công việc ích nước, lợi dân, lương giáo đoàn kết, toàn dân đoàn kết, cả nước một lòng” [54, 314].

Thái độ đối với đồng bào tôn giáo của Hồ Chí Minh thể hiện ở sự bao dung độ lượng, kiên trì giải thích cho mọi người hiểu được chính sách của Đảng và Chính phủ. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét: “ Đối với kẻ lầm đường lạc lối, lòng của Hồ Chủ tịch còn rộng hơn biển cả. Người đã dạy phải khoan hồng, vui mừng đón rước những đứa con vì cảnh ngộ mà lạc bầy. Chúa Giê-su nói: Gặp một người cơ nhỡ mà hối cải thì trên Trời vui mừng hơn gặp 99 vị tu hành” [20, 164].

Đặc biệt, tư tưởng đoàn kết tôn giáo của Hồ Chí Minh còn được thể hiện ở sự mềm dẻo trong hành động, nhưng cũng rất cương quyết. Hồ Chí Minh luôn tranh thủ sự ủng hộ của các chức sắc tôn giáo đối với cách mạng, thông qua họ để động viên các tín đồ gắn bó với dân tộc, tham gia bảo vệ và xây dựng đất nước. Ngay cả với những người có tư tưởng bán nước, khi còn tranh thủ được, Người vẫn thể hiện thái độ kiên trì, mềm mỏng mời Lê Huy Từ làm cố vấn Chính phủ, nhằm hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng xấu do họ gây ra. Trong thư gửi Giám mục Lê Hữu Từ, Người đã viết: “Tôi tin rằng Đức cha đã lấy tư cách công dân, cố vấn tối cao của chính phủ và là bạn thân của tôi mà giải thích cho nhân dân hiểu rõ chính sách của chúng ta là khuyên giải bà con can đảm tham gia cuộc toàn quốc kháng chiến”. Qua đó, chúng ta càng thấy sự sáng suốt trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo của Hồ Chí Minh.

Như vậy, với phương pháp khoa học, sáng tạo, trên tinh thần biện chứng, Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tư tưởng đoàn kết tôn giáo - phương pháp tập hợp lực lượng quần chúng để giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc.

Thứ năm, thực hiện đoàn kết tôn giáo phải chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Người thường xuyên nhắc nhở đồng bào và chiến sĩ cả nước phải quan tâm, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các tôn giáo và mong sao: “Sản xuất ngày càng phát triển, phần xác ta được ấm no thì phần hồn cũng được yên vui” [57, 15]

Đồng thời, Người cũng không quên nêu những tấm gương về đạo đức trong sáng của giới chức sắc tôn giáo để giáo dục, để đưa các tín đồ khác tôn giáo xích lại gần nhau. Trong một bức thư, Người khen linh mục Lê Văn Yên: “Luôn luôn ra sức củng cố tinh thần đại đoàn kết giữa đồng bào lương và giáo, Ngài luôn luôn tận tâm săn sóc các anh em thương binh… như thế là Ngài đã nêu cao cái gương Cần, Kiệm, Liêm, Chính cho mọi người” [48, 408]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc biệt, Hồ Chí Minh cũng không quên nhắc đến thành quả cách mạng mà nhân dân ta đã đạt được. Người khẳng định trong những thành quả đó nhờ một phần công lao của đồng bào có đạo. Trong thư gửi đồng bào công giáo, Người viết: “Ngày bắt đầu kháng chiến, lực lượng quân sự của giặc Pháp mạnh hơn ta. Thế mà ta càng ngày càng thắng lợi. Đó là nhờ sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân và sự hăng hái tham gia kháng chiến của mọi người, giáo cũng như lương” [48, 726].

Nhờ nâng cao tinh thần đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập hợp được nhiều chức sắc, tín đồ các tôn giáo và họ cũng hết lòng phấn đấu cho sự nghiệp cứu nước. Từ đó, những định kiến, mặc cảm về vấn đề tôn giáo do lịch sử để lại được xóa dần và âm mưu chia rẽ tôn giáo của các thế lực thù địch bị thất bại.

Với tình cảm chân thành, cởi mở, bao dung và luôn thấu hiểu nỗi trăn trở, suy tư của đồng bào, Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng tín đồ các tôn giáo. Tình cảm của đồng bào các tôn giáo được thể hiện sâu đậm qua phát biểu tại Đại hội đại biểu của những người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lần thứ III, tại Hà Nội, ngày 30-12-1997: “Người Công giáo Việt Nam hết lòng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn ân cần chăm sóc đời sống vật chất cũng như tinh thần của người Công giáo. Cũng nhờ chính sách đại đoàn kết của Người, những ngăn cách giữa các tôn giáo bị xóa bỏ, hiện nay tình đoàn kết giữa các tôn giáo ngày càng tốt hơn, thân ái hơn để giúp nhau xây dựng

Một phần của tài liệu vận dụng tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và công tác tôn giáo trong công cuộc đổi mới ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 43)