Thực trạng của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn

Một phần của tài liệu vận dụng tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và công tác tôn giáo trong công cuộc đổi mới ở việt nam hiện nay (Trang 50 - 53)

5. Kết cấu của đề tài

2.1.Thực trạng của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn

giáo trong công cuộc đổi ở nước ta hiện nay

2.1.1.Thành tựu và nguyên nhân

Thành tựu:

Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định “công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng ” [13, 48].

Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo với khoảng hơn 20 triệu tín đồ (khoảng 25% dân số cả nước) theo các tôn giáo khác nhau, trong đó, các tôn giáo lớn trên thế giới như Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Tin lành đều có mặt ở Việt Nam. Bên cạnh đó còn có một số tôn giáo ra đời trong lòng dân tộc như đạo Cao đài, đạo Hòa hảo,... cũng xuất hiện khá sớm càng làm cho "bức tranh" tôn giáo ở nước ta đa dạng, nhiều màu sắc. Đại đa số đồng bào có đạo là người lao động, luôn "đồng hành" cùng dân tộc và có nhiều công lao đóng góp trong cách mạng giải phóng dân tộc trước đây, cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN ngày nay.

Đặc điểm nổi bật nhất của tôn giáo Việt Nam là đó là tính “đồng quy” và “dung hợp” giữa các tôn giáo ngoại nhập trên nền tảng tín ngưỡng, tôn giáo bản địa trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc nên hầu như không có chiến tranh giữa các tôn giáo. Chính đặc điểm này đã làm nảy sinh thêm nhiều tôn giáo mới do sự kết hợp giữa các tôn giáo.

Trong những năm qua, bức tranh tôn giáo ở Việt Nam có những thay đổi lớn, sự trở lại của niềm tin tôn giáo, hoạt động tôn giáo thu hút nhiều tầng lớp xã hội tham gia. Nhìn chung, văn hóa tôn giáo đang hội nhập tích cực vào văn hóa dân tộc, góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa Việt Nam.

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, qua các giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng.

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương và thực hiện nhất quán chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân. Trên cơ sở đó thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân, đồng thời kiên quyết chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để chống lại dân tộc và cách mạng. Các ngành, các cấp đã chủ động thực hiện các chủ trương, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước; phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị ở vùng đồng bào tôn giáo. Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước đưa các hoạt động tôn giáo đi vào nề nếp, ổn định; đồng thời, đấu tranh có hiệu quả ngăn chặn hoạt động lợi dụng tôn giáo chống phá chế độ.

Thực tiễn hơn 25 năm đổi mới vừa qua đã chứng tỏ rằng, những chủ trương, biện pháp đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo có ý nghĩa quyết định tới việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo, củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Tư tưởng đoàn kết tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc của Hồ Chí Minh đã được toàn Đảng, toàn dân ta vận dụng, thể nghiệm thành những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Điều đó đã khẳng định tính đúng đắn và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh qua thực tiễn cách mạng.

Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đều quan tâm tới việc phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo, từ đó góp phần vào việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Trong công tác tôn giáo đã có những giải pháp, chính sách cụ thể tạo điều kiện cho tín đồ, chức sắc, tổ chức tôn giáo phát huy những yếu tố tích cực, hướng thiện trong văn hóa, đạo đức tôn giáo vào những hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo phục vụ cho lợi ích của cộng đồng theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, Đảng ta cũng nhấn mạnh nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Công tác vận động quần chúng tôn giáo đã tập trung vào việc phổ biến, tuyên truyền cho đông đảo chức sắc, tín đồ tôn giáo về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chủ trương, chính sách về tôn giáo, nhờ đó đã phát huy vai trò của chức sắc tôn giáo trong vận động tín đồ, tổ chức tôn giáo đồng hành cùng dân tộc.

Cho đến nay, Nhà nước ta đã công nhận tư cách pháp nhân cho 32 tổ chức tôn giáo thuộc 12 tôn giáo khác nhau và sẽ tiếp tục xem xét theo quy định của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Cả nước có khoảng 70.000 chức sắc, nhà tu hành, chưa kể hàng vạn người hoạt động bán chuyên nghiệp của các tổ chức tôn giáo. Việc đào tạo chức sắc của các tôn giáo tiếp tục được mở rộng. Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện có 4 Học viện Phật giáo; 30 Trường Trung cấp Phật học và 4 Trường Cao đẳng Phật học. Giáo hội Công giáo có 6 Đại chủng viện,…Cả nước hiện có hơn 24.000 cơ sở thờ tự, trong đó có nhiều cơ sở được xây dựng mới, xây dựng lại khang trang, đẹp đẽ,...[67, 3-6].

Những số liệu trên đây là bằng chứng hùng hồn về về việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Nhờ có chính sách tín ngưỡng, tôn giáo đúng đắn và được bổ sung cho phù hợp với tình hình mới nên quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn luôn được mở rộng và đảm bảo. Chính vì vậy, các tổ chức tôn giáo, chức sắc và tín đồ đã thể hiện sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, yên tâm sinh hoạt tôn giáo, đoàn kết, đồng lòng vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Thực tiễn trên 25 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công tác tôn giáo.

Một là, đã khắc phục được một bước nhận thức lệch lạc, phiến diện về tôn giáo trong cán bộ, đảng viên.

Từ đó, tạo ra xu thế những người có tôn giáo đồng hành với dân tộc, tán thành và tham gia công cuộc đổi mới đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Hai là, Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể đã quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào có đạo.

Từ đó, gây được lòng tin tưởng, phấn khởi của chức sắc và tín đồ tôn giáo.

Ba là, hoạt động tôn giáo được tổ chức sôi nổi, đa dạng theo quy định của pháp luật và tuân thủ sự quản lý của chính quyền.

Từ đó tạo ra xu thế chủ đạo trong quần chúng tín đồ và đội ngũ chức sắc tôn giáo. Nhìn chung, các tổ chức tôn giáo đã xây dựng đường hướng hành đạo theo pháp luật, gắn

bó với dân tộc, tập hợp đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước.

Bốn là, các hoạt động truyền đạo trái phát luật, khiếu kiện đã có chiều hướng giảm, các tệ nạn xã hội được ngăn chặn và đẩy lùi.

Từ đó góp phần phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các thế lực lợi dụng tự do tôn giáo để hoạt động chống phá cách mạng, ổn định tình hình tư tưởng trong Đảng và các tầng lớp nhân dân, củng cố niềm tin của đồng bào các tôn giáo đối với Đảng và Nhà nước.

Nguyên nhân của thành tựu:

Có được các thành tựu to lớn trên đây của công tác tôn giáo trong những năm đổi mới vừa qua, có nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan:

Thứ nhất, Đảng ta đã đề xướng đường lối đổi mới đúng đắn, toàn diện, sâu sắc; đã lãnh đạo quá trình thực hiện đường lối đổi mới thành công.

Thứ hai, Đảng và Nhà nước ta đã sớm đưa ra các chủ trương, chính sách tôn giáo theo tinh thần đổi mới đúng đắn và kịp thời; đã chủ động, sáng tạo trong quá trình lãnh đạo tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách đó.

Thứ ba, tích cực xây dựng, củng cố, kiện toàn bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân theo yêu cầu của tình hình mới.

Thứ tư, các ngành, các cấp đã chủ động, tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh chính trị ở các vùng đồng bào tôn giáo, đồng thời đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại những hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động chống phá.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu vận dụng tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và công tác tôn giáo trong công cuộc đổi mới ở việt nam hiện nay (Trang 50 - 53)