8. Cấu trúc luận văn
1.3.1. Vai trò của dạy học tích hợp với việc phát triển năng lực toán học hóa
Vấn đề phát triển năng lực toán học hóa tình huống thực tiễn vận dụng kiến thức cho học sinh thông qua dạy học tích hợp, phân tích lí luận ở trên đã cho thấy:
a) Thông qua dạy học tích hợp, học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền móng cho quá trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày;
b) Phương pháp dạy học có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức của người học. Nghiên cứu này cho rằng người học sẽ có cơ hội để phát triển năng lực vận dụng kiến thức khi được đưa vào trong những tình huống thực để họ tìm tòi và tự phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Thứ nhất, học sinh sẽ phát triển năng lực trí tuệ và sự nhạy cảm để giải quyết vấn đề thông qua phương pháp quan sát thường xuyên những gì đang xảy ra xung
quanh. Phương pháp dạy học theo hướng tìm tòi sẽ tạo điều kiện cho học sinh tự phát hiện và làm rõ mục đích của cuộc tìm tòi; hình thành giả thuyết; áp dụng những kết luận và các tình huống mới với số liệu mới và đưa ra những tổng quát hoá có ý nghĩa. Sử dụng cách tiếp cận tìm tòi trong lớp học ở bậc THCS sẽ giúp học sinh sử dụng thành thạo với các kỹ năng cơ bản, phù hợp như sử dụng phương pháp để thu thập số liệu và từ đó phát hiện tình hình hay vấn đề vẫn đang tồn tại ở trong lớp học, trong phòng thí nghiệm hay trong môi trường. Từ những kinh nghiệm học tập này, học sinh sẽ nắm được một số kỹ năng quan sát, tổng hợp, phân tích và đánh giá có ích cho tự học của họ.
- Thứ hai, theo các nhà tâm lý học nhận thức, hình thức dạy học để học sinh tự suy xét có ích hơn chỉ yêu cầu ghi nhớ những gì giáo viên nói với học sinh. Các em thích những câu hỏi có tính kích thích tư duy hơn là những câu hỏi chỉ có thuần tính trần thuật. Do đó, nhiều người đã khuyến cáo việc sử dụng kiến tạo các chiến lược đan xen nhau như dạy bằng cách đưa ra những câu hỏi khơi gợi ở học sinh cách học tìm tòi, đặc biệt là những câu hỏi đòi hỏi cao để buộc học sinh phải sắp xếp lại các ‘mô hình trong óc’ của mình để giải đáp được câu hỏi, những ý để giải thích, minh hoạ, lập luận và ngôn ngữ, hình ảnh sẽ dùng để trả lời đúng, rõ và thuyết phục. Đây là cách dạy học ‘khám phá có hướng dẫn’; ra những bài tập đòi hỏi có tư duy sáng tạo: yêu cầu học sinh giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định, hình thành ý kiến, hoặc tham gia thiết kế, công việc sáng tạo.
- Thứ ba, học qua thực hành tốt hơn qua quan sát hoặc nghe bởi lẽ thực hành giúp người học có điều kiện để củng cố và hiệu chỉnh những kiến thức và kỹ năng đang học. Tác giả cũng chỉ ra rằng thực hành là công việc đòi hỏi thời gian hơn nhiều lối học chỉ bắt ghi nhớ. Người ta thấy rằng trong thực tế giáo viên thường sử dụng khoảng 60% lượng thời gian để nói với học sinh. Chính vì thế, cách học trong thực hành thường bị lãng quên hay lờ đi trong cuộc chạy đua để hoàn thành chương trình học tập trong càng ít thời gian càng tốt.
c) Vận dụng các phương pháp dạy học để tạo điều kiện cho học sinh được thực hành vận dụng giải quyết vấn đề nội dung mang tính tích hợp, tạo điều kiện để các em có cơ hội liên hệ, vận dụng, phối hợp những kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực vào giải quyết những vấn đề thực tế của đời sống. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phương pháp dạy học dự án là một trong những phương pháp tốt nhất có thể vận dụng để tổ chức dạy học tích hợp có hiệu quả bởi vì đây là phương pháp dạy học định hướng sản phẩm và học sinh phải hiểu được lý thuyết mới có thể vận dụng để giải quyết những tình huống trong thực tế và thu về được sản phẩm nhất
định; qua đó phát triển được năng lực vận dụng kiến thức. Ngoài ra có thể phối hợp vận dụng các phương pháp như dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột, dạy học theo hợp đồng…
1.3.2. Khả năng có thể tổ chức toán học theo hướng tích hợp góp phần tạo hứng thú và phát triển năng lực toán học hóa tình huống thực tiễn