Mục tiêu của dạy học tích hợp

Một phần của tài liệu Dạy học toán theo hướng tích hợp nhằm tạo hứng thú và phát triển năng lực toán học hóa tình huống thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông (Trang 36 - 37)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.3.Mục tiêu của dạy học tích hợp

DHTH có các mục tiêu cơ bản sau:

- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa và phong phú hơn bằng cách đặt các quá trình học tập và nhận thức trong hoàn cảnh có ý nghĩa đối với HS, để HS thấy được ý nghĩa của các kiến thức, kỹ năng và năng lực cần lĩnh hội. Chính vì vậy, việc học tập của HS không nên tách rời cuộc sống hằng ngày mà thường xuyên được liên hệ và kết nối trong mối quan hệ với các tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp trong thực tiễn cuộc sống. Hay nói một cách khác, quá trình học tập ở nhà trường được hòa nhập vào đời sống thường ngày của HS. Muốn thực hiện được điều đó, các môn học riêng rẽ không thể thực hiện được vai trò trên mà cần phải có sự đóng góp của nhiều môn học, sự kết hợp của nhiều môn học.

- Phân biệt cái cốt yếu với cái thứ yếu, tức là không nên đặt tất cả các quá trình học tập ngang bằng với nhau, trong quá trình dạy học cần có sự sàng lọc, lựa chọn các tri thức, kĩ năng được xem là phù hợp và quan trọng đối với quá trình học tập, có ích trong cuộc sống hoặc tạo cơ sở cho quá trình học tập tiếp theo. Từ đó GV cần phải nhấn mạnh chúng và đầu tư thời gian cũng như có những phương pháp giải quyết hợp lí.

- Dạy HS sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể, thể hiện ở việc nêu bật các cách thức sử dụng kiến thức mà HS đã lĩnh hội được, tạo ra các tình huống học tập để HS vận dụng kiến thức một cách sáng tạo, tự lực để hình thành người lao động có năng lực, tự lập. Vì mục tiêu của DHTH là hướng tới việc giáo dục HS thành con người luôn chủ động, sáng tạo và có năng lực làm việc trong xã hội cũng như làm chủ cuộc sống của bản thân sau này.

- Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học, nghĩa là nhằm thiết lập mối quan hệ giữa những khái niệm khác nhau của cùng một môn học cũng như của những môn học khác nhau. Đảm bảo cho mỗi HS khả năng huy động những kiến thức và năng lực của mình để giải quyết có hiệu quả các tình huống xuất hiện trong quá trình học tập và trong cuộc sống thực tiễn.

Nếu DHTH đạt hiệu quả thì giúp HS trở thành người tích cực, có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống. Ngoài ra, DHTH cho phép rút ngắn được thời gian dạy học, đồng thời tăng cường được khối lượng và chất lượng thông tin. Tuy nhiên cũng cần tránh làm cho HS bị

chìm ngập trong khối lượng lớn thông tin với lý do các thông tin này ít nhiều có quan hệ với tình huống phải giải quyết.

Một phần của tài liệu Dạy học toán theo hướng tích hợp nhằm tạo hứng thú và phát triển năng lực toán học hóa tình huống thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông (Trang 36 - 37)