lý cấp huyện
- Về phẩm chất chính trị
Phẩm chất chính trị là tiêu chí quan trọng nhất, quyết định đến năng lực lãnh đạo, quản lý của người cán bộ. Phẩm chất chính trị là động lực tinh thần thúc đẩy cán bộ các cấp vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao hay nói cách khác là hoàn thành nhiệm vụ với hiệu quả cao nhất. Phẩm chất chính trị cũng chính là yêu cầu cơ bản nhất đối với người cán bộ.
Phẩm chất chính trị của cán bộ được biểu hiện trước hết là sự tin tưởng tuyệt đối đối với lý tưởng cách mạng, có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đó là con đường mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, không dao động trước những khó khăn thử thách; có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- Về phẩm chất đạo đức
Đạo đức là hết sức cần thiết cho tất cả mọi người, và đặc biệt cần thiết cho người cán bộ cách mạng. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phẩm chất đạo đức của người cán bộ là: Trung với nước, hiếu với dân, người cán bộ phải là đầy tớ của nhân dân, dũng cảm hy sinh, không sợ khó khăn, gian khổ, gạt bỏ lợi ích cá nhân để phục tùng lợi ích tập thể, khiêm tốn học hỏi, không tự cao, tự đại, cần kiệm liêm chính và tinh thần đoàn kết hữu nghị.
Người cán bộ có đạo đức cách mạng là người phải tích cực đấu tranh chống lại các tiêu cực của xã hội như: Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tha hoá, sa sút về đạo đức lối sống, chạy theo địa vị danh lợi, tranh giành kèn cựa lẫn nhau, mất đoàn kết nội bộ, dối trá, lười biếng, suy thoái về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng cách mạng... Người cán bộ phải luôn có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể, khiêm tốn, giản dị, trung thực, không cơ hội, có nếp sống văn minh, nêu gương cho quần chúng. Như vậy mới tạo được lòng tin từ phía nhân dân, thuyết phục được nhân dân tin vào sự lãnh đạo của Đảng, trung thành với sự nghiệp cách mạng.
Người cán bộ muốn xác lập được uy tín của mình trước nhân dân, trước hết đó phải là người cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt. Xây dựng các tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ, công chức và hình thành ở họ các phẩm chất đạo đức tương ứng với vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ là việc làm cần thiết và cấp bách, nhất là trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.
- Về trình độ, năng lực
Theo Hồ Chí Minh, năng lực tổ chức thực hành của người cán bộ thể hiện ở những điểm là: quyết định vấn đề một cách cho đúng, tổ chức thi hành cho đúng và tổ chức kiểm soát cho đúng. Để quyết định vấn đề một cách cho đúng
cần phải có năng lực, trí tuệ, nắm được thông tin và xử lý thông tin, đưa ra phương án để lựa chọn, quyết định.
Trình độ học vấn: Là nền tảng cho việc nhận thức, tiếp thu đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; là tiền đề tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật vào trong cuộc sống. Trình độ học vấn là tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực của người cán bộ.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được
hiểu là những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định, được đào tạo trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng, học viện... Người cán bộ phải có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Trình độ lý luận chính trị: Lý luận chính trị là cơ sở xác định quan điểm,
lập trường giai cấp công nhân của cán bộ. Người cán bộ phải hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Thực tế cho thấy nếu cán bộ có lập trường chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng thì sẽ được nhân dân kính trọng, tin yêu và họ sẽ vận động được nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Để nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý thì cần thiết phải nâng cao trình độ lý luận chính trị.
Trình độ quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước là hệ thống tri thức khoa
học về quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước. Đó là những kiến thức đòi hỏi các nhà quản lý phải có để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra trong quá trình điều hành, quản lý. Quản lý vừa là hoạt động khoa học, vừa là hoạt động nghệ thuật, cho nên người cán bộ phải am hiểu sâu sắc về khoa học lãnh đạo và quản lý; có tác phong dân chủ, khoa học; đã được học tập có hệ thống ở các trường của Đảng, Nhà nước; phải vận dụng linh hoạt các kiến thức đó vào quá trình giải quyết công việc.
- Về khả năng hoàn thành nhiệm vụ
Có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật; thuyết phục và tổ chức nhân dân thực hiện. Người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có khả năng tiếp thu lý luận, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước một cách đúng đắn, phát hiện những vấn đề mới, có khả năng tổng kết thực tiễn và vận dụng sáng tạo lý luận, đường lối, chủ trương, chính sách để xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với thực tiễn cơ sở.
Có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải thường xuyên học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ lý luận chính trị, có bản lĩnh vững vàng, không bị lung lay trước các mưu mô xảo quyệt của các thế lực thù địch; phải thường xuyên đấu tranh để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ giai cấp và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Đã trải qua hoạt động thực tiễn có hiệu quả; có khả năng tập hợp quần chúng, đoàn kết cán bộ, tạo sức mạnh tổng hợp để hoàn thành nhiệm vụ được giao.