Đổi mới tư duy, phương pháp giáo dục, đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thị xã Hồng Lĩnh một cách toàn diện, đáp ứng

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (Trang 73 - 77)

V Trưởng, phó các đoàn thể cấp thị

3.1.3.Đổi mới tư duy, phương pháp giáo dục, đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thị xã Hồng Lĩnh một cách toàn diện, đáp ứng

ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thị xã Hồng Lĩnh một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là trụ cột của cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể cấp thị; là “tư lệnh” phụ trách ở các lĩnh vực, địa bàn, là trung tâm lãnh đạo, tổ chức thực hiện mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chương trình, kế hoạch công tác của tỉnh Hà

Tĩnh, của Thị xã Hồng Lĩnh. Để thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ đó phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, phải được đào tạo nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý, rèn luyện khả năng nắm bắt và xử lý thông tin, nắm bắt các quy luật kinh tế - xã hội, đặc biệt là các quy luật về kinh tế thị trường, biết vận dụng các quy luật đó trong lãnh đạo, quản lý ở từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có khả năng định hướng chính trị, có tầm nhìn xa trông rộng đảm bảo cho việc hoạch định các chủ trương, kế hoạch của cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể luôn chính xác và phù hợp với chủ trương, đường lối, nghị quyết cua Trung ương, phương hướng phát triển chung của tỉnh trong thời kỳ mới.

Năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn của người cán bộ lãnh đạo, quản lý là khả năng quy tụ cán bộ, đảng viên và quần chúng trên địa bàn, khả năng chuyển tải được các chủ trương, đường lối của Đảng thành hiện thực trong cuộc sống, thành phong trào cách mạng của quần chúng, thành lợi ích thực tế của nhân dân; biết cách tập hợp mọi người, biết lắng nghe và thấu hiểu, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng của đảng viên và quần chúng nhân dân. Tất cả những năng lực và khả năng đó phải được đào tạo, rèn luyện, tích luỹ thường xuyên và được thể hiện bằng hiệu quả thực tế là sự phát triển về kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương mình.

Phẩm chất đạo đức, lối sống là những tiêu chuẩn cơ bản để tạo nên chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng,có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. “Đức” chính là đạo đức, là tư cách tác phong, là lòng nhiệt tình, là những khát vọng “chân, thiện, mĩ…”. Người có “đức” biết tôn trọng và bảo vệ chân lí, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể. Người có tài mà không có đức thì tài năng đó không được dùng để phục vụ nhân dân mà chỉ để mưu cầu lợi ích cho cá nhân nên có tài mấy thì cũng vô dụng. Người có đức mà không có tài thì làm chuyện gì cũng khó, bởi với vốn kiến thức ít ỏi và năng lực kém thì những ý định dù tốt

đến đâu cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp cho con người lao động có hiệu quả; thiếu tài năng, người ta phải làm chuyện rất vất vả mà chất lượng công chuyện lại không cao.

Lối sống là một hình thức thể hiện bản thân, người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có lối sống lành mạnh, gương mẫu cho quần chúng nhân dân học tập, noi theo.

Trong điều kiện đất nước đang hội nhập ngày càng sâu rộng, thực hiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cán bộ, đảng viên đang phải chịu áp lực từ nhiều phương diện, kể cả hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Do đó, người cán bộ lãnh đạo, quản lý cần được trang bị bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; có nhãn quan chính trị, có nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học; kiên quyết đấu tranh chống lại mọi quan điểm, khuynh hướng sai trái, tiêu cực đồng thời thường xuyên rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh; nêu gương bản thân và gia đình, giữ gìn truyền thống đạo đức cách mạng, chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giữ vai trò quan trọng đối với quá trình thực thi nhiệm vụ. Tuy nhiên đó chỉ là tiền đề, là điều kiện cần để hoạt động lãnh đạo, điều hành đạt hiệu quả cao nhất. Năng lực lãnh đạo của người cán bộ lãnh đạo, quản lý có được phát huy hay không phần lớn phụ thuộc vào phẩm chất đạo đức cách mạng và nhân cách của người cán bộ. Nếu chỉ có đạo đức mà không có năng lực lãnh đạo thì khó hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành với kết quả không cao. Ngược lại người cán bộ có năng lực lãnh đạo mà không có đạo đức cách mạng thì dễ bị chủ nghĩa cá nhân lấn át, sẽ đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, lợi ích của cộng đồng; gây thiệt hại đến lợi ích nhân dân và ảnh hưởng đến uy tín của Đảng.

Người cán bộ lãnh đạo, quản lý có phẩm chất đạo đức tốt sẽ có điều kiện phát triển tài năng và đem tài năng đó cống hiến cho sự phát triển bền vững của

quê hương, phục vụ nhân dân. Bởi vì năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ xét cho đến cùng phải được đánh giá từ yêu cầu của nhiệm vụ, của mục tiêu trong tình hình mới, giai đoạn mới; xuất phát từ lợi ích chính đáng của nhân dân, tất cả mọi hoạt động của cán bộ lãnh đạo, của cơ quan quyền lực các cấp hay của hệ thống chính trị nói chung không ngoài mục đích nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, phụng sự lợi ích nhân dân. Giữa phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo là hai mặt nằm trong một chỉnh thể thống nhất biện chứng với nhau trong nhân cách người lãnh đạo, không thể coi nhẹ mặt nào. Vì vậy, trong khi luôn coi trọng mặt tài năng, Hồ Chí Minh cho rằng “đạo đức là cái gốc của người cách mạng”.

Cán bộ lãnh đạo, quản lý không chỉ chú trọng năng lực lãnh đạo, mà còn phải chú trọng rèn luyện bản lĩnh, phong cách lãnh đạo, văn hóa lãnh đạo, quản lý. Phong cách lãnh đạo, văn hoá lãnh đạo nâng tầm người cán bộ, tạo dấu ấn trong đội ngũ cán bộ, công chức, quần chúng nhân dân. Là người trực tiếp chỉ đạo, tổ chức nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật Nhà nước, người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải xây dựng cho mình một phong cách lãnh đạo hài hòa, vì nhân dân, gần gũi, hoà nhập với nhân dân để dễ dàng nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của dân, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của mình, đồng thời để phản ánh với Đảng, với cấp trên, các ngành chức năng.

Đồng thời với việc nâng cao năng lực lãnh đạo, đòi hỏi cán bộ lãnh đạo, quản lý còn phải có tính nhân văn, chia sẻ đối với con người, nhất là những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải đồng thời rèn luyện cả đạo đức và tài năng, phong cách, văn hoá lãnh đạo. Rèn luyện đạo đức cũng chính là nâng cao năng lực lãnh đạo, tạo lập điều kiện để phát huy năng lực vốn có, nâng cao uy tín, hoàn thiện nhân cách của người cán bộ.

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (Trang 73 - 77)