V Trưởng, phó các đoàn thể cấp thị
3.1.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải gắn với việc đổi mới hệ thống chính trị nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
mới hệ thống chính trị nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là một nhiệm vụ của quá trình đổi mới hệ thống chính trị. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị Thị xã và năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý luôn có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Hệ thống chính trị Thị xã hoàn thiện sẽ tạo môi trường quy định chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Hệ thống chính trị đặt ra yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo cho từng chức danh cán bộ trong hệ thống ấy: Hệ thống chính trị quy định cơ cấu, số lượng cán bộ cần thiết để hệ thống đó hoạt động có hiệu quả. Sự vận hành của hệ thống luôn gắn liền với cơ chế, nguyên tắc, điều lệ nhất định. Một hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hợp lý sẽ tạo ra cơ chế thích hợp, thúc đẩy hoạt động có hiệu quả của người lãnh đạo, làm cho họ phát huy hết tài năng và sức sáng tạo, linh hoạt. Hệ thống chính trị hoàn thiện còn có khả năng ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực của cán bộ, cán bộ phải hành động theo một chuẩn mực khoa học, đồng thời loại bỏ những người không đủ phẩm chất, trình độ và năng lực lãnh đạo, chiều hướng phát triển không tốt hơn ra khỏi hệ thống chính trị ở Thị xã.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương ba (khóa VIII) của Đảng chỉ rõ: Xây dựng đội ngũ cán bộ phải tiến hành đồng thời với việc đổi mới và củng cố tổ chức đảng, bộ máy nhà nước, các đoàn thể nhân dân, các đơn vị sản xuất kinh doanh, sự nghiệp công tác; đổi mới cơ chế chính sách, phương thức, lề lối làm việc. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ năm (khóa IX) của Đảng cũng khẳng định việc đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cần tập trung giải quyết ba vấn đề cơ bản thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:
- Cần phân định và xác định rõ các chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị, đồng thời xây dựng mối quan hệ đoàn kết, phối hợp giữa các tổ chức dưới sự lãnh đạo của đảng bộ, đổi mới nội dung và phương
thức hoạt động hướng vào phục vụ nhân dân, sát với dân, được nhân dân tin cậy, lấy việc phục vụ nhân dân là mục tiêu của mọi hoạt động, là đích của mọi phong trào.
- Đẩy mạnh thực hành dân chủ thực sự trong các tổ chức của hệ thống chính trị theo nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên cơ sở thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, phát huy quyền làm chủ đại diện, quy định cụ thể việc thực hiện quyền của nhân dân trong việc giám sát tổ chức và cán bộ; nhân dân có quyền trực tiếp đề xuất thay thế người không đủ uy tín và không được tín nhiệm. Phát huy dân chủ thông qua các hình thức: đối thoại trực tiếp giữa nhân dân với Bí thư cấp ủy, với Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị xã, cán bộ lãnh đạo, quản lý thị xã với nhân dân, tiếp công dân định kỳ, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân thấu tình đạt lý. Phải đi liền với củng cố và nâng cao kỷ luật, kỷ cương theo pháp luật, đảm bảo tính nhất quán trong việc quản lý xã hội bằng pháp luật theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh, kỹ năng, có năng lực tổ chức và tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tận tụy với dân, vì nhân dân phục vụ, biết khơi dậy và phát huy sức dân; trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, đề xuất các chính sách phù hợp đối với cán bộ, xây dựng khối đoàn kết, phát huy sức mạnh trong hệ thống chính trị nhằm phục vụ nhân dân tốt nhất.
Bên cạnh việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, phải kiện toàn bộ máy tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể ở Thị xã.
- Đối với Thị ủy: Thị uỷ Hồng Lĩnh là cơ quan tham mưu cho Ban Chấp
hành Đảng bộ Thị xã Hồng Lĩnh trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai các chủ trương, chính sách của Trung ương, của Tỉnh Hà Tĩnh và chủ trương, Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thị uỷ. Cán bộ công chức các ban đảng tham mưu cho Ban Thường vụ Thị uỷ, Ban Chấp hành triển khai
thực hiện, tổ chức kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị. Trong điều kiện Đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối mọi mặt, cần quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan Thị uỷ có trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn cao, có năng lực thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ tham mưu một cách tốt nhất. Song song với việc xây dựng đội ngũ cán bộ của cơ quan Thị ủy, cần nghiên cứu để đổi mới các tổ chức trong hệ thống chính trị, tham mưu đề xuất với cấp có thẩm quyền thực hiện sáp nhập một số tổ chức có chức năng hoạt động gần giống nhau như Ban Tổ chức với Phòng Nội vụ, Ủy ban kiểm tra với cơ quan Thanh tra, Ban Tuyên giáo với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, Ban Dân vận với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc... Chi bộ cơ quan Thị ủy phải nâng cao năng lực lãnh đạo, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế làm việc, nâng cao chất lượng đảng viên, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ...
- Đối với Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thị xã:
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của cấp uỷ, chính quyền các cấp, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Cần củng cố, xây dựng bộ máy chính quyền năng động, thân thiện, có tinh thần phục vụ nhân dân, tinh gọn, làm việc có hiệu quả, phát huy vai trò của các tổ chức kinh tế - xã hội ở địa phương; làm rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, tránh tình trạng chồng chéo. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sâu sát cơ sở để phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề phức tạp phát sinh.
- Ủy ban Mặt trận và các đoàn thể cấp thị: Là các tổ chức có vị trí quan
trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân, là cầu nối giữa sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước với nhân dân. Vì vậy, hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể phải phù hợp yêu cầu tình hình mới. Mỗi tổ chức đoàn thể phải thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động, đổi mới phương thức tập hợp đoàn viên, hội viên; chủ động phối hợp với Uỷ ban nhân dân, các ban, ngành để xây dựng chương trình, kế hoạch công tác đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ, thời điểm; khắc phục tình trạng hành chính hóa, thiếu chiều sâu trong hoạt động, trong công tác vận động quần chúng; tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.