Vai trò, ý nghĩa của hợp đồng BOT

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về hợp đồng xây dựng – kinh doanh chuyển giao (Trang 31 - 34)

5. Bố cục của đề tài

1.3.Vai trò, ý nghĩa của hợp đồng BOT

Thông qua lịch sử hình thành và phát triển, những thành tựu đạt đƣợc dựa vào bản chất và đặc điểm của đầu tƣ theo hợp đồng BOT, ta thấy đƣợc vai trò quan trọng của BOT đối với sự nghiệp phát triển kinh tê – xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Các công trình BOT đã, đang và sẽ mang lại cho cuộc sống nhân loại nhiều lợi ích. Nó góp phần phục vụ tốt hơn đồi sống vật chất và tinh thần của mọi ngƣời cũng nhƣ góp phần tích cực cho việc phát triển các ngành nghề khác trong nền kinh tế.

Vai trò của hoạt động đầu tƣ theo hợp đồng này trong việc cải thiện thực trạng nâng cấp và xây dựng thêm mới nhiều công trình cơ cấu hạ tầng, từng bƣớc tạo ra một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ với nhiều công trình thiết yếu phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, thực hiên sự nghiệp CNH-HĐH, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế ở nƣớc ta thời gian qua. Đồng thời tăng khả năng cạnh tranh và thu hút vốn đầu tƣ tƣ nhân của Việt Nam so với các nƣớc trong khu vực trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Trong đó, thành công nhất phải kể đến các dự án nhƣ: nhà máy điện Phú Mỹ II (đƣợc xây dựng theo mô hình BOT nƣớc ngoài) đƣợc ký kết giữa UBND TP.HCM và công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ, cầu Phú Mỹ là công trình vƣợt sông Sài Gòn nối Quận 2 và Quận 7 có chiều dài 2031m. Theo bà Giao Thị Yến – Tổng Giám đốc Quỹ đầu tƣ và phát triển HCM nói rằng: dự án BOT cầu Phú Mỹ là một dự án có ý nghĩa quan trọng giữ vai trò kết nối và hoàn thiện tuyến đƣờng vành đai số 2 của TP.HCM – hình thành trục giao thông kết nối các tuyến đƣờng cao tốc TP.HCM – Trung Lƣơng, TP.HCM – Long Thành – dầu Giây. Khi cầu dây văng hoàn thành sẽ phục vụ yêu cầu phát triển hệ thống cảng biển của thành phố, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của thành phố. 20 Trong dự án tại Việt Nam hổ trợ giải quyêt vấn đề thiếu điện, một nhà máy điện tuốc bin khí hỗn hợp có công suất 716,8 MW gần thị trấn Phú Mỹ đƣợc xây dựng theo mô hình BOT giữa Bộ Công nghiệp và công ty BP Holdings BV (một đơn vị trực thuộc của hãng BP plc), SembCorpUtilities Private Limited, và tập đoàn kyushuElectric Power Co., Inc.vn Nisho Iwai Corporation.

Tổng công ty điện lực Việt Nam sẽ mua điện cho nhà máy điện mới sản xuất theo hợp đồng 20 năm. Khi hợp đồng BOT chấm dứt, nhà máy sẽ đƣợc chuyển giao lại

20 Nguồn: Phan Anh, Dự án cầu Phú Mỹ vay 93 triệu USD nƣớc ngoài, http://vietbao.vn/Xa-hoi/Du-an-cau- Phu-My-vay-93-trieu-USD-nuoc-ngoai/10984084/157/, [truy cập ngày 10/8/2013]

27

cho Chính phủ Việt Nam. Trong hơn một thập kỷ qua, nhu cầu điện ở Việt Nam chủ yếu dựa vào thủy điện, rất phụ thuộc vào thời tiết. Vì vậy, cần có thêm nguồn từ các nhà máy nhiệt điện khác nhƣ tuốc bin khí, Diesel để cung cấp nguồn điện và đảm bảo nhu cầu ngày càng tăng. Dự án này là một giải pháp thích hợp cho môi trƣờng để giải quyết cho vấn đề cung cấp điện. Nó sẽ cung cấp cho điện lƣới quốc gia, cũng nhƣ các khu vực sản xuất công nghiêp và khu dân cƣ ở TPHCM (theo lời ông KurumiFu) trƣởng ban dự án hỗ trợ dự án của ngân hàng Châu á- ADB. Nhƣ vậy, những khu vực đƣợc dự án cung cấp điện sẽ trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ, từ đó kích thích tăng trƣởng kinh tế và giúp giảm nghèo. Đây là một trong những dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài lớn nhất tới nay tại Việt Nam với tổng chi phí dự án là 412 triệu USD (đƣợc bảo lãnh rủi ro chính trị từ hãng bảo hiểm Đầu tƣ và Xuất khẩu Nippon Export) đƣợc đánh giá là sẽ mang lại nhiều lợi ích phát triển cho Việt Nam, tạo công ăn việc làm và mua sắm hầu hết vật liệu xây dựng trong nƣớc, đồng thời nhờ có nguồn cung cấp điện tin cậy sẽ giúp thu hút thêm nguồn vốn đầu tƣ tƣ nhân để phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam21.

Qua các dự án cho thấy, hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản – yếu tố quyết định đến sự thành công trong việc thu hút vốn đầu tƣ tƣ nhân để bổ sung hỗ trợ cho sự thiếu hụt của vốn ngân sách, tăng tích lũy cơ bản, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển đã từng bƣớc đƣợc nâng cao, tạo ra môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn cới các nhà đầu tƣ đặc biệt là nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Một loạt các công trình giao thông, đƣờng sắt, nhà ga, bến cảng, nhà máy sản xuất điện nƣớc, trên lãnh thổ nƣớc ta đã không ngừng đƣợc xây dựng, mở rộng, cải tạo thông qua mô hình đầu tƣ theo hợp đồng này. Hơn nữa qua các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài, chúng ta không chỉ tranh thủ đƣợc vốn, kĩ thuật, khoa học công nghệ mà còn tiếp thu đƣợc kinh nghiệm, năng lực cũng nhƣ trình độ quản lý của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Đây là cơ hội tốt cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc học hỏi và tăng khả năng cạnh tranh.

Đồng thời, mô hình đầu tƣ này còn góp phần không nhỏ vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nƣớc và tạo việc làm cho số lƣợng lớn ngƣời lao động. Việt Nam có một nguồn lao động dồi dào, xong còn nhiều hạn chế về trình độ, chuyên môn kĩ thuật, thiếu các chuyên gia giỏi về

21 Nguồn: Thanh Xuân, ADB, WB tài trợ tiền cho Dự án điện Phú Mỹ 3, http://vietbao.vn/Kinh-te/ADB- WB-tai-tro-tien-cho-Du-an-dien-Phu-My-3/10822174/87/, [truy cập ngày 10/8/2013]

28

thiết kế xây dựng cũng nhƣ kinh nghiệm quản lý. Sự mất cân đối này đã làm giảm hiệu quả sử dụng lao động ở nƣớc ta. Khi khởi công xây dựng các công trình kết câu hạ tầng với đặc thù cần một số lƣợng nhân công khá lớn, thì khi các công ty nƣớc ngoài vào Việt Nam tìm đối tác, tuyển mộ công nhân, nhân viên mới thấy hết đƣợc nhƣợc điểm này và giúp chúng ta khắc phục đƣợc những hạn chế này bằng con đƣờng đào tạo hoặc thuê chuyên gia nƣớc ngoài. Tài nguyên cũng là vấn đề cần quan tâm. Việt Nam không giàu nhƣng có một số tài nguyên quan trọng mà với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện nay ở nƣớc ta không đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng và khai thác cho các ngành công nghiệp khi cần vật liệu để đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng. Bởi vậy khi những công ty nƣớc ngoài đầu tƣ trực tiếp vào nƣớc ta với sự tiên tiến của khoa học kĩ thuật và công nghệ sẽ mang đến cho chúng ta những công cụ quan trọng để đẩy nhanh tốc độ thị công dự án từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nƣớc.

Tóm lại, các dự án đầu tƣ xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo hình thức hợp đồng BOT thời gian qua và trong giai đoạn hiện nay luôn giữ một vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế, xã hội của nƣớc ra, tạo điều kiện thúc đẩy cho các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển đồng thời nâng cao tính hấp dẫn, thông thoáng của môi trƣờng đầu tƣ Việt Nam với các nhà đàu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài.

29

CHƢƠNG 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG - KINH DOANH – CHUYỂN GIAO (HỢP ĐỒNG BOT)

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về hợp đồng xây dựng – kinh doanh chuyển giao (Trang 31 - 34)