4. Cấu trúc bài luận
3.1 Thực trạng xâm phạm quyền tác giả tác phẩm phim hoạt hình
Với sự khởi đầu đầy ấn tượng của đội ngũ làm phim hoạt hình trẻ của Việt Nam
thời gian qua được khẳng định bằng hàng loạt tác phẩm mang dấu ấn như: Cô bé bán
diêm, Đại chiến Bạch Đằng, Dưới bóng cây, Bay…đã tạo thêm sự thúc đẩy cho pháp
luật nước nhà về vấn đề bảo hộ quyền tác giả cho những tác phẩm phim hoạt hình này cũng như phim hoạt hình thế giới. Trong 15 năm qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trình Quốc hội, Chính phủ ban hành 3 Luật, 4 Nghị định, 2 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, nhiều Thông tư về lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan. Các văn bản pháp luật được cơ quan có thẩm quyền ban hành đang được thực thi trong đời sống, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sáng tạo các tác phẩm văn học, nghệ thuật, góp phần tăng cường quản lý và thực thi quyền tác giả, quyền liên quan trong tình hình mới; xây dựng cơ chế, chế tài xử phạt đủ mạnh, có tác dụng ngăn chặn và răn đe các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Mười năm trở lại đây, Việt Nam cũng đã tham gia vào 5 Điều ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan cũng như cam kết thực hiện các điều khoản có nội dung bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trong một loạt các Hiệp định kinh tế và thương
GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 55 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
mại song phương và đa phương, góp phần vào quá trình hội nhập quốc tế của đất
nước.53
Đặc biệt, Luật Sở hữu trí tuệ đã có hiệu lực thi hành được gần 8 năm, đang từng bước phát huy hiệu lực trong cuộc sống. Các hoạt động thực thi, tự bảo vệ quyền đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan đã được tăng cường, nhiều vụ việc đã được xử lý nghiêm. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm vẫn diễn ra ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực điện ảnh, cụ thể là lĩnh vực phim hoạt hình.
Đối với phim hoạt hình, một loại hình giải trí đa phương tiện thì những phương thức để xâm phạm quyền tác giả dường như còn phong phú hơn so với những loại hình nghệ thuật khác. Một tác phẩm phim hoạt hình có thể bị xâm phạm quyền tác giả đối với ngay chính bản thân tác phẩm phim hoạt hình hoặc bị xâm phạm trên từng tác phẩm thành phần. Ngoài những hình thức xâm phạm quyền tác giả như sao chép, phân phối trái phép thì quyền tác giả tác phẩm phim hoạt hình cũng bị xâm phạm khi quyền tác giả của một tác phẩm thành phần của nó như tác phẩm hình ảnh, tác phẩm âm nhạc, kịch bản bị xâm phạm. Mỗi một tác phẩm thành phần của tác phẩm phim hoạt hình được bảo hộ quyền tác giả độc lập nhưng khi quyền tác giả của tác phẩm thành phần bị xâm hại có thể sẽ gây phương hại đến tác phẩm phim hoạt hình. Ví dụ như lời thoại trong một bộ phim hoạt hình dành cho thiếu nhi nhưng sau khi bị dịch trái phép lại sử dụng nhiều từ ngữ khó hiểu, thiếu trong sáng như vậy có thể tác động đến nhận thức của người xem về bộ phim đó. Ngày nay khi công nghệ đã phát triển vượt bật thì những phần mềm giúp cho việc chỉnh sửa, cắt xén những đoạn video rất phổ biến.
Xâm phạm bằng việc sửa chữa,cắt xén, thay đổi kịch bản phim hoạt hình
Hiện nay, khi nhu cầu xem phim ngày càng cao, các bộ phim điện ảnh trong đó có phim hoạt hình được coi là đối tượng để cắt xén, thêm bớt hay thay đổi lời thoại nhằm tạo thành một tác phẩm mới lạ, hài hước nhằm gây chú ý và thu hút người xem. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kịch bản phim, gây mất uy tính tác giả. Ví dụ, trên thị trường băng đĩa lậu ở các ngõ ngách chợ trời và ngay cả trong các cửa hàng băng đĩa ở thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…xuất hiện rất nhiều đĩa phim hoạt hình “chế bản” thành những bộ phim hoạt hình sex từ các bộ phim hoạt
hình nổi tiếng như “ Nàng Bạch Tuyết và bảy chú Lùn”, “Nàng công chúa ngủ trong
53
Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tình trạng vi phạm quyền tác giả vẫn chưa được đẩy lùi, http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30257&cn_id=602222, [ngày truy cập 10/10/2013]
GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 56 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
rừng”, “Tom and Jerry”, “Thủy thủ mặt trăng”… có hai loại, đĩa VCD và DVD. Đĩa
VCD giá 30.000 đồng/đĩa, thời lượng khoảng hơn một tiếng. Đĩa DVD, đĩa nén
80.000-100.000 đồng/đĩa, dài 6-7 tiếng.54Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống
tinh thần của các em thiếu nhi, đặc biệt là làm tổn hại nghiêm trọng quyền tác giả của những tác phẩm hoạt hình này.
Hình 10: Hình ảnh trong phim hoạt hình
“Thủy thủ mặt trăng” đã “chế bản”55
Ngoài ra, để một bộ phim hoạt hình được phép chiếu cho tất cả các trẻ em đều coi được, nhiều bộ phim hoạt hình khi rời khỏi quốc gia sản xuất, khi đến quốc gia khác đã bị cắt xén bớt những lời thoại, phân đoạn mà họ cho là không phù hợp. Điều đó nhìn chung mang tính tích cực, nhưng xét về quyền tác giả, họ đã xâm phạm một cách rất nghiêm trọng.
Ví dụ: Bộ phim hoạt hình vui nhộn “ Ice Age 4” vẫn có khả năng bị cắt gọt sau
khi bước ra khỏi biên giới nước Mỹ. Tại Anh, để bộ phim có thể xếp loại "U" - để cho
tất cả trẻ em đều có thể xem được, phần 4 của loạt phim ăn khách “Kỷ băng hà” đã
phải cắt đi một dòng thoại, trong đó một nhân vật gọi nhân vật khác là "Đồ bại não!".56
Xâm phạm thông qua mạng Internet
Trong bối cảnh internet đang ngày càng phát triển, vấn đề vi phạm bản quyền
tác giả phim hoạt hình lại càng trở nên bức thiết. Vi phạm bản quyền trên internet, môi
trường kĩ thuật số, kể cả trong truyền thông là vấn đề cả thế giới đang quan tâm.Việc vi phạm là việc truyền đạt tác phẩm phim hoạt hình trên môi trường kĩ thuật số rất nghiêm trọng, thực sự đáng báo động. Hầu hết các website kinh doanh về phim ảnh, trong đó có phim hoạt hình thường đưa các tác phẩm lên mạng mà chưa thực hiện nghĩa vụ của
54
Ngôi sao.net, Phim hoạt hình sex tràn lan ở chợ trời, http://ngoisao.net/tin-tuc/thoi-cuoc/hinh-su/phim-hoat- hinh-sex-tra-n-lan-o-cho-troi-2524914.html, [ngày truy cập 11/10/2013]
55
Hình 10, Việt báo.vn, Hoạt hình sex tràn lan,
http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Hoat-hinh-sex-tran-lan/50790126/407/ 56
Sao 24h, Những bộ phim Hollywood bị “cắt xén” ở Trung Quốc, http://sao24h.com.vn/dien-anh/sac-mau-dien- anh/nhung-bo-phim-hollywood-bi-cat-xen-o-trung-quoc-c28n1704.html, [ngày truy cập 10/10/2013]
GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 57 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
mình với chủ thể quyền tác giả. Họ đưa lên với nhiều động cơ, có thể để lấy tiền quảng cáo, hay phục vụ việc download của người tiêu dùng nhằm kiếm tiền, sinh lợi, nhưng không thanh toán tiền thù lao cho người nắm giữ bản quyền. Các website cũng xâm phạm quyền của nhau, ví dụ sử dụng các tác phẩm, bản ghi từ một website khác về
website của mình nhưng không có sự thỏa thuận, xin phép tác giả.57
Vấn đề phát hiện, xử lí vi phạm cũng là thách thức cho cơ quan thực thi. Bởi vì việc này liên quan đến công nghệ. Chính vì vậy chúng ta đã phải tổ chức các lớp tập huấn, trang bị các kiến thức điều tra mạng, vào mạng để điều tra các hành vi xâm phạm quyền tác giả, nhưng lực lượng này vẫn chưa vươn tới để đáp ứng yêu cầu kiểm tra, xử lí.
Với việc công nghệ internet phát triển thì việc một bộ phim như phim hoạt hình Nhật Bản được chiếu trên những đài truyền hình Nhật Bản chỉ trong một khoảng thời gian ngắn đã xuất hiện trên những trang Web chiếu phim của Việt Nam, không nói tới việc có được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả hay không mà ngay cả việc tác phẩm phim hoạt hình bị trình chiếu trái phép ở một quốc gia khác những người chủ sở hữu quyền tác giả của bộ phim đó cũng không hay biết. Trong khi người xem vẫn cứ xem, người đăng, tải vẫn đăng,tải thì những đơn vị sản xuất tác phẩm phim hoạt hình phải những chịu tổn thất nặng nề vì không thu được khoản lợi ích từ việc bán bản quyền mà đáng ra có thể có.
Ví dụ: MPAA - đại diện các hãng phim lớn tại Mỹ (Paramount Picture Corporation, Sony Pictures Entertainment Inc, Twentieth Century Fox film Corporation, Universal City Studios LLC, Warner Brothers Entertainment Inc, Walt Disney Studios Motion Picture và các hãng phim liên kết với các hãng này là thành
viên của MPAA) - tố cáo 3 website là http://phim47.com, http://v1vn.com và
http://pub.vn có hành vi xâm phạm quyền tác giả với tác phẩm điện ảnh, trong đó có
phim hoạt hình thuộc sở hữu của các thành viên MPAA.
Hình thức vi phạm của 3 website này khá tinh vi, các phim hoạt hình trên
http://phim47.com được tìm trên website http://google.com.vn, sau đó các kết quả trả về dẫn tới trang chia sẻ video phim và đưa phim về cơ sở dữ liệu của
http://phim47.com. Các phim hoạt hình trên http://v1vn.com phần lớn được tìm từ nhiều nguồn trên Google hoặc các trang mạng nước ngoài. Các thành viên xem phim
tại 2 website này miễn phí. Còn Trịnh Anh Tuấn (chủ website http://pub.vn) sử dụng
57
Hải quan online, Báo động tình trạng vi phạm bản quyền tác giả trên mạng internet,
GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 58 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
các phần mềm chia sẻ utorrent tải phim từ các trang web: www.thepiratebay.org và
www.hdvnbits.org, rồi đưa các phim này lên trang web do mình quản lý. Người sử dụng phải trả 2.000 đồng để xem trọn 1 bộ phim, dưới hình thức thanh toán qua thẻ điện thoại, cổng thanh toán Bảo Kim (baokim.vn), thẻ ATM trong nước, thẻ tín dụng,
SMS điện thoại, thẻ Pub.58
Hình 11: Hình ảnh chụp từ trang wed “v1vn.com” với tab phim hoạt hình- một trong ba website bị
MPAA tố cáo xâm phạm quyền tác giả.59
Ngoài ra hoạt động rip phim trên mạng cũng là một hoạt động xâm phạm quyền tác giả, một bộ phim gốc sẽ có chất lượng hình ảnh, âm thanh tốt nhất và để được chất lượng tốt nhất dung lượng của bộ phim sẽ là rất lớn vì vậy có khi bộ nhớ của cả một máy tính cũng không chứa đủ hoặc chứa đủ thì khi đưa lên mạng cũng không chia sẻ được vì đòi hỏi đường truyền mạng mạnh. Vì vậy để có thể đưa lên mạng hoặc tải về máy hoạt động đầu tiên là phải làm giảm dung lượng của bộ phim lại – là hoạt động rip phim – hoạt động này chính xác là nén phim từ các nguồn như DVD, MPEG-4, HDTV
và xuất ra kích thước file nhỏ hơn.60 Lúc này một bản sao với dụng lượng, kích thước
file nhỏ hơn của bộ phim sẽ ra đời, điều này không chỉ làm giảm chất lượng phim mà còn là một hoạt động sao chép phim trái phép. Một tác phẩm phim hoạt hình chỉ có chủ sở hữu quyền tác giả mới có quyền sao chép hoặc những cá nhân, tổ chức được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả cho phép sao chép. Trong quá trình rip phim, phần âm thanh và hình ảnh của bộ phim sẽ được tách ra để xử lý độc lập, hành động này đã cắt xén tác phẩm phương hại đến quyền tác giả, cụ thể là quyền bảo vệ sự toàn vẹn,
58
Genk, Mỹ yêu cầu Việt Nam xử lý vi phạm bản quyền phim trên mạng, http://genk.vn/net/my-yeu-cau-viet- nam-xu-ly-vi-pham-ban-quyen-phim-tren-mang-20130712111336082.chn, [ngày truy cập 11/10/2013] 59
Hình 11, http://v1vn.com/hoat-hinh/trang-1.html, [ngày truy cập 10/10/2013] 60
GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 59 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
không cho người khác sửa chữa tác phẩm. Có thể nói hoạt động rip phim ngoài việc làm tổn hại đến chất lượng phim còn làm tổn hại đến lợi ích vật chất mà những người chủ sở hữu quyền tác giả muốn có được khi sản xuất một bộ phim.
Hình 12: Phim hoạt hình Hình 13: Bản phim sau khi rip phim61 “Toy Story 1” gốc
Xâm phạm thông qua đài truyền hình
Việc vi phạm quyền tác giả không chỉ diễn ra trên mạng mà ngay trên cả những đài truyền hình địa phương của Việt Nam cũng vi phạm bản quyền phim hoạt hình. Một đài truyền hình muốn phát sóng một bộ phim hoạt hình thì việc mua bản quyền bộ phim hoạt hình đó là tất nhiên, việc mua bản quyền phim hoạt hình không chỉ là tôn trọng tác giả, người sản xuất tác phẩm mà có thể coi đó là sự trả thù lao thích hợp cho những người đã bỏ công sức sáng tạo, thực hiện tác phẩm. Tuy nhiên, việc có quá nhiều đài, quá nhiều kênh truyền hình và đài nào, kênh nào cũng coi việc phát sóng phim hoạt hình là yếu tố thu hút khán giả trẻ tuổi, từ đó thu hút quảng cáo, tăng nguồn thu... nhưng không đủ năng lực tự sản xuất phim; không có kinh phí để mua bản quyền phim phát sóng... Vì thế, nhiều đài đã lục trong các kho phim, đem phim cũ ra phát hoặc tải phim trên internet rồi phát sóng mà không biết các phim đó mới được các đối tác mua bản quyền đưa lên internet, chứ không mua bản quyền phát sóng truyền hình hoặc kinh doanh băng đĩa.
Xâm phạm quyền tác giả bằng việc in sao đĩa lậu
Ngày nay, nạn in đãi lậu luôn thường trực ở mức báo động, sản phẩm bất hợp pháp này được sản xuất, kinh doanh khi thì lén lút khi thì công khai. Chỉ cần thấy “tín hiệu” một bộ phim hoạt hình nào đó ăn khách thì vài giờ sau đó đã bị in sao nhan nhản trên thị trường. Băng đĩa lậu là một căn bệnh trầm kha để lại nhiều hậu quả xấu. Riêng đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ mà cụ thể là quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt
61
Hình 12, Hình 13, Tinh tế, Kho phim tổng hợp chuẩn HD, http://www.tinhte.vn/threads/kho-phim-tong-hop- chuan-hd-v2-0.1974989/page-42, [ngày truy cập 10/10/2013]
GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 60 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
hình, vấn nạn bán đĩa lậu đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tác giả của những tác phẩm phim hoạt hình bị sao chép bán đĩa lậu, không ít đĩa lậu bán trôi nổi ngoài thị trường đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho những nhà sản xuất băng đĩa có quyền phát hành đĩa phim. Mức giá chung mà hầu hết các cửa hàng đưa ra cho đĩa phim hoạt hình lậu là khoảng 15 nghìn đồng/1 DVD, 7-9 nghìn đồng/ 1 VCD, CD. Trong khi đó giá đĩa thật đắt hơn rất nhiều, dao động từ 3 USD cho tới 30 USD/ 1 DVD, điều này đã chứng tỏ về mặt kinh tế, đĩa lậu dĩ nhiên sẽ có lợi thế. Tuy nhiên, nguy cơ đối với người mua đĩa lậu đó là chất lượng hình ảnh và âm thanh không chuẩn. Đôi khi đầu DVD không thể đọc được, bởi đĩa bị lỗi trong quá trình sản xuất hoặc in ấn. Điều này sẽ làm cho người xem hiểu nhầm về chất lượng thật sự của phim hoạt hình mà họ xem, làm ảnh hưởng đến uy tín của các nhà làm phim.
Hình 14: Đĩa phim hoạt hình gốc62 Hình 15: Đĩa phim hoạt hình sao in lậu63
Xâm phạm quyền tác giả lên các tác phẩm thành phần của phim hoạt hình.
Những hành vi xâm phạm quyền tác giả tác phẩm phim hoạt hình không chỉ là những hành vi xâm phạm trực tiếp đến tác phẩm phim hoạt hình đó mà những hành vi xâm phạm đến những tác phẩm thành phẩn của phim cũng là hành vi xâm phạm đến tác