Quyền của tác giả và đồng tác giả của phim hoạt hình

Một phần của tài liệu đề tài: quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn (Trang 30 - 33)

4. Cấu trúc bài luận

2.1.3.1 Quyền của tác giả và đồng tác giả của phim hoạt hình

Theo Khoản 1, Điều 21 Luật Sở Hữu Trí tuệ 2005:

“ Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1,2 và 4 Điều 19 của Luật này và các quyền khác theo thoả thuận”

Vậy những người là đồng tác giả của tác phẩm điện ảnh được hưởng các quyền thuộc về nhân thân như: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Quyền đặt tên cho tác phẩm

Quyền đặt tên tác phẩm là quyền quan trọng của tác giả để “khai sinh” cho tác phẩm của mình. Đối với bất kỳ một tác phẩm nghệ thuật nào, tên tác phẩm luôn là một phần không thể thiếu để tạo nên thành công cho tác phẩm đó. Bởi việc chọn ra một cái

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 23 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm

tên có ý nghĩa, gói gọn một cách cô đọng và chuẩn xác nội dung, tinh thần cơ bản của tác phẩm mà không kém phần nghệ thuật cũng phần nào thể hiện tài năng của tác giả, cũng có thể quảng bá, giới thiệu tác phẩm nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng. Đối với phim hoạt hình cũng vậy, việc có được một cái tên hay cũng làm tăng thêm sự thú vị, sinh động, tạo nên cái thiện cảm ban đầu cho người xem ngay cả khi chưa xem phim. Từ đó tạo nên thành công bước đầu cho bộ phim bởi sự thu hút và gây chú ý của tên bộ phim mang lại. Chính vì tầm quan trọng đó mà việc đặt tên cho bộ phim hoạt hình luôn được các nhà làm phim cân nhắc rất kỹ lưỡng, việc đặt tên thuộc vào quyền của những đồng tác giả, họ đều có quyền đặt tên cho tác phẩm của mình. Tuy nhiên, trên thực tế để sản xuất ra một bộ phim hoạt hình luôn phải trải qua nhiều phân đoạn, mỗi tác giả thực hiện từng phân đoạn lại có những ý tưởng đặt tên khác nhau. Để tránh tình trạng mâu thuẫn cũng như bao quát được bộ phim để có được cái tên phù hợp, những nhà sản xuất phim – là chủ sở hữu phim dưới sự đồng ý của những đồng tác giả còn lại thường tự mình đặt tên cho tác phẩm hay giao việc đặt tên cho nhà biên kịch đã sáng tác kịch bản phim hay người làm công việc đạo diễn, giám chế của bộ phim. Tuy nhiên, quyền đặt tên cho phim không áp dụng cho phim hoạt hình dịch từ ngôn ngữ này

sang ngôn ngữ khác.25

Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, đƣợc nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm đƣợc công bố, sử dụng

Để tạo nên một bộ phim hoạt hình hoàn chỉnh, các tác giả phải bỏ ra rất nhiều tâm huyết, công sức, họ coi tác phẩm của mình tạo ra là một đứa con tinh thần nên ngoài việc đặt tên cho nó họ còn có quyền được đứng tên thật hoặc bút danh của mình, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố và sử dụng. Đó là một quyền lợi do pháp luật quy định, đồng thời cũng thể hiện được sự hãnh diện của các tác giả sau quá trình làm việc mệt mỏi của mình. Điều đó thể hiện mối liên hệ cá nhân giữa bản thân tác giả với tác phẩm, để tác giả có thể nhận được sự tôn trọng từ những người sử dụng tác phẩm của tác giả. Điều này được công chúng và xã hội công nhận và thực hiện như một tất yếu.

Đối với một bộ phim hoạt hình quyền đứng tên trên tác phẩm được thể hiện ở phần “Credit” của phim, nói một cách dễ hiểu thì credit phim là danh sách những người đã tham gia thực hiện phim. Thông thường credit phim có hai loại là opening credits và ending credits, opening creadits là đoạn credit xuất hiện ở đầu phim, do đặc thù của tác

25

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 24 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm

phim hoạt hình là có nhiều đồng tác giả nên phần opening creadits thường chỉ liệt kê ra những cái tên đóng góp công sức quan trọng trong bộ phim như đạo diễn, họa sĩ, nhà sản xuất… ending credits xuất hiện khi bộ phim kết thúc, nó là một danh sách dài liệt kê hết tất cả những người đã đóng góp vào quá trình sản xuất bộ phim, và tất cả những cái tên xuất hiện ở dòng credit không có nghĩa đều được xem là các đồng tác giả, mà có những người chỉ đóng vai trò là hỗ trợ để tạo ra bộ phim. Dưới đây là hình ảnh credit của bộ phim hoạt hình nổi tiếng “Tom anh Jerry”, đây là một credit phim ngắn gọn nhưng lại thể hiện được đầy đủ các tác giả tham gia sản xuất phim.

Hình 5: credit phim hoạt hình “Tom and Jerry”26

Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho ngƣời khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dƣới bất kỳ hình thức nào gây phƣơng hại đến danh dự và uy tín của tác giả

Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm là quyền ngăn cấm hoặc cho phép người khác khai thác, sửa chữa tác phẩm của mình. Quyền này còn ngăn chặn người khác xuyên tạc, xâm phạm tới uy tín, danh dự của mình. Người biên tập có thể thực hiện việc sửa chữa tác phẩm, do sự thay đổi các chuẩn mực xã hội, ngôn từ và chính tả, nhưng phải được sự đồng ý của tác giả.

Đối với tư cách là người sáng tạo ra bộ phim hoạt hình, dĩ nhiên tác giả phải có quyền bảo vệ chúng được toàn vẹn đúng với những gì họ đã sáng tác ra. Bởi đó là cả một quá trình nghiên cứu, tư duy, sáng tạo hết sức cẩn thận và mệt mỏi, họ đã trau truốt cho bộ phim của mình đạt được sự xuất sắc nhất có thể nên việc để người khác tự do sửa chửa, thêm bớt hoặc xuyên tạc nó là điều hết sức xâm phạm. Việc làm thay đổi nội dung hoặc

26

Hình 5, Dr. Jekyll and Mr. Mouse Part 1, mayerson on animation,

http://mayersononanimation.blogspot.com/2009/05/dr-jekyll-and-mr-mouse-part-1.html, [ ngày truy cập 21/9/2013]

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 25 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm

hình thức của bộ phim hoạt hình đó có thể làm cho bộ phim hoàn thiện hơn, nhưng xét về góc độ nhìn nhận, đánh giá riêng của tác giả thì dù là thay đổi như thế nào vẫn làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của tác giả bộ phim. Tuy nhiên, một thực tế vẫn đang diễn ra là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn thường xuyên cắt xén bớt những đoạn phim hoạt hình nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa lối sống nước mình trước khi đem ra công chiếu, liệu đó có phảỉ là vi phạm pháp luật về quyền tác giả? Có thể nói, để đánh giá được thực tế này là đúng hay sai cũng khá phức tạp. Bởi xét về mặt đạo đức, đây là một biện pháp mang tính giáo dục tích cực cho người xem, nhất là đối với phim hoạt hình, đa số khán giả là các em thiếu nhi và hơn nữa là những đoạn phim pháp luật không cho phép chiếu. Điển hình là Việt Nam, khi khi một tác phẩm nước ngoài muốn được phép chiếu ở Việt Nam nhưng sau khi qua công đoạn kiểm duyệt phim bị buộc phải cắt bỏ một vài đoạn phim vì những nội dung đó theo quy định luât là không được chiếu. Nhưng xét về mặt sở hữu trí tuệ, thì hành động này rõ ràng đã xâm phạm đến quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Bởi chỉ có tác giả mới có quyền sửa đổi hoặc bổ sung tác phẩm của mình, nên việc để có thể được chiếu mà buộc phải cắt bỏ một phần tác phẩm không theo ý nguyện của tác giả có thể sẽ xâm phạm đến bản quyền tác phẩm và phương hại trực tiếp đến quyền tác giả của bộ phim hoạt hình đó.

Theo quy định của luật thì mỗi một đồng tác giả của phim hoạt hình đều được quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, hoặc không cho phép sữa đổi nội dung tác phẩm. Tuy nhiên mỗi một đồng tác giả trong phim hoạt hình có một phần việc riêng của mình, có những chuyên môn nghiệp vụ riêng nên việc một đồng tác giả phụ trách về âm thanh phim hay họa sỹ không đồng ý cho nhà biên kịch thay đổi một số nội dung của kịch bản phải chăng là không hợp lý, điều này đã gây cản trở những đồng tác giả khác thực hiện hoạt động chỉnh sửa hay phóng tác tác phẩm đối với phần tác phẩm của mình, hạn chế đi quyền làm tác phẩm phái sinh (theo khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ) của những đồng tác giả là chủ sở hữu quyền tác giả... Vì vậy việc luật đã cho tất cả những đồng tác giả của một bộ phim hoạt hình đều có được quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép sửa đổi nội dung tác phẩm trên toàn bộ tác phẩm là khó thực hiện được trên thực tế.

Một phần của tài liệu đề tài: quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)