Quyền tác giả đối với phần hình ảnh phim hoạt hình

Một phần của tài liệu đề tài: quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn (Trang 40 - 43)

4. Cấu trúc bài luận

2.2.1Quyền tác giả đối với phần hình ảnh phim hoạt hình

Khác với các loại hình điện ảnh khác, toàn bộ hình ảnh trong phim hoạt hình đều là sự sáng tạo của tác giả, vì vậy mà những hình ảnh tạo hình nhân vật do các chuyên gia đồ họa sáng tạo nên sẽ được bảo hộ quyền tác giả một cách độc lập với các hình ảnh đó. Đây là một thể loại đặc biệt của tác phẩm điện ảnh bởi tác phẩm được thực hiện bằng công nghệ, không cần diễn xuất của diễn viên, nên để có thể tạo nên một nhân vật phim hoạt hình mất rất nhiều công sức. Việc một tác phẩm phim hoạt hình thành công kéo theo sau đó là sự nổi tiếng của nhân vật hoạt hình, hình ảnh nhân vật hoạt hình này sẽ được dùng để trang trí cho những sản phẩm ăn theo phim. Hình ảnh nhân vật hoạt hình sẽ được bảo vệ theo kiểu dáng công nghiệp và người tác giả sáng tạo ra nhân vật hoạt hình sẽ được hưởng quyền nhân thân đối với nhân vật hoạt hình của mình.

Ví dụ: Hình ảnh chú chuột Mickey đáng yêu (phát âm như Mích-ky) là nhân vật

hoạt hình của điện ảnh Hoa Kỳ, là biểu tượng của hãng phim Walt Disney. Chú chuột dễ thương này được họa sĩ Ub Iwerks tạo ra vào năm 1928 Lần đầu chú ra mắt khán giả là vào tháng 11/1928 trong bộ phim hoạt hình Steamboat Willie. Chuột Mickey còn có vinh dự là nhân vật hoạt hình đầu tiên được gắn sao trên Đại lộ danh vọng ở Hollywood. Dáng vẻ đáng yêu, dễ thương, tính cách hòa đồng, vui vẻ, chuột Mickey là người bạn thân thiết với hàng triệu trẻ em trên khắp thế giới. Cho tới nay, Mickey đã xuất hiện trong 130 bộ phim. Mickey là một trong những biểu tượng được biết đến toàn cầu, nếu muốn sử dụng hình ảnh Mickey phải được sự đồng ý của tác giả.

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 33 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm

Hình 6: Nhân vật hoạt hình chuột Mickey35

Một điểm đặc biệt của phim hoạt hình là các nhân vật trong phim là những nhân vật sáng tạo, được tạo ra bởi tài năng của họa sỹ cũng như đạo diễn, vì vậy mà nhiều nhân vật hoạt hình đã trở thành thương hiệu độc quyền. Việc sử dụng hình ảnh những nhân vật này cho các nhu cầu khác như làm logo, bao bì sản phẩm, hình ảnh đại diện,… cũng được xem là sử dụng hình ảnh nhân vật, và tất nhiên việc làm này phải được xin phép và trả thù lao cho tác giả của nó. Dưới đây là một số hình ảnh các nhân vật hoạt hình được sử dụng trong thực tế:

Các nhân vật trong bộ phim hoạt hình “Pokemon” đã được hãng hàng không Nhật All Nippon Airways sử dụng để vẽ lên những chiếc máy bay của mình.

Hình 7: Hãng hàng không Nhật All Nippon Airways

có 4 chiếc máybay được vẽ đầy các nhân vật hoạt hình“Pokemon”36

35

Hình 6, Zing new, 10 nhân vật hoạt hình vui nhộn nhất mọi thời đại, http://news.zing.vn/10-nhan-vat-hoat- hinh-vui-nhon-nhat-moi-thoi-dai-post262371.html, [ngày truy cập 24/09/2013]

36

Hình 6, Citi News, Chiêm ngưỡng những máy bay sặc sỡ và vui nhộn nhất thế giới, http://citinews.net/the- gioi/chiem-nguong-nhung-may-bay-sac-so-va-vui-nhon-nhat-the-gioi-KXFSO6Q/, [ngày truy cập 23/09/2013]

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 34 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm

Hình ảnh chú mèo Tom và chú chuột Jerry trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Hoa Kỳ đã được Kem Monte Rosa sử dụng để in ấn bao bì sản phẩm bằng việc mua bản quyền thương hiệu với Warner Bros.

Hình 8 :Sản phẩm kem que Monte Rosa với hình ảnh Tom & Jerry37

Ngoài những nhân vật hoạt hình trong phim, một tác phẩm hình ảnh khác của tác phẩm phim hoạt hìnhcũng được bảo hộ như một tác phẩm độc lập là áp phích – hay còn gọi là poster. Poster của một bộ phim hoạt hình là một tác phẩm nghệ thuật được dùng để thông qua thị giác giới thiệu đến công chúng về thông tin cơ bản của một bộ phim, những thông tin thường có trên một poster phim bao gồm: tên phim, tên diễn viên tham gia trong phim, tên đạo diễn, tên đơn vị sản xuất, thời gian khởi chiếu, tên đơn vị tài trợ thực hiện tác phẩm… Đôi khi áp phích của một bộ phim không do nhân viên trong đoàn làm phim tạo ra, mà do đơn vị sản xuất phim muốn có những ý tưởng thể hiện áp phích độc đáo sẽ thuê hoặc công khai tuyển chọn áp phích phim từ những cuộc thi thiết kế áp phích. Poster phim là một hình ảnh độc lập tách rời với những hình ảnh trong phim, do công việc thiết kế một poster phim hoàn toàn độc lập với việc làm phim và những hình ảnh trong poster phim cũng không phải được lấy từ hình ảnh tĩnh trong phim nên những poster phim sẽ được bảo hộ như là một tác phẩm riêng biệt và tác giả là những nhà thiết kế đã sáng tạo ra những tấm poster. Poster phim có thể là poster chung cho phim hay poster cho từng nhân vật, những poster này đều được đảm bảo về bản quyền hình ảnh. Những người sáng tạo ra poster sẽ được hưởng quyền nhân thân đối với tác phẩm của mình.

37

Hình 8, Congan, Người làm “tai mắt” cho Warner Bros tại Việt Nam,

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 35 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm

Hình 9: Poster phim hoạt hình “Happy feet 2”38

Trong thị trường phim hiện nay, ngay trong những bộ phim điện ảnh thông thường với dàn diễn viên là người thật lại xuất hiện một nhân vật là hoạt hình. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là, liệu hình ảnh nhân vật hoạt hình có trong phim đời thực có được bảo hộ quyền liên quan giống như những hình ảnh nhân vật hoạt hình thông thường. Có thể nói, đã là một nhân vật do họa sỹ sáng tạo ra, dù xuất hiện ở trong bất kỳ loại hình điện ảnh nào, nhân vật hoạt hình đó vẫn được xem là một hình ảnh hoạt hình tĩnh, được bảo hộ với đầy đủ các quyền.

Ví dụ: Bộ phim “Casper” của đạo diễn Silberling với nhân vật chính là chú ma

tốt bụng, dễ thương từng chiếm được tình cảm và trở thành người bạn thân thiết trong

thời thơ ấu của nhiều người.39 Xoay quanh câu chuyện về nhân vật hoạt hình Casper là

những nhân vật người thật và bối cảnh đời thực. Mặc dù đây là bộ phim đa số là do người đóng, nhưng hình ảnh nhân vật Casper sẽ được bảo hộ độc lập cho người đã sáng tạo ra nó.

Một phần của tài liệu đề tài: quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn (Trang 40 - 43)