4. Cấu trúc bài luận
2.1.3.2. Đối với tổ chức cá nhân đầu tư tài chính, cơ sở vật chất – kỹ tthuật để sản
sản xuất tác phẩm phim hoạt hình
GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 26 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
“2. Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh (…) là chủ sở hữu các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật này”.
Như vậy, không chỉ tác giả- người sáng tạo nên phim hoạt hình mới có quyền tác giả mà những người đầu tư tham gia vào sản xuất bộ phim hoạt hình cũng có các quyền như: Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; làm tác phẩm phái sinh; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đền công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiên kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh.
Thay vì được hưởng các quyền nhân thân như những người sáng tạo ra bộ phim hoạt hình, thì những người đầu tư tài chính và cơ sở vật chất- kỹ thuật lại có các quyền đa số là quyền tài sản, đơn giản là vì họ không sáng tạo ra bộ phim mà chỉ hỗ trợ cho nhưng người sáng tạo để cho ra đời bộ phim hoạt hình đến với khán giả.
Công bố tác phẩm hoặc cho phép ngƣời khác công bố tác phẩm
Quyền công bố tác phẩm được hiểu là quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tự mình hoặc cho phép người khác thực hiện việc công bố tác phẩm. Công bố tác phẩm phim hoạt hình được hiểu là việc phát hành bản sao tác phẩm đến công chúng, với số lượng đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng, tuỳ theo bản chất của tác phẩm với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả. Công bố tác phẩm phim hoạt hình
không bao gồm việc trình chiếu phim hoạt hình đó.27
Trên thực tế, việc công bố một bộ phim hoạt hình có liên quan mật thiết tới việc được hưởng sự bảo hộ quyền tác giả tại nơi diễn ra hành vi công bố, cũng như liên quan đến việc hưởng thời hạn bảo hộ quyền tác giả, đặc biệt là đối với các tác phẩm tính thời hạn bảo hộ không theo nguyên tắc đời người, như tác phẩm phim hoạt hình.
Một bộ phim hoạt hình được xem là đã công bố là một bộ phim đã được phát hành với sự đồng ý của tác giả, không phân biệt phương pháp cấu tạo các bản sao, miễn là sự ra đời của các bản đó đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng, tuỳ theo bản
chất của tác phẩm.28 Một bộ phim hoạt hình được coi là công bố đồng thời ở nhiều
nước nếu bộ phim đó được công bố ở hai hay nhiều nước trong vòng 30 ngày kể từ lần
công bố đầu tiên.29
27
Khoản 2, Điều 22, Nghị định 85/2011 NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2006 NĐ-CP
28
Khoản 3, Điều 3 Công ước Berne 29
GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 27 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Không chỉ đối với phim hoạt hình mà đối với bất kỳ một tác phẩm văn học nghệ thuật nào thì thời hạn bảo hộ tác phẩm cũng đặc biệt quan trọng, một tác phẩm được bảo hộ thì không một cá nhân, tổ chức nào được quyền xâm phạm. Việc công bố tác phẩm chính là thời điểm để bắt đầu xác định thời hạn bảo hộ của tác phẩm. Đặc biệt đối với phim hoạt hình thì vần đề thời hạn bảo hộ của tác phẩm rất phức tạp, là một tác phẩm phức hợp nên phim hoạt hình và tác phẩm thành phần có thời hạn bảo hộ khác nhau, có trường hợp tác phẩm hoạt hình vẫn còn thời hạn bảo hộ trong khi tác phẩm thành phần đã chấm dứt thời hạn bảo hộ và ngược lại. Việc công bố tác phẩm sẽ là căn cứ để giải quyết những khó khăn trong vấn đề thời hạn bảo hộ cho phim hoạt hình và những tác phẩm thành phần.
Làm tác phẩm phái sinh
Làm tác phẩm phái sinh đối với phim hoạt hình là quyền do tác giả tự thực hiện hoặc cho phép người khác sử dụng phim hoạt hình của mình để sáng tạo ra tác phẩm mới. Tác phẩm mới này được gọi là tác phẩm phái sinh, như tác phẩm chuyển thể, cải biên, phóng tác.
Người làm tác phẩm phái sinh phim hoạt hình chỉ có quyền tác giả khi không gây phương hại tới quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để sáng tạo ra tác phẩm
phái sinh.30 Điều này có nghĩa, phải có sự thỏa thuận trước khi sử dụng để sáng tạo tác
phẩm phái sinh.
Có thể hiểu với quyền này, tác giả của tác phẩm phim hoạt hình có quyền làm tác phẩm phái sinh đối với tác phẩm của mình hoặc cho phép người khác sử dụng phim của mình để làm một tác phẩm khác. Đặc điểm của hoạt động này là hoạt động sáng tạo phụ thuộc, tác phẩm mới tạo ra là sự thể hiện tác phẩm gốc dưới hình thức khác. Tác phẩm mới này vẫn được bảo hộ như một tác phẩm độc lập, nhưng việc làm phái sinh phải được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả. Quyền làm tác phẩm phái sinh đối với phim hoạt hình là một quyền tài sản nghĩa là quyền này thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả, việc cho phép hay không cho phép sẽ phụ thuộc vào chủ sở hữu quyền tác giả đồng ý hay không. Nhưng tác giả với tư cách là người tạo ra phim hoạt hình đó, họ vẫn có quyền yêu cầu khi hoạt động làm tác phẩm phái sinh này gây thiệt hại trực tiếp đến quyền tác giả.
30
GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 28 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Sao chép tác phẩm
Quyền sao chép là một trong các quyền quan trọng của tác giả. Quyền sao chép là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao của tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử.
Việc xuất bản một tác phẩm là một hình thức sao chép tác phẩm, nó là hình thức sao chép cổ điển nhất. Đối với phim hoạt hình, việc ghi âm, ghi hình, việc vẽ lại tranh là hình thức sao chép thuộc quyền sao chép tác phẩm.Việc sao chép một phần hay toàn bộ bộ phim phải được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, không phân biệt hình thức, phương tiện được sử dụng để sao chép, kể cả sao chép điện tử.
Trên thực tế, một bộ phim hoạt hình để có thể đến với đông đảo khán giả thì việc sao chép tác phẩm rồi phát hành rộng rãi ra công chúng là một việc không thể thiếu, muốn công chiếu một bộ phim tại các rạp chiếu phim thì cần phải sao chép tác phẩm rồi giao đến những rạp chiếu phim để công chiếu, một bộ phim được những đài truyền hình phát trên đài thì ở mỗi đài lại có những bản sao của tác phẩm để phát và việc đưa tác phẩm điện ảnh lên internet thì một trang web có chứa bộ phim hoạt hình đồng nghĩa với việc bộ phim hoạt hình trên trang web đó chính là một bản sao.
Đối với phim hoạt hình, quyền sao chép là quyền tài sản cơ bản và quan trọng nhất. Chính vì vậy mà chủ sở hữu quyền sao chép có quyền cho phép hoặc không cho phép việc sao chép diễn ra, bởi đây là quyền ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín và kinh tế của họ.
Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm
Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc
các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.31
Đối với phim hoạt hình, quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc và bản sao phim hoạt hình được đặt ra do lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu. Bản quyền phim hoạt hình có thể bị đe dọa nếu chủ sở hữu bản quyền không thể thực hiện quyền sao chép, nhân bản, phân phối tác phẩm trên một vùng lãnh thổ nhất định. Việc kiểm soát vấn đề nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao được đặt ra để bảo vệ lợi ích của họ không bị xâm phạm
31
GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 29 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
trước tình trạng bảo hộ quyền tác giả theo lãnh thổ đang dần dần suy giảm do sự phát triển kinh tế và sự tiến bộ khoa học và công nghệ. Quyền này còn tùy thuộc vào việc cho phép hoặc chuyển giao quyền sở hữu một bản gốc hoặc bản sao của một bộ phim hoạt hình, và chỉ khi được cho phép hoặc được chuyển giao quyền tác giả đối với bộ phim đó thì người được cho phép bởi chủ sở hữu bản gốc hoặc bản sao đó mới được quyền phân phối tác phẩm đó theo ý mình mà không cần hỏi ý tác giả, chủ sở hữu tác phẩm gốc.
Rõ ràng, mục tiêu lớn nhất của những người đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất phim hoạt hình không ngoài lợi nhuận, đặc biệt đối với thể loại phim hoạt hình chiếu rạp, việc bán được càng nhiều bản gốc hoặc bản sao thì lợi nhuận càng nhiều. Để phục vụ cho công chúng cũng như tranh thủ thời gian kinh doanh những rạp chiếu phim trong nước sẽ phải nhập khẩu về bản gốc của bộ phim để trình chiếu. Như vậy, những lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bản quyền phim hoạt hình sẽ bị đe dọa nếu chủ sở hữu bản quyền phim hoạt hình không thể thực hiện quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao bộ phim đó.
Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phƣơng tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phƣơng tiên kỹ thuật nào khác
Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, qua mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ hình thức nào khác là quyền độc quyền thực hiện của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc cho phép người khác thực hiện để đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được tại
thời gian địa điểm chính họ lựa chọn.32 Chủ sở hữu quyền tác giả là những người có
quyền truyền đạt tác phẩm của mình tới công chúng, vì việc truyền đạt tác phẩm tới công chúng liên quan đến việc phát thanh, truyền hình… nên cũng bao gồm việc truyền tín hiệu qua vệ tinh, truyền hình cáp, mạng Internet…
Khi sản xuất ra một bộ phim hoạt hình, dĩ nhiên tất cả những nhà làm phim đều mong muốn bộ phim của mình được tới tay khán giả, để họ được thưởng thức thành quả của mình. Và để làm được điều đó, những người sáng tạo ra bộ phim hoạt hình phải đưa bộ phim hoặc bản sao của bộ phim của mình đến khán giả bằng nhiều cách như phát hành đĩa, đưa lên các trang wed phim trên mạng Internet, chiếu qua tivi…và những việc làm này phải do chính chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho người
32
GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 30 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
khác thực hiện. Việc thực hiện những hoạt động này của các tổ chức, cá nhân phải được sự cho phép và mua bản quyền của chủ sở hữu quyền tác giả phim hoạt hình.
Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm hoạt hình
Cho thuê bản sao hoặc bản gốc tác phẩm điện ảnh nói chung, tác phẩm phim hoạt hình nói riêng là quyền do chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho người khác thực hiện việc thuê để sử dụng có thời hạn. Nó là việc cho thuê để sử dụng
có thời hạn,33 do chủ sở hữu quyền tác giả và bên sử dụng thỏa thuận theo hợp đồng.
Quyền cho thuê này được quy định do những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã khiến cho việc sao chép lại những tác phẩm này rất dễ dàng, và để chống lại những tình trạng trên pháp luật đã quy định quyền cho thuê lại bản gốc hoặc bản sao phim hoạt hình nhằm ngăn chặn lại việc xâm phạm đến các quyền sao chép, nhân bản phim của chủ sở hữu quyền tác giả.
Một lợi ích không thể không nhắc đến của quyền này là, chủ sở hữu của những bộ phim hoạt hình sẽ có cơ hội tăng thêm doanh thu của mình thông qua việc cho thuê bản gốc hoặc bản sao của phim, việc cho thuê này sẽ mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho họ, tạo thêm động lực để họ cho ra đời nhiều bộ phim hoạt hình giá trị và hấp dẫn hơn nữa.