Các biện pháp xử lý xâm phạm

Một phần của tài liệu đề tài: quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn (Trang 58 - 62)

4. Cấu trúc bài luận

2.8.2.2 Các biện pháp xử lý xâm phạm

Tuỳ theo tính chất và mức độ, hành vi xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự theo quy định tại Phần thứ năm (Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ) của Luật Sở hữu trí tuệ.

Biện pháp dân sự

Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.

Các chủ thể có quyền sau đây có quyền khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến quyền tác giả:

- Tác giả;

- Chủ sở hữu quyền tác giả;

- Người thừa kế hợp pháp của tác giả hoặc của chủ sở hữu quyền tác giả; - Cá nhân, tổ chức được chuyển giao quyền của chủ sở hữu quyền tác giả; - Cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm theo hợp đồng;

- Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả được ủy thác quyền; - Các chủ thể quyền khác theo quy định của pháp luật;

- Cơ quan nhà nước, tổ chức liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi

ích của nhà nước thuộc lĩnh vực quyền tác giả.50

50

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 51 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm

Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Theo Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ thì Tòa án có thể áp dụng những biện pháp chế tài dân sự sau đối với hành vi vi phạm:

1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; 2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai; 3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; 4. Buộc bồi thường thiệt hại;

5. Buộc thiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hang hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Tùy theo mức độ xâm phạm, mà Tòa án sẽ áp dụng các biện pháp xử lý dân sự

khác nhau. Đặc biệt, trong những trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật, điển hình như các biện

pháp thu giữ; kê biên; niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển hay cấm

dịch chuyển quyền sở hữu…51

Biện pháp hành chính

Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Ủy ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chăn và bảo đảm xử phạt

hành chính theo quy định của pháp luật.52

Một hành vi xâm phạm quyền tác giả tác phẩm phim hoạt hình có thể áp dụng việc xử phạt hành chính như xử phạt bằng tiền; buộc chấm dứt ngay hành vi xâm phạm; tịch thu những tác phẩm phim hoạt hình giả mạo về quyền tác giả; tịch thu nguyên, vật liệu, phương tiện được sử dụng để tạo ra tác phẩm phim hoạt hình giả mạo về quyền tác giả và đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm. Ngoài ra, nếu gây hậu quả thì tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền tác giả tác phẩm điện ảnh còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả như

51

Điều 207 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 52

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 52 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm

buộc tiêu hủy tác phẩm điện ảnh giả mạo về quyền tác giả hoặc buộc tái xuất đối với tác phẩm điện ảnh giả mạo về quyền tác giả được nhập khẩu.

Biện pháp hình sự

Trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định tại Điều 212 nêu lên:

“Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự”.

Ngoài ra, Bộ Luật hình sự hiện hành tại Điều 271 có quy định về tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo , đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác, quy định cụ thể như sau:

1. Người nào vi phạm các quy định về xuất bản và phát hành sách, báo ,đĩa âm

thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăn triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”

Nhìn chung, việc áp dụng chế tài hình sự trực tiếp đối với hành vi vi phạm quyền tác giả và các quyền liên quan đối với phim hoạt hình thường ít, mà hành vi vi phạm cấu thành thêm tội nào trong Bộ luật Hình sự thì xử lý theo tội đó như: nhóm tội xâm phạm quyền tài sản công dân, làm hang giả, chống người thi hành công vụ…

Các biện pháp kiểm soát xuất nhập khẩu

Ngoài các biện pháp xử lý dân sự, hành chính, hình sự, để xử lý và ngăn chặn tình trạng xâm phạm quyền tác giả nói chung, quyền tác giả phim hoạt hình nói riêng còn có các biện pháp kiểm soát xuất nhập khẩu.

Theo quy định của Luật hải quan, cơ quan hải quan được phép áp dụng một số biện pháp pháp lý cần thiết để bảo hộ quyền tác giả nếu có bằng chứng phát hiện ra các hành vi vi phạm, như trong quá trình xuất khẩu hoặc nhập khẩu bản sao tác phẩm phim hoạt hình, có thể kiểm tra hoặc cho tạm dừng tiến hành thủ tục Hải quan, tịch thu đối tượng nếu có vi phạm, xử lý hành chính theo thẩm quyền của cơ quan Hải quan.

Nhìn chung, từ những phân tích từ pháp luật Việt Nam về tác giả của tác phẩm phim hoạt hình, quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, đã giúp chúng ta xác định được những chủ thể được pháp luật công nhận tư cách chủ thể quyền tác giả tác phẩm phim hoạt hình. Từ đó, chúng ta cũng tìm hiểu một cách bao quát pháp luật về

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 53 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm

các vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với phim hoạt hình như căn cứ xác lập quyền tác giả, các phương thức chuyển giao quyền tác giả, đăng ký bảo hộ, những hành vi xâm phạm quyền tác giả phim hoạt hình, cách xác định hành vi xâm phạm và từ đó tìm hiểu các biện pháp xử lý xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình.

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 54 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM PHIM HOẠT HÌNH, NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP VÀ

PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN

Quyền tác giả nói chung và quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình nói riêng là một lĩnh vực mới đối với nước ta nên những quy định luật về quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình vẫn còn rất ít đã dấn đến việc quyền tác giả bị xâm phạm nghiêm trọng. Qua Chương 3 này người viết muốn phản ánh thực tế quyền tác giả tác phẩm phim hoạt hình bị xâm phạm từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phương hướng để khắc phục tình trạng xâm phạm quyền tác giả tác phẩm phim hoạt hình.

Một phần của tài liệu đề tài: quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)