Phương hướng hoàn thiện luật

Một phần của tài liệu đề tài: quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn (Trang 76 - 84)

4. Cấu trúc bài luận

3.3.2Phương hướng hoàn thiện luật

Mặc dù hành lang pháp lí về bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan ở Việt Nam thời gian qua đã liên tục hoàn thiện nhưng việc tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật và xử lý vi phạm về sở hữu trí tuệ cụ thể là quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình cho phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu thực tế hiện nay là rất cần thiết. Hiện nay, các quy định về các tội xâm phạm quyền tác giả vẫn còn các điểm yếu, dẫn đến hiệu quả thực thi còn hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền tác giả một cách đầy đủ. Đây là một trong những bất lợi của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Cụ thể, đối với những quyền như quyền đặt tên cho tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tác tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả được luật trao cho tất cả những đồng tác giả của tác phẩm điện ảnh là không hợp lý và trên

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 69 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm

thực tế không thể thực hiện được. Thay vào đó luật có thể bàn hành những quy định riêng cho quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình trong đó quy định cụ thể quyền đặt tên tác phẩm được trao cho những đồng tác giả như người biên kịch, đạo diễn hoặc có sự đồng thuận của hai đồng tác giả trên thì quyền đặt tên cũng có thể do nhà sản xuất tác phẩm phim hoạt hình vì họ có thể là tổ chức đã đầu tư tài chính, giao nhiệm vụ hoặc giao kết hợp đồng để thực hiện tác phẩm phim hoạt hình. Đối với quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tác tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả, thay vì trao quyền này cho tất cả đồng tác giả, luật có thể quy định mỗi đồng tác giả được quyền đó trên từng tác phẩm thành phần hoặc phần công việc mà đồng tác giả thực hiện trong tác phẩm và quy định thêm rằng mỗi một đồng tác giả cũng phải có ý thức bảo vệ tác phẩm đó.

Trong quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, quyền tự bảo vệ của chủ thể quyền tác giả chỉ được hướng dẫn thi hành ở Điều 43 Nghị định 85/NĐ-CP, với những ưu điểm của quyền tự bảo vệ như giúp tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả có thể bảo vệ quyền của mình ngay lập tức mà không phải chờ một thủ tục nào cũng có những điểm chưa thỏa đáng của luật. Về việc đưa các thông tin quản lý quyền để xác định quyền xuất hiện cùng với việc truyền đạt tác phẩm tới công chúng nhằm xác định tác phẩm, tác giả của tác phẩm, chủ sở hữu quyền. Luật không giải thích rõ việc “xuất hiện cùng với việc truyền đạt” có phải hai việc đó xuất hiện cùng lúc hay không, và việc đưa các thông tin quản lý quyền này cho ai.

Đối với pháp luật dân sự, pháp luật chuyên ngành về quyền tác giả, cần tiếp tục

tổng kết thực tiễn thi hành những năm qua để bổ sung các quy định đầy đủ và cụ thể hơn, pháp điển hoá các quy định, các văn bản pháp luật về quyền tác giả, đơn giản hoá thủ tục, tạo điều kiện cho các chủ sở hữu tham gia bảo hộ quyền tác giả của mình đối với tác phẩm của mình.

Đối với pháp luật hình sự và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mặc dù vừa

qua, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính nhưng chúng tôi cho rằng, các quy định về mức xử phạt theo Pháp lệnh này và các văn bản hướng dẫn hiện hành vẫn còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe các hành vi vi phạm. Ví dụ, Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06/06/2006 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hoạt động này tối đa là 30 triệu đồng (đối với hành vi in lậu). Đây là mức phạt quá nhẹ

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 70 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm

so với lợi nhuận mà các đối tượng xâm phạm quyền sở hữu thu được. Do đó, cần nghiên cứu điều chỉnh cách tính mức phạt phải cao hơn, nghiêm khắc hơn đối với hành vi vi phạm, sao cho mức phạt tối thiểu cũng phải cao hơn lợi nhuận xác định được do hành vi vi phạm gây ra.

Tóm lại, để hoàn thiện một hệ thống pháp luật, chúng ta cần căn cứ vào những tiêu chuẩn, tiêu chí nhất định. Có nhiều tiêu chuẩn để xác định mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật trong đó có bốn tiêu chuẩn cơ bản là: Tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật pháp lý. Không phải chỉ ở những nước kém phát triển và nước đang phát triển như Việt nam, pháp luật mới tồn tại hạn chế, bất cập mà ngay cả những nước có nền kinh tế phát triển và hệ thống pháp luật được coi là hoàn thiện nhất thế giới, chúng ta vẫn tìm thấy những lỗ hổng, những khiếm khuyết. Điều quan trọng là chúng ta phải nghiêm túc, thận trọng và khách quan khi nhìn nhận những khiếm khuyết đó và có phương hướng, cách thức hoàn thiện nó. Pháp luật sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực pháp luật mới ở nước ta, bởi vậy không tránh khỏi hạn chế. Chúng ta cần phải tích cực hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ với mục tiêu lĩnh vực pháp luật này phải góp phần thúc đẩy việc sáng tạo, chuyển giao và phổ biến, góp phần đem lại lợi ích chung cho người tạo ra và người sử dụng kiến thức công nghệ, đem lại lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế, và tạo sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ./.

Qua chương 3, chúng ta đã có cái nhìn thực tiễn nhất về xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, qua đó tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự xâm phạm này chủ yếu từ ý thức con người, tác động của nền kinh tế cũng như sự phát triển không ngửng của Internet. Và từ những nguyên nhân này, người viết đã tìm ra những giải pháp cụ thể như nâng cao ý thức con người,sử dụng biện pháp công nghệ chống lại công nghệ và giao lưu tiếp thu kiến thức về quyền tác giả trên thế giới. Từ đó đưa ra các phương huớng hoàn thiện pháp luật về quyền tác giả trong lĩnh vực này.

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 71 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm

KẾT LUẬN

Với tình hình xã hội hiện nay, khi các tác phẩm phim hoạt hình ra đới ngày càng nhiều, nhất là sự bùng nổ của thời đại công nghệ càng khẳng định vai trò quan trọng của pháp luật về quyền tác giả trong lĩnh vực này. Đáp ứng nhu cầu đó, Nhà nước ta cũng đã có những bước tiến trong việc xây dựng những quy định pháp luật về quyền tác giả, tăng cường bộ máy thực thi quyền tác giả, nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền tác giả. Tuy nhiên cần phải nhìn nhận một thực tế pháp luật về quyền tác giả nước ta vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn đặt ra, do đó cần hoàn thiện, bổ sung thêm sao cho phù hợp để có thể bảo vệ tốt nhất quyền tác giả.

Do tập quán và thói quen của người dân còn xa lạ với việc bảo vệ bản quyền nên trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình ở nước ta vẫn còn những tồn tại, vướng mắc. Nhưng bên cạnh đó là những thành tựu đáng ghi nhận đã đạt được, một hệ thống pháp lý tương đối hoàn chỉnh, ý thức của người dân phần nào được nâng cao, người sáng tạo ngày càng nhận được nhiều lợi ích hơn trước kia mà đáng ra họ được nhận khi có quy định của luật… Hiện nay, nước ta đã là thành viên của nhiều tổ chức lớn thế giới,

đặc biệt là WTO và WIPO…Cơ hội cũng như thách thức đặt ra cho đất nước và bản

thân của mỗi người rằng, cần phải thấy được tầm quan trọng của trí tuệ, mỗi người phải ý thức được trách nhiệm của mình trong việc sử dụng sản phẩm trí tuệ, có như thế mới có thể thức đẩy sáng tạo trong bối cảnh toàn cầu hóa để phát triển kinh tế.

Bên cạnh những yếu tố khách quan, bản thân những người có quyền lợi trí tuệ được bảo hộ (tác giả, chủ sở hữu quyền) cần phải nâng cao ý thức tự bảo vệ, cần phải chủ động bảo vệ lợi ích của mình, không nên ỷ lại vào sự bảo vệ của pháp luật và đồng thời bản thân cũng phải biết tôn trọng sản phẩm trí tuệ của người khác. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường phim hoạt hình Việt Nam, lượng phim hoạt hình còn ít nên việc quan tâm đến vấn đề bảo vệ tác quyền còn khá mới mẻ ngay trong bản thân người sáng tạo. Chính vì vậy, mà những chủ thể có quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình của mình cần phải trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luạt sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả đối với phim hoạt hình nói riêng.

Tóm lại, trong tình hình xã hội hiện nay, pháp luật về quyền tác giả nói chung và đối với phim hoạt hình là rất quan trọng và không thể thiếu. Thực tế cho thấy,

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 72 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm

một đất nước có một hệ thống pháp lý hoàn thiện và một bộ máy thực thi quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả luôn có nền kinh tế phát triển mạnh. Chính vì vậy, để phát triển mạnh mẽ hơn Nhà nước ta cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp lý về sở hữu trí tuệ, về quyền tác giả để có thể bắt kịp với những phát triển của thế giới.

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



I. Văn bản pháp luật

Văn bản pháp luật quốc tế

1. Công ước Berne năm 1886 về Bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (Văn bản hiện hành là đạo luật Paris của Công ước được thông qua trong lần sửa đổi, bổ sung vào ngày 24 tháng 7 năm 1971, tại Paris, Cộng hòa Pháp);

2. Hiệp ước Bắc Kinh về cuộc biểu diễn nghe nhìn  Văn bản pháp luật quốc gia

1. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa năm 1946;

2. Hiến pháp nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001);

3. Bộ luật Dân sự năm 1995; 4. Bộ luật Dân sự năm 2005; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009;

6. Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011; 7. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009; 8. Luật Điện ảnh năm 2009;

9. Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan;

10. Nghị định số 85/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, được công bố ngày 20 tháng 9 năm 2011 và có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2011;

11. Nghị định 56/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa- thông tin;

12. Nghị định 47/2009/NĐ- CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan;

13. Nghị định số 109/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2009 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm

14. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002, sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2008;

II. Sách, bài giảng, luận văn

1. Nhóm tác giả Luật gia: Nguyễn Bình, Nguyễn Thị Chính, Nguyễn Huy Ngát, Nguyễn Bích Ngọc – Bình luận về quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam – nhà xuất bản Tư pháp năm 2005;

2. Nguyễn Phan Khôi – 2011 - Bài giảng Luật sở hữu trí tuệ - Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ;

3. Phạm Như Thảo- 2012 – Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh- Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Luật – Bạc Liêu;

III. Trang thông tin điện tử

1. 2sao, Vấn đề bản quyền và sử dụng khai thác tác phẩm,

http://m.2sao.vn/p1002c1023n200090812045000073/van-de-ban-quyen-va-su- dung-khai-thac-tac-pham-dien-anh.vnn [ ngày truy cập 18/8/2013]

2. Văn chương viết, Đặng Minh Liên, Nhận diện khái niệm phim truyện – Tìm

hiểu nghệ thuật phim truyện,

http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=284 9 [ngày truy cập 18/10/2012]

3. Hội du học sinh Việt Nam, Bỗng dưng muốn khóc- Vũ Ngọc Đãng,

http://visa2000.org/forum/phim-truong/bong-dung-muon-khoc-vu-ngoc-dang/, [ ngày truy cập 18/8/2013]

4. Tin 247, Phimtài liệu Việt Nam giành giải liên hoan phim quốc tế về giao

thông, http://www.tin7.com/phim tai lieu viet nam gianh giai lhq quoc te ve giao thong-8-22217080.html, [ ngày truy cập 18/8/2013]

5. Kênh HD, Tuyển tập phim hoạt hình Đôrêmon, http://kenhhd.vn/movie-

1161/Tuyen-Tap-Phim-Hoat-Hinh-Doremon-52-Tap.html, [truy cập ngày 19/8/2013]

6. Youtube, Vũ trụ, http://www.youtube.com/watch?v=IVG2iP_OeeE, [ngày truy

cập 19/8/2013]

7. Truong’s blog, Sự khác nhau giữa hoạt hình 2D và hoạt hình 3D,

http://cvbtruong.wordpress.com/2011/07/16/ho%E1%BA%A1t-hinh-la-gi-

s%E1%BB%B1-khac-nhau-gi%E1%BB%AFa-ho%E1%BA%A1t-hinh-2d-va-3d/, [ ngày truy cập 22/09/2013] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc- Hỏi đáp khoa học kỹ thuật, Kiểu làm

phim hoạt hình truyền thống như thế nào?,

http://123.25.71.107:82/hoidap/vi/news/Ky-thuat-khac/Kieu-lam-phim-hoat-hoa- truyen-thong-nhu-the-nao-12214/, [ ngày truy cập 22/09/2013]

9. Tin mới, Phim hoạt hình 2D thống trị “Oscar” năm 2012,

http://www.tinmoi.vn/phim-hoat-hinh-2d-thong-tri-oscar-2012-01779793.html, [ngày truy cập 23/09/2013]

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm

10. Dân trí, 3D- Xu hướng mới của hoạt hình Việt, http://dantri.com.vn/giai-tri/3d-

xu-huong-moi-cho-hoat-hinh-viet-540873.htm, [ngày truy cập 23/09/2013]

11. Red.vn, Lịch sử hình thành và phát triển của phim hoạt hình,

http://reds.vn/index.php/nghe-thuat/san-khau/1343-lich-su-phim-hoat-hinh, [ngày truy cập 09/10/2013]

12.Wipo, Summary of the Berne Convention for the Protection of Literary and

Artistic Works (1886),

http://www.wipo.int/treaties/en/ip/berne/summary_berne.html, [ ngày truy cập 21/8/2013]

13. Luật học Việt Nam, Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ

thuật,

http://luathoc.vn/phapluat/showthread.php?t=23&s=222cdb1ba717f58e9b429fe9ef 619e86, [ ngày truy cập 20/8/2013]

14. Cục bản quyền tác giả, Thanh Tùng, Hiệp ước về cuộc biểu diễn nghe nhìn đã

được thong qua tại Bắc Kinh,

http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_content&view=article&id=12 73:hip-c-v-cuc-biu-din-nghe-nhin-a-c-thong-qua-ti-bc-kinh&catid=49:van-de-va- su-kien&Itemid=102, [ ngày truy cập 21/8/2013]

15. Wipo, Coppyright and Related Rights,

http://www.wipo.int/copyright/en/overview.html, [ ngày truy cập 21/8/2013]

16. Cục bản quyền tác giả, Từ điển thuật ngữ- chủ sở hữu quyền tác giả, http//

cov.gov.vn/cbq/index.php/option=com glossary&id=42, [ ngày truy cập 9/09/2013]

17. Yume, Tổng hợp hàng loạt phim hoạt hình đình đám nhất lịch sử về Đôrêmon

, http://yume.vn/doraemongame/article/tong-hop-hang-loat-phim-hoat-hinh-dinh- dam-nhat-lich-su-ve-doremon-dang-yeu-ne.35D76821.html, [ ngày truy cập 20/09/2013]

18. 123 phim, Chuyện tuyển diễn viên lồng tiếng cho siêu phẩm hoạt hình “Epic”,

http://www.123phim.vn/goc-dien-anh/258-chuyen-tuyen-dien-vien-long-tieng-

Một phần của tài liệu đề tài: quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn (Trang 76 - 84)