Quyền tác giả của tác phẩm phim hoạt hình

Một phần của tài liệu đề tài: quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn (Trang 26)

4. Cấu trúc bài luận

2.1.Quyền tác giả của tác phẩm phim hoạt hình

2.1.1 Tác giả của tác phẩm phim hoạt hình

Tác giả

Theo quy định tại Điều 736 Bộ Luật Dân sự 2005 thì:

1. Người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là tác phẩm) là tác giả của tác phẩm đó. Trong trường hợp có hai người hoặc nhiều người cùng sáng tạo ra tác phẩm thì những người đó là đồng tác giả.

2. Người sáng tạo ra tác phẩm phái sinh từ các tác phẩm của người khác, bao gồm tác phẩm được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn là tác giả của tác phẩm phái sinh đó.

Với khái niệm trên, chỉ những người trực tiếp làm ra tác phẩm thông qua hoạt động của tư duy sáng tạo mới được coi là tác giả. Những người cung cấp tư liệu, góp ý kiến cho việc sáng tạo, làm phản biện, hướng dẫn khoa học không thể là tác giả của tác phẩm. Kết quả của lao động do tư duy sáng tạo mang lại phải định hình dưới dạng vật chất nhất định (trên giấy, phim nhựa, băng đĩa từ, băng đĩa laze, gỗ, kim loại hoặc bất kì loại hình vật chất nào đã có và sẽ có trong tương lai). Điều đó có nghĩa quyền tác

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 19 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm

giả không phát sinh đối với những ý tưởng sáng tạo, pháp luật không bảo hộ ý tưởng. Pháp luật chỉ bảo hộ những ý tưởng về văn học, nghệ thuật và khoa học đã được hình thành bằng tác phẩm và định hình ở bất kì dạng vật chất nào. Như vậy, đối với phim hoạt hình, hoạt động tư duy sáng tạo diễn ra ở nhiều vai trò như biên kịch, đạo diễn, vẽ hình ảnh tĩnh, âm thanh, ánh sáng…nên họ sẽ đương nhiên là tác giả của phim hoạt hình đó, họ sẽ được hưởng các quyền mà tác giả được hưởng.

Những người làm các công việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn cũng được coi là tác giả của tác phẩm phái sinh này. Trong trường hợp có từ hai người trở lên cùng trực tiếp tham gia sáng tạo tác phẩm thì họ là đồng tác giả của tác phẩm.

Tác giả được bảo hộ phải là công dân Việt Nam và công dân nước ngoài sáng tạo tác phẩm trên lãnh thổ Việt Nam hoặc của tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam, hoặc theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.

Chủ sở hữu quyền tác giả

Chủ sở hữu quyền tác giả cũng được xem là có quyền tác giả đối với tác phẩm. Chủ sở hữu quyền tác giả được hiểu là tổ chức , cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản đối với tác phẩm, là người có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt quyền tác giả. Luật quyền tác giả một số nước cho phép chuyển giao toàn bộ hoặc một phần quyền tác giả. Người được chuyển giao sẽ trở thành chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần quyền tác giả đã được chuyển giao.

Theo Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam thì tác giả và các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính và các điều kiện vật chất khác sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu quyền tác giả; cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ hoặc giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo tác phẩm là chủ sở hữu quyền tác giả; người thừa kế theo di chúc hoặc người thừa kế theo pháp luật là chủ sở hữu quyền tác giả được thừa kế trong trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm đó; người được chuyển giao quyền tác giả là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các quyền được chuyển giao; nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả trong trường hợp tác phẩm còn thời hạn bảo hộ, nhưng không có người thừa kế, người

thừa kế từ chối nhận di sản, hoặc không được quyền hưởng di sản.20

Tác giả của phim hoạt hình

Nhiều người đồng hóa người làm hoạt hình với họa sĩ vẽ hoạt hình, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Ai cũng biết Walt Disney làm phim hoạt hình, nhưng

20

Cục bản quyền tác giả, từ điển thuật ngữ- chủ sở hữu quyền tác giả, http// cov.gov.vn/cbq/index.php/option=com glossary&id=42, [ ngày truy cập 9/09/2013]

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 20 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm

ông không tham gia vẽ phần lớn các phim mà công ty ông phát hành, nhất là các phim

nổi tiếng sau này như “Công chúa ngủ trong rừng” hay “Giai nhân và quái vật”…Walt

Disney được người ta biết đến như nhà sản xuất và phân phối hơn, những người được ông thuê làm hoạt hình chính là các họa sĩ mới là người làm nên chuyển động và đường nét nghệ thuật trong các phim của Disney. Bởi lẽ, phim hoạt hình không chỉ đơn giản là thực hiện những cảnh quay có thật mà được tạo nên từ những bức vẽ với những chuyển động, âm thanh, ánh sáng…tạo ra từ những kỹ thuật hiện đại. Chính vì vậy, mà tác giả của một bộ phim hoạt hình chủ yếu là các đồng tác giả. Để tạo ra một bộ phim hoạt hình, người ta phải tuân thủ theo một trình tự nhất định, các phân đoạn tạo nên trình tự đó và thường thì các phân đoạn được đảm nhiệm bởi những người khác nhau, những người này đều được xem là tác giả của phim. Tuy những người làm công việc này không được luật nêu cụ thể là đồng tác giả của tác phẩm phim hoạt hình nhưng với những công việc mà họ đã làm có thể nói họ là những đối tượng làm công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh mà luật đã quy định.

2.1.2 Quyền của tác giả tác phẩm phim hoạt hình là tác phẩm phái sinh

2.1.2.1 Phim hoạt hình phái sinh

Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác

phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.21 Do cá nhân

hoặc nhóm người trực tiếp sáng tạo, được hình thành trên cơ sở một hoặc những tác phẩm đã tồn tại (tác phẩm gốc) trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học, được thể hiện bằng bất kỳ phương thức hay hình thức nào khác biệt với phương thức hay

hình thức thể hiện của tác phẩm gốc, thông qua một dạng vật chất nhất định.

Đối với tác phẩm phim hoạt hình cũng vậy, những đồng tác giả của tác phẩm phim hoạt hình là tác phẩm phái sinh cũng phải đầu tư thời gian suy nghĩ, tìm tòi để đưa một tác phẩm gốc trở thành phim hoạt hình. Đối với loại hình tác phẩm đặc thù như phim hoạt hình thì việc làm phái sinh một tác phẩm thành tác phim hoạt hình chỉ được thực hiện bằng những hình thức như phóng tác, cải biên và chuyển thể. Cải biên là việc sáng tạo ra tác phẩm mới, từ tác phẩm đã có bằng việc tạo thêm những yếu tố ngôn từ sáng tạo mới. Phóng tác có nghĩa là việc thay đổi hình thức thể hiện của tác phẩm, chẳng hạn như chuyển đổi tác phẩm nhiếp ảnh thành tác phẩm hội họa, hoặc tác phẩm điêu khắc. Chuyển thể là việc thay đổi hình thức thể hiện của tác phẩm đã có nhưng vẫn giữ nội dung tác phẩm được sử dụng để thực hiện việc chuyển thể.

21

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 21 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: Bộ phim hoạt hình “ Đôrêmon” của điện ảnh Nhật Bản đã được chuyển thể từ bộ truyện tranh cùng tên của họa sỹ Fujiko F. Fujio. Khi được chuyển thể thành phim hoạt hình, “Đorêmon” vẫn giữ được sức hấp dẫn như phiên bản truyện tranh gốc, thậm chí còn góp phần phổ biến “Đôrêmon” rộng rãi hơn trong xã hội. Nếu như phiên bản truyện tranh được đánh giá là yếu tố thúc đẩy việc đọc, tìm hiểu văn hóa từ sách truyện của trẻ em cũng như thanh thiếu niên thì phiên bản phim giúp khan giả cảm nhân được tính nhân văn và sự hấp dẫn của “Đôrêmon” bằng cả hình ảnh, âm thanh và chuyển đồng của nhân vật. Kể từ năm 2006 tới nay, các tập phim dài tiếp tục được

công chiếu đều đặn, đây cũng là dự định được ấp ủ từ lâu của tác giả Fujimoto.22

Hình 3: Truyện tranh Hình 4: 30 phim dài về Đôrêmon23 Đôrêmon24

2.1.2.2 Tác giả của phim hoạt hình phái sinh

Như đã nói ở trên, tác phẩm điện ảnh phái sinh là một tác phẩm mới được tạo ra từ việc, cải biên, phóng tác hay chuyển thể. Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh này thuộc về người cải biên, người phóng tác hay người chuyển thể. Vậy phim hoạt hình phái sinh có thể được hiểu là việc phim hoạt hình được phóng tác, cải biên, chuyển thể từ một tác phẩm khác như từ một bộ truyện tranh, một quyền tiểu thuyết, một truyện ngắn...Có nghĩa là phải dựa vào một tác phẩm khác đã có của tác giả khác. Lúc này người sáng tạo ra phim hoạt hình phái sinh từ tác phẩm khác là tác giả của tác

22

Yume, Tổng hợp hàng loạt phim hoạt hình đình đám nhất lịch sử về Đôrêmon ,

http://yume.vn/doraemongame/article/tong-hop-hang-loat-phim-hoat-hinh-dinh-dam-nhat-lich-su-ve-doremon- dang-yeu-ne.35D76821.html, [ ngày truy cập 20/09/2013]

23

Hình 4, Yume, Tổng hợp hàng loạt phim hoạt hình đình đám nhất lịch sử về Đôrêmon ,

http://yume.vn/doraemongame/article/tong-hop-hang-loat-phim-hoat-hinh-dinh-dam-nhat-lich-su-ve-doremon- dang-yeu-ne.35D76821.html, [ ngày truy cập 20/09/2013]

24 Hình 3, Kênh HD, Tuyển tập phim hoạt hình Đôrêmon, http://kenhhd.vn/movie-1161/Tuyen-Tap-Phim-Hoat- Hinh-Doremon-52-Tap.html, [ ngày truy cập 20/09/2013]

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 22 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm

phẩm đó, họ cũng được bảo hộ các quyền nhân thân và quyền tài sản theo quy định của pháp luật về quyền tác giả nhưng phải thể hiện sự tôn trọng đối với tác giả tác phẩm gốc. Các quyền mà tác giả phim hoạt hình phái sinh được hưởng không làm ảnh hưởng đến quyền tác giả của tác phẩm gốc. Sự sáng tạo này tuy mang tính chất phái sinh nhưng lại góp phần to lớn vào việc làm đa dạng, phong phú thêm những tác phẩm phim hoạt hình, có thể thõa mãn được nhu cầu về đời sống tinh thần ngày càng cao của con người. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều hoạt động như: Lồng tiếng, phụ đề, hoạt động rip phim, làm nhái phim… những hoạt động này có thể tạo ra những có ngôn ngữ khác, có chất lượng âm thanh, hình ảnh khác hơn hay nói chính xác là kém hơn bản gốc hoặc là cũng có thể tạo ra một bộ phim hoạt hình cùng nội dung với tác phẩm gốc tuy nhiên lời thoại và cách diễn hài hước hơn. Những hoạt động này tuy làm phái sinh tác phẩm phim hoạt hình nhưng cũng có những hoạt động làm phương hại đến tác phẩm phim hoạt hình, chúng ta nên đưa những hoạt động kể trên vào những hành vi xâm phạm tác phẩm điện ảnh để nhận sự chế tài của luật nhằm bảo vệ tốt hơn loại hình nghệ thuật này.

2.1.3 Quyền của chủ thể là tác giả phim hoạt hình

Tác giả phim hoạt hình bao gồm tác giả và chủ sở hữu tác phẩm, những người này sẽ có đầy đủ các quyền nhân thân và quyền tài sản theo quy định pháp luật.

2.1.3.1 Quyền của tác giả và đồng tác giả của phim hoạt hình

Theo Khoản 1, Điều 21 Luật Sở Hữu Trí tuệ 2005:

“ Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1,2 và 4 Điều 19 của Luật này và các quyền khác theo thoả thuận”

Vậy những người là đồng tác giả của tác phẩm điện ảnh được hưởng các quyền thuộc về nhân thân như: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Quyền đặt tên cho tác phẩm

Quyền đặt tên tác phẩm là quyền quan trọng của tác giả để “khai sinh” cho tác phẩm của mình. Đối với bất kỳ một tác phẩm nghệ thuật nào, tên tác phẩm luôn là một phần không thể thiếu để tạo nên thành công cho tác phẩm đó. Bởi việc chọn ra một cái

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 23 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm

tên có ý nghĩa, gói gọn một cách cô đọng và chuẩn xác nội dung, tinh thần cơ bản của tác phẩm mà không kém phần nghệ thuật cũng phần nào thể hiện tài năng của tác giả, cũng có thể quảng bá, giới thiệu tác phẩm nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng. Đối với phim hoạt hình cũng vậy, việc có được một cái tên hay cũng làm tăng thêm sự thú vị, sinh động, tạo nên cái thiện cảm ban đầu cho người xem ngay cả khi chưa xem phim. Từ đó tạo nên thành công bước đầu cho bộ phim bởi sự thu hút và gây chú ý của tên bộ phim mang lại. Chính vì tầm quan trọng đó mà việc đặt tên cho bộ phim hoạt hình luôn được các nhà làm phim cân nhắc rất kỹ lưỡng, việc đặt tên thuộc vào quyền của những đồng tác giả, họ đều có quyền đặt tên cho tác phẩm của mình. Tuy nhiên, trên thực tế để sản xuất ra một bộ phim hoạt hình luôn phải trải qua nhiều phân đoạn, mỗi tác giả thực hiện từng phân đoạn lại có những ý tưởng đặt tên khác nhau. Để tránh tình trạng mâu thuẫn cũng như bao quát được bộ phim để có được cái tên phù hợp, những nhà sản xuất phim – là chủ sở hữu phim dưới sự đồng ý của những đồng tác giả còn lại thường tự mình đặt tên cho tác phẩm hay giao việc đặt tên cho nhà biên kịch đã sáng tác kịch bản phim hay người làm công việc đạo diễn, giám chế của bộ phim. Tuy nhiên, quyền đặt tên cho phim không áp dụng cho phim hoạt hình dịch từ ngôn ngữ này

sang ngôn ngữ khác.25

Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, đƣợc nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm đƣợc công bố, sử dụng

Để tạo nên một bộ phim hoạt hình hoàn chỉnh, các tác giả phải bỏ ra rất nhiều tâm huyết, công sức, họ coi tác phẩm của mình tạo ra là một đứa con tinh thần nên ngoài việc đặt tên cho nó họ còn có quyền được đứng tên thật hoặc bút danh của mình, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố và sử dụng. Đó là một quyền lợi do pháp luật quy định, đồng thời cũng thể hiện được sự hãnh diện của các tác giả sau quá trình làm việc mệt mỏi của mình. Điều đó thể hiện mối liên hệ cá nhân giữa bản thân tác giả với tác phẩm, để tác giả có thể nhận được sự tôn trọng từ những người sử dụng tác phẩm của tác giả. Điều này được công chúng và xã hội công nhận và thực hiện như một tất yếu.

Đối với một bộ phim hoạt hình quyền đứng tên trên tác phẩm được thể hiện ở phần “Credit” của phim, nói một cách dễ hiểu thì credit phim là danh sách những người đã tham gia thực hiện phim. Thông thường credit phim có hai loại là opening credits và ending credits, opening creadits là đoạn credit xuất hiện ở đầu phim, do đặc thù của tác

25 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 24 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm

phim hoạt hình là có nhiều đồng tác giả nên phần opening creadits thường chỉ liệt kê ra những cái tên đóng góp công sức quan trọng trong bộ phim như đạo diễn, họa sĩ, nhà sản xuất… ending credits xuất hiện khi bộ phim kết thúc, nó là một danh sách dài liệt

Một phần của tài liệu đề tài: quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn (Trang 26)