d. Tổ chức hợp lý hoạt động của cá nhân và của tập thể học sinh.
1.4.3. Các cấp độ của tính tích cực học tập
Có thể phân biệt ở ba cáp độ khác nhau từ thấp lên cao :
a. Bắt chớc : HS tích cực bắt chớc hoạt động của GV của bạn bè. Trong
hành động bắt chớc cũng phải có sự gắng sức của thần kinh và cơ bắp.
b. Tìm tòi : HS tìm cách độc lập giải quyết bài tập nêu ra, mò mẫm những
cách giải khác nhau để tìm ra lời giải hợp lý nhất.
c. sáng tạo: HS nghĩ ra cách giải mới độc đáo hoặc cấu tạo những bài tập
mới, hoặc cố gắng lắp đặt những thí nghiệm mới để chứng minh bài học. Dĩ nhiên mức độ sáng tạo của HS là có hạn nhng đó chính là mầm mống để phát triển trí sáng tạo về sau
Kết luận chơng I
Dựa vào cơ sở lý luận đợc trình bày trên đây, để giải quyết nhiệm vụ của luận văn, chúng tôi đặc biệt chú ý tới vai trò của những vấn đề sau:
*Thiết lập sơ đồ biểu đạt logic của tiến trình nhận thức khoa học đối với tri thức cần dạy đáp ứng đợc đòi hỏi phơng pháp luận của tiến trình khoa học xây dựng tri thức, đồng thời lại phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
* Sử dụng các điều kiện cần để tổ chức tình huống vấn đề sao cho nhờ đó làm nảy sinh vấn đề ở học sinh và tạo cơ hội để học sinh có khả năng tham gia vào quá trình tìm tòi giải quyết vấn đề, tạo động cơ thúc đẩy hoạt động nhận thức
tích cực của học sinh.
*Trong quá trình giải quyết vấn đề sử dụng kiểu định hớng khái quát chơng trình hoá nhằm tạo cơ hội cho học sinh phát huy hành động tìm tòi sáng tạo của mình đồng thời vẫn đảm bảo cho học sinh đạt tới tri thức cần dạy.
Những vấn đề trên chúng tôi vận dụng vào để xây dựng tiến trình dạy học bài "Điều kiện cân bằng của chất điểm", "Cân bằng của một vật khi không có chuyển động quay. Quy tắc hợp lực đồng quy "và bài "Quy tắc hợp lực song song "ở chơng 2 của luận văn này.
Chơng II