d. Tổ chức hợp lý hoạt động của cá nhân và của tập thể học sinh.
1.3.2. Vị trí của thí nghiệm trong tiến trình dạy học giải quyết vấn đề
Các loại thí nghiệm vật lý mà chúng tôi trình bày ở trên nằm ở ba pha của tiến trình dạy học giải quyết vấn đề
- ở pha thứ nhất : Thí nghiệm chủ yếu đợc dùng để tạo tình huống có vấn
đề, tạo đợc nhu cầu hứng thú học tập của HS, lôi cuốn HS vào hoạt động nhận thức. Do đó thờng ngắn gọn, có hiệu lực ngay mà không quá phức tạp. Nên ở pha này GV thờng dùng thí nghiệm mở đầu
- ở pha thứ hai : Thí nghiệm đợc dùng bao gồm cả hai loại thí nghiệm
(thí nghiệm biểu diễn và thí nghiệm thực tập ). Nếu cần xây dựng hay chứng minh kiến thức mới thì dùng thí nghiệm biểu diễn nghiên cứu hiện tợng có thể là nghiên cứu khảo sát, có thể là nghiên cứu kiểm chứng còn nếu cần khái quát hoá lý thuyết, kiểm tra tính đúng đắn của các hệ quả lý thuyết thì dùng thí nghiệm trực diện của HS.
- ở pha thứ ba : Thí nghiệm đợc dùng để củng cố nhằm giúp HS vận dụng
kiến thức đã học để giải thích, dự đoán hiện tợng, qua đó nắm vững kiến thức đã học hoặc có thể dùng thí nghiệm quan sát ở nhà.
Qua phân tích trên ta thấy thí nghiệm vật lý giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, nó là cơ sở để xây dựng, chứng minh kiến thức vật lý. Bởi vậy nó là yếu tố không thể thiếu đợc trong dạy học vật lý. Thí nghiệm kết hợp với sự phân tích lý thuyết làm cho học sinh hiểu sâu sắc mối quan hệ giữa các khái niệm, định luật khái quát với thực tiễn, làm kiến thức học sinh thu đợc vững chắc hơn. Đồng thời cũng phát triển t duy vật lý ở học sinh.
Việc tổ chức các thí nghiệm vật lý trong quá trình dạy học không chỉ đơn thuần là rèn cho học sinh năng lực thao tác thí nghiệm mà phải bồi dỡng cho học sinh năng lực thực nghiệm bao gồm cả 2 mặt: Hoạt động t duy (đầu óc) và hoạt động thể chất (các giác quan). Tổ chức các thí nghiệm trong dạy học trải qua các bớc sau:
Bớc 1. Đề xuất phơng án thí nghiệm. Bớc 2: Thiết kế, thí nghiệm cụ thể. Bớc 3: Lắp ráp và tiến hành thí nghiệm. Bớc 4: Xử lý kết quả rút ra nhận xét.
Tuỳ từng thí nghiệm, ở những bài học cụ thể, tuỳ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, trình độ học sinh, thời gian tiết học mà giáo viên có thể tổ chức hớng dẫn học sinh tiến hành một số bớc hoặc toàn bộ các bớc hoặc học sinh tự lực hoàn toàn để phát huy tính tích cực, tự chủ, sáng tạo của học sinh, hoàn thành kế hoạch bài giảng. [12]