Mặc dù chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên diễn ra còn chậm và

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện ứng hoà (hà nội) trong giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 46)

thôn đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên diễn ra còn chậm và chưa đồng bộ

Thực tế cho thấy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội ngành diễn ra còn chậm và chưa gắn kết có hiệu quả với thị trường và các ngành kinh tế khác. Trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng lớn khoảng hơn 45%( năm 2012) trong đó chủ yếu vẫn là cây lương thực chiếm ưu thế, cây ăn quả chiếm tỉ trọng nhỏ. Sản xuất nông nghiệp ở một số xã còn nhỏ lẻ manh mún, tiến độ sản xuất còn chậm chưa đem lại hiệu quả.

40

Một số hộ nông dân còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình mở rộng sản xuất, việc phát triển các mô hình VAC, gắn kết giữa “lúa, cá, vịt” chỉ tập chung chủ yếu ở một số xã.

Số hộ làm kinh tế trang trại còn rất ít chỉ chiếm gần 20% tổng số hộ nông dân toàn huyện, do thiếu vốn, thiếu tay nghề kinh nghiệm trong sản xuất quy mô lớn theo hướng thị trường còn hạn chế.

Kinh tế mang tính tự phát, quy mô hộ gia đình, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu có mục đích thỏa mãn nhu cầu tại gia đình hay cung cấp cho các chợ địa phương, sản phẩm chưa mang tính hàng hóa, chưa lấy việc tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến làm mục tiêu, động lực để đầu tư phát triển. Vì vậy, giá thành sản phẩm không cao.

Ảnh hưởng của dịch bệnh lớn như lở mồm long móng, dịch tai xanh ở lợn và dịch cúm gà, H5N1 đã gây thiệt hại lớn cho người nông dân, do vậy người dân không yên tâm, không đủ vốn để mở rộng sản xuất. Mặt khác, các mặt hàng thủy sản chất lượng còn thấp, chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, nên thiếu sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như khu vực. Bên cạnh đó, các dịch vụ nông nghiệp còn phát triển chậm, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa có sản phẩm chủ lực, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ phải qua nhiều khâu trung gian. Đồng thời huyện Ứng Hòa cũng chưa có ngành nghề mũi nhọn, tinh xảo để vươn lên cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Trong khi đó, vấn đề vốn đầu tư cho các làng nghề cũng như tìm thị trường ổn định cho sản phẩm lại gặp nhiều khó khăn. Vì vậy công tác quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công trên địa bàn của huyện diễn ra chậm.

Như vậy, cơ cấu nông nghiệp ở huyện tuy đã có sự chuyển dịch, nhưng chưa đạt hiệu quả cao, sản xuất vẫn mang đậm nét truyền thống. Do đó, cần

41

phải xây dựng các chính sách, phương hướng phát triển, có kế hoạch cụ thể nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đa dạng có giá trị sản xuất cao đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá thành thành sản phẩm, đem lại thu nhập cho người nông dân.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện ứng hoà (hà nội) trong giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 46)