NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HUYỆN ỨNG HÒA (HÀ NỘI)
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN
3.1. Chủ trƣơng, văn bản đƣờng lối chỉ đạo chung của Đảng và cụ thể ở huyện Ứng Hòa về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Ứng Hòa về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
3.1.1. Chủ trương văn bản đường lối chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
* Trước đổi mới
Nước ta có nền kinh tế xuất phát điểm thấp, nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển vì vậy kinh tế nông nghiệp luôn được coi trọng. Đảng và Nhà nước luôn đưa ra các quan điểm, chủ trương, chính sách phát triển đối với kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cụ thể thông qua các Văn kiện Đại hội toàn quốc và Hội nghị Trung ương.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960) của Đảng khẳng định sự phát triển nông nghiệp, vì muốn phát triển công nghiệp, muốn tiến hành công nghiệp hóa XHCN phải có những điều kiện tiên quyết như: lương thực, thực phẩm, lao động,... mà những điều kiện đó phụ thuộc vào sự phát triển của nông nghiệp.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (1976) đã xác định: “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công- nông nghiệp” [20, tr.697].
Tháng 7/1977, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai (khóa IV) đã ra nghị quyết cụ thể hóa đường lối phát triển nông nghiệp của
46
đại hội IV, chỉ rõ: “Trong những năm tới, trước mắt phải nắm vững nhiệm vụ hàng đầu là phát triển vượt bậc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp” [20, tr.748].
Ngày 13/1/1981, Ban bí thư ra chỉ thị 100-CT/TW: Về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp. Khoán 100 đã phá vỡ cơ chế tập trung quan liêu trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra động lực kích thích phát triển sản xuất. Như vậy, đến Đại hội IV vai trò của nông nghiệp được xác định rõ hơn, là cơ sở để phát triển công nghiệp.
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (1982), Đảng đã khẳng định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Thực tế ở nước ta đã chỉ rõ khi mà nông nghiệp còn ở trong tình trạng lạc hậu, tự cấp tự túc, năng suất thấp thì sự nghiệp công nghiệp hóa XHCN chưa thể phát triển mạnh mẽ được. Đại hội nhấn mạnh:
“Cần tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp bước lên sản xuất lớn XHCN (...) kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông hợp lí” [ 20, tr.825].
Như vậy, trước đổi mới Đảng ta cũng đã bước đầu thấy được vai trò to lớn của nông nghiệp, nông thôn trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Đảng cũng đã có những điều chỉnh đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn thông qua các Đại hội Đảng và Hội nghị Trung ương.
* Sau đổi mới
Trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, do việc thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp kéo dài, đã làm cho nền kinh tế của nước ta trì trệ, dẫn tới khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Trước thực trạng đó, để đưa đất nước
47
thoát khỏi khủng hoảng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) đã quyết định tiến hành công cuộc đổi mới đất nước một cách toàn diện. Đại hội chỉ rõ: “Trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên, trước mắt là trong kế hoạch 5 năm 1986-1990, phải thực sự tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu” [ 9, tr.20].
Trên cơ sở ngày càng nhận thức đúng đắn hơn vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông thôn và nông dân đối với sự nghiệp cách mạng, Đại hội VII của Đảng(1991) đã tiếp tục bổ sung, khẳng định và làm rõ tầm quan trọng của vấn đề này. Đại hội chỉ rõ: “Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội” [10, tr.63]. Tại Hội nghị trung ương lần thứ năm (khóa VII) tháng 6/1993, Đảng đã ra nghị quyết về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế- xã hội nông thôn. Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng nông nghiệp, nông thôn nước ta với những thành tựu và hạn chế, trong đó có những bất hợp lí về cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trong Nghị quyết đã xác định mục tiêu, quan điểm tiếp tục đổi mới để phát triển nông nghiệp, nông thôn, đồng thời đề ra những phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn giàu mạnh, văn minh theo định hướng XHCN.
Trên cơ sở đánh giá kết quả 10 năm đổi mới với những tiền đề đã tạo ra, Đại hội VIII của Đảng tiếp tục phát triển nội dung CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm từng bước nâng cao đời sống nông dân. Trong phương hướng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã chỉ rõ: “Phát triển toàn diện nông-lâm-ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông-lâm- thủy sản; Đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [12, tr.170].
48
Tháng 12/1997, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ tư(khóa VIII) chỉ rõ: Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH, HĐH và hợp tác hóa, dân chủ hóa.
Đến Đại hội Đảng IX (2001) trong định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, Đảng ta đã chỉ rõ:
Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn, phù hợp với nhu cầu của thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm, thu hút nhiều lao động ở nông thôn [ 13, tr.168].
Tại nghị quyết Trung ương 9, khóa IX (2004) đã xác định “Chủ trương chú trọng xây dựng các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn gắn với bảo vệ môi trường.” [ 14, tr.198].
Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, Đại hội X(2006) của Đảng tiếp tục khẳng định:
Hiện nay và trong những năm tới vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển [15, tr.190].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 1/2011) đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng, quyết định đối với sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước trong giai đoạn cách mạng mới, Đảng ta tiếp tục đưa ra những quan điểm chỉ đạo đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Thứ nhất, phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững trên cơ sở phát huy những lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới gắn với giải quyết tốt các vấn đề nông dân, nông thôn.
Thứ hai, xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân, chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.
49
Thứ ba, xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, giàu đẹp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân.
Như vậy, nghị quyết đại hội XI của Đảng đã đề cập đến cả ba nội dung của vấn đề “tam nông” đó là nông nghiệp-nông dân-nông thôn. Quán triệt sâu sắc và vận dụng hiệu quả những quan điểm chỉ đạo trên của Đảng, là cơ sở vững chắc để nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta có những bước phát triển mới trong những năm tới.